Diễn biến lạ trong quan hệ Việt Nam – Campuchia

© AFP 2023 / Lillian SuwanrumphaThủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Techo Hun Sen
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Techo Hun Sen - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.01.2022
Đăng ký
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc vừa đi Campuchia cách đây không lâu, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã chuẩn bị lên đường chuẩn bị thăm Phnom Penh.
Giới quan sát đang dồn sự chú ý đến quan hệ Việt Nam – Campuchia, khi thời gian gần đây, tần suất các chuyến thăm cấp cao được đẩy lên quá thường xuyên. Mục đích chuyến thăm Campuchia của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn là gì?

Động thái gây chú ý trong quan hệ Việt Nam – Campuchia

Chiều 17/1, thông cáo báo chí từ Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn sẽ thăm chính thức Vương quốc Campuchia.
Mục đích chuyến thăm của ông Bùi Thanh Sơn không được Bộ Ngoại giao Việt Nam tiết lộ cụ thể trong thông cáo.
“Nhận lời mời của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn sẽ thăm chính thức Vương quốc Campuchia từ ngày 19-20/1”, Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu ngắn gọn.
Đây là động thái hết sức đáng chú ý trong quan hệ Hà Nội – Phnom Penh. Có nhiều dấu hỏi về mục đích chuyến thăm Campuchia của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam lần này.
Như Sputnik đã thông tin, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc mới đến Campuchia hôm 21 – 22/12/2021, tức cách đây mới chỉ gần 1 tháng. Chuyến công du của ông Nguyễn Xuân Phúc gặt hái rất nhiều thành công, tiếp tục củng cố niềm tin chính trị, nền tảng tin cậy mạnh mẽ giữa Việt Nam và Campuchia.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Techo Hun Sen - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.01.2022
Hun Sen nhắc lại sự thật lịch sử, nêu lý do vì sao Campuchia mãi biết ơn Việt Nam
Chuyến thăm của người đứng đầu Nhà nước Nguyễn Xuân Phúc cũng là sự kiện mở màn cho Năm Hữu nghị Việt Nam - Campuchia, Campuchia- Việt Nam. Trong khuôn khổ chuyến công du của ông Phúc, lãnh đạo hai nước đã thảo luận và thống nhất về các định hướng lớn trong Năm Hữu nghị cũng như kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ Ngoại giao song phương.
Tuy nhiên, việc chỉ trong vòng 1 tháng có đến hai chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo Việt Nam đến Campuchia khó tránh khỏi sự tò mò từ giới quan sát quốc tế.
Tần suất viếng thăm thường xuyên, trao đổi đoàn cấp cao dày đặc khiến nhiều người tỏ ra đặc biệt quan tâm đến mục đích chuyến đi Phnom Penh lần này của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn.
Cần nhắc lại, năm nay, Campuchia đảm nhận cương vị Chủ tịch luân phiên ASEAN, Thủ tướng Hun Sen cũng mới đi Myanmar về.
Tình hình ở Biển Đông, cân bằng lợi ích của các nước thành viên Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam) với Trung Quốc trong các vấn đề ranh giới biển, cũng như tìm được tiếng nói chung cho cả 10 nước ASEAN về vấn đề Myanmar dự kiến sẽ là các chủ đề thảo luận nóng giữa lãnh đạo Campuchia với đại diện chính quyền Hà Nội.

Tìm tiếng nói chung cho vấn đề Biển Đông và Myanmar

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng trong phần trả lời báo chí đánh giá về chuyến thăm Campuchia của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định, chuyến công du của người đứng đầu Nhà nước “thành công” và “đạt rất nhiều kết quả tích cực”, tiếp tục tăng cường tin cậy chính trị giữa hai bên.
“Chuyến thăm cấp Nhà nước của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tới Vương quốc Campuchia đã thành công hết sức tốt đẹp, góp phần quan trọng tiếp tục củng cố và phát triển mối quan hệ "láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài" giữa hai nước”, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng nêu rõ.
Việt Nam và Campuchia cũng đã ra tuyên bố chung khẳng định nhất trí tăng cường hợp tác về quốc phòng, an ninh trên nguyên tắc không cho phép bất cứ lực lượng thù địch nào sử dụng lãnh thổ của nước mình làm phương hại đến an ninh của nước kia.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.12.2021
Bộ Quốc phòng Việt Nam được Quốc vương Campuchia trao Huân chương Mohasena
“Triển khai hiệu quả các thỏa thuận hợp tác quốc phòng, an ninh hiện có; tăng cường phối hợp duy trì ổn định chính trị, an ninh, trật tự và an toàn xã hội ở mỗi nước; nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ biên giới”, tuyên bố nêu rõ.
Việt Nam và Campuchia cũng nhấn mạnh lập trường chung của ASEAN về tầm quan trọng của việc duy trì hoà bình, an ninh, ổn định, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, thúc đẩy đối thoại và xây dựng lòng tin, thực hiện kiềm chế, tuân thủ luật pháp quốc tế, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, không đe doạ hoặc sử dụng vũ lực, bảo đảm thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), nỗ lực hướng tới hoàn thành Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC) hiệu quả và thực chất, phù hợp luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.
Hai bên cũng ủng hộ ASEAN và Trung Quốc tổ chức các hoạt động thiết thực kỷ niệm 20 năm ký kết DOC. Do đó, chuyến thăm Campuchia lần này của Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn dự kiến chủ đề Biển Đông chắc chắn sẽ có trong chương trình nghị sự, bất chấp Phnom Penh hiện đang chịu sự ảnh hưởng chính trị, kinh tế, y tế…rất lớn từ Bắc Kinh.
Tuy nhiên, lập trường của Hà Nội là vô cùng rõ ràng. Việt Nam coi trọng và luôn dành những ưu tiên đặc biệt cho Campuchia.
“Việt Nam sẽ ủng hộ Campuchia ở mức cao nhất trong quá trình đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2022 với chủ đề “ASEAN: cùng nhau giải quyết các thách thức”, cùng đóng góp thúc đẩy thống nhất, đoàn kết, củng cố vai trò trung tâm và năng lực tự cường của ASEAN trong ứng phó với các thách thức đang nổi lên, vì hòa bình, ổn định, phát triển bền vững và thịnh vượng ở khu vực”, tuyên bố chung song phương nêu rõ.
Đối với vấn đề Myanmar, như Sputnik đề cập, ông Hun Sen đầu tháng 1/2022 đã có chuyến thăm Myanmar, gặp Thống tướng Min Aung Hlaing, lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar.
Hôm 13/1, trao đổi với đặc phái viên của LHQ về tình hình Myanmar TS. Noeleen Heyzer, ông Hun Sen khẳng định chuyến thăm Myanmar của mình không đi chệch hướng Hiến chương ASEAN và đã nỗ lực tìm giải pháp chấm dứt bạo lực ở Yangon.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Techo Hun Sen - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.12.2021
Việt Nam – Campuchia: “Yêu nhau thì rào dậu cho chặt”
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cũng có cuộc họp trực tuyến với bà Heyzer và lưu ý, các bên không nên “nóng vội” về tình hình Myanmar, cần có cách tiếp cận toàn diện, tiệm tiến, đặt người dân ở trung tâm.
Bộ trưởng Sơn cũng khẳng định, Việt Nam và ASEAN luôn xem Myanmar là một thành viên trong gia đình ASEAN, do đó luôn theo dõi sát tình hình và hỗ trợ Myanmar trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nước này.
Do đó, chuyến thăm đến Campuchia lần này dự kiến đại diện chính quyền Hà Nội và lãnh đạo Campuchia sẽ tiếp tục bàn thảo giải pháp, thúc đẩy tìm kiếm tiếng nói chung đồng thuận về vấn đề Myanmar trong nội khối ASEAN.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đi Campuchia làm gì?

Ngày 17/1, trả lời phỏng vấn truyền thông Việt Nam, Đại sứ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nguyễn Huy Tăng thông tin về ý nghĩa, mục đích, tầm quan trọng chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đến Phnom Penh.
“Chuyến thăm Campuchia của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn diễn ra chưa đầy một tháng sau chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của mối quan hệ giữa hai nước”, Đại tá Nguyễn Huy Tăng nhấn mạnh.
Theo Đại sứ Việt Nam tại Campuchia thông tin với TTXVN, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn sẽ cùng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn cụ thể hóa các thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước để cùng nhau tổ chức các hoạt động cụ thể, thiết thực của Năm Hữu nhị Việt Nam – Campuchia, Campuchia-Việt Nam, chào mừng kỷ niệm 55 năm ngày hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao (24/6/1967-24/6/2022).
Ông Tăng cũng xác nhận, lãnh đạo hai bên cũng sẽ “trao đổi, thảo luận về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm”.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang và Phó thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.12.2021
Việt Nam – Campuchia nhất trí tăng cường hợp tác quốc phòng, quân sự
Bên cạnh đó, Đại sứ Nguyễn Huy Tăng cũng phân tích một số khía cạnh quan trọng trong quan hệ Hà Nội – Phnom Penh nhằm phát huy hơn nữa mối quan hệ truyền thống tốt đẹp và hướng tới kỷ niệm 55 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Campuchia.
Theo ông Tăng, hai nước sẽ tập trung vào một số việc. Theo đó, đầu tiên là duy trì và phát huy quan hệ tốt đẹp về chính trị để định hướng tổng thể quan hệ giữa hai nước.
“Hai bên cần quan tâm gìn giữ và không ngừng nâng cao nhận thức về tầm quan trọng chiến lược, ý nghĩa sống còn của quan hệ Việt Nam-Campuchia đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở mỗi nước trong tình hình mới”, Đại sứ Nguyễn Huy Tăng nói.
Cũng theo nhà ngoại giao, Việt Nam và Campuchia cần củng cố, tăng cường tin cậy chính trị, xây dựng nền tảng xã hội vững chắc, thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.
Vấn đề tiếp theo, theo Đại sứ, hai bên cần tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác tốt đẹp trong các lĩnh vực an ninh, quốc phòng và đối ngoại.
“Đây là một trong những trụ cột quan trọng của quan hệ hai nước, bảo đảm giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho sự phát triển của từng nước”, Đại sứ bày tỏ.
Ông Nguyễn Huy Tăng lưu ý, hai bên cần phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương quốc tế và khu vực, góp phần tạo thuận lợi để Campuchia hoàn thành xuất sắc vai trò Chủ tịch ASEAN 2022.
Nội dung trọng tâm tiếp theo, theo nhà ngoại giao Nguyễn Huy Tăng, Việt Nam và Campuchia sẽ đẩy mạnh và không ngừng nâng cao hiệu quả hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, tạo ra những động lực mới cho sự phát triển của mỗi nước và trở thành nguồn lực và nhân tố bảo đảm sự phát triển bền vững của quan hệ hai nước.
Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni chủ trì Lễ đón Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Cung điện Hoàng gia - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.12.2021
Việt Nam và Campuchia gọi nhau là anh em không phải chỉ vì ‘món quà’ 25 triệu USD
Như Sputnik đã thông tin, Việt Nam là một trong những đối tác hàng đầu của Campuchia.
Giai đoạn 2016-2020, thương mại song phương giữa Việt Nam và Campuchia đạt mức tăng trưởng trung bình 17%/năm, từ 2,92 tỷ USD năm 2015 lên 5,32 tỷ USD năm 2020.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Campuchia gồm sắt thép các loại; sản phẩm hóa chất; sản phẩm nhựa; máy móc, thiết bị điện; thực phẩm chế biến, bánh kẹo và sản phẩm ngũ cốc. Các mặt hàng nhập khẩu: cao su, hạt điều, nông sản.
Việt Nam hiện có 188 dự án đầu tư còn hiệu lực tại Campuchia với tổng số vốn đăng ký khoảng 2,85 tỷ USD, đứng thứ hai trong tổng số 78 quốc gia và vùng lãnh thổ mà Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.
Các giải pháp chủ yếu phát triển thương mại song phương giữa Việt Nam và Campuchia thời gian qua gồm có phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại; phát triển cơ sở hạ tầng ở khu vực biên giới; hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng hệ thống phân phối, xây dựng thương hiệu của riêng mình tại Campuchia.
Nội dung quan trọng thứ tư, theo Đại sứ Tăng, là hai bên sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác về văn hóa, giáo dục-đào tạo, y tế và khoa học-kỹ thuật.
Trong năm 2022, hai nước cần phối hợp tổ chức thành công tuần văn hóa và tuần phim của nhau ở mỗi nước; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhân dân, nhất là thế hệ trẻ hai nước về truyền thống quan hệ hữu nghị, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa hai nước.
Đồng thời, hai bên sẽ tiếp tục coi trọng, thúc đẩy và tăng cường quan hệ giữa hai nước trên các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, giáo dục-đào tạo và y tế.
Hun Sen - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.12.2021
Thủ tướng Campuchia Hun Sen: “Tôi biết ơn Việt Nam và Lào”
Điều đặc biệt nữa theo ông Tăng, chính là, Việt Nam và Campuchia sẽ cùng phát huy tốt quan hệ hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa các bộ, ngành, các địa phương, nhất là các địa phương có chung biên giới.
Trong đó, hai bên đẩy mạnh quan hệ hữu nghị, giúp đỡ lẫn nhau giữa các tầng lớp nhân dân, các đoàn thể, tổ chức nhân dân hai nước, góp phần đưa quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả hơn nữa.
“Chắc chắn chuyến thăm sẽ góp phần làm sâu sắc và nâng cao hơn nữa hiệu quả quan hệ “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài” giữa hai nước Việt Nam-Campuchia”, Đại sứ Nguyễn Huy Tăng khẳng định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала