https://kevesko.vn/20220119/dam-phan-nga-va-phuong-tay-co-tiep-tuc-13368346.html
Đàm phán Nga và phương Tây có tiếp tục?
Đàm phán Nga và phương Tây có tiếp tục?
Sputnik Việt Nam
Quan hệ giữa Nga và phương Tây đang ở mức cực kỳ thấp, tình hình căng thẳng tới mức cuộc cuộc marathon tham vấn kéo dài ba ngày được ví như là đề nghị hòa giải... 19.01.2022, Sputnik Việt Nam
2022-01-19T13:39+0700
2022-01-19T13:39+0700
2022-01-19T13:39+0700
thế giới
chính trị
tác giả
nga
nato
osce
quan điểm-ý kiến
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/01/0e/13312644_0:269:3077:2000_1920x0_80_0_0_cd06042e83d17ccff88532f2a4327f72.jpg
Những bước đi xa hơn của phương Tây và sự vượt qua "lằn ranh đỏ" Nga đưa ra sẽ buộc Moskva phải nói chuyện bằng ngôn ngữ quân sự, vì an ninh quốc gia đang bị đe dọa.Sự kiện quốc tế chính trong tuần qua: Một loạt cuộc tham vấn đã diễn ra giữa Nga, Mỹ và NATO về vấn đề an ninh. Ngày 9-10/1/2022, Nga và Mỹ đã tổ chức tham vấn tại Genèva về các đề xuất của Moskva về đảm bảo an ninh, ngày 12/1 tại một cuộc họp của Hội đồng Nga-NATO, và vào ngày 13/1 tại diễn đàn Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE).Có thể đánh giá về kết quả những tham vấn trên như thế nào? Điều gì sẽ diễn ra tiếp theo?Thực sự là còn quá sớm để nói về kết quả của các cuộc đàm phán(chính xác hơn phải dùng từ tham vấn),nhưng rõ ràng là Hoa Kỳ đã trả lời “không” đối với hầu hết các điểm chính trong đề xuất của Nga, đó là không mở rộng NATO sang phía Đông, cơ sở hạ tầng chính của NATO trởvề biên giới năm 1997. Về hạn chế các cuộc diễn tập và tập trận – Hoa Kỳ trả lời "có thể", và chỉ khi thảo luận về tên lửa ở Đông Âu thì câu trả lời được đưa ra là "có, cần phải thảo luận”.Sputnik đã phỏng vấn chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng về vấn đề nêu trên.Đàm phán để tiếp tục đàm phánTheo bình luận của chuyên gia Nguyễn Hoàng, thế giới đang chứng kiến một cuộc “thi gan” giữa các cường quốc ở Châu Âu mà đứng đầu NATO là Mỹ với “Gấu Nga”. Chuyên gia Nguyễn Hoàng tiếp tục phân tích: Vấn đề là ở chỗ người Mỹ đang “cố đấm ăn xôi” trong “hồ sơ Ukraina” khi cố gán ghép vấn đề này vào các cuộc thảo luận của OSCE. Điều này hoàn toàn khác với mục tiêu bảo đảm an ninh trên toàn lãnh thổ Châu Âu theo Hiệp ước OSCE. Hiệp ước này đề cập chủ yếu đến việc bảo đảm kiểm soát vũ khí, bảo đảm quyền con người, bảo đảm quyền tự do báo chí và bầu cử tự do… chứ không hề liên quan đến các vấn đề quân sự-chính trị mà Mỹ đưa ra.Có thể dễ dàng thấy rằng, Mỹ đang cố gắng hướng lái mục tiêu của các tổ chức chính trị-quân sự-kinh tế-xã hội ở Châu Âu theo mục đích của Mỹ. Và ở hiện tại cũng như trong tương lai, mục đích sâu xa của Mỹ là biến Châu Âu (trừ Nga) thành một “sân sau thứ hai” của mình sau “sân sau thứ nhất” là Châu Mỹ Latinh theo đúng nghĩa đen của nó. Mặc dù giới cầm quyền Mỹ cố gắng che giấu điều này nhưng “Học thuyết Monroe mới” vẫn đang được Mỹ dốc sức thực hiện ở Châu Âu sau các thất bại ở Đông Nam Á và ở Trung Đông.Người Nga nhận thức rõ các mưu đồ này của người Mỹ. Với tiềm lực bên trong, các cố gắng “dẹp loạn bên trong” và tăng cường kết nối bên ngoài, người Nga đủ tự tin để làm thất bại “Học thuyết Monroe phiên bản Châu Âu”. Dĩ nhiên là trong cuộc “thi gan” này, vấn đề quyết định không phải là “nã đạn vào nhau” mà phải là “thuyết phục đối tác” bằng các tuyên bố chính trị đi đôi với hành động thực tế mà Dự án “Dòng chảy phương Bắc-2” là một ví dụ.Chính trị gia Marine Le Pen, lãnh đạo đảng chính trị “Mặt trận Quốc gia Pháp” (FN) từng nói: “Hãy thôi làm “con chó bông” của Mỹ”. Thế nên vấn đề còn lại là ở chỗ, Châu Âu, với các định chế của mình phải lựa chọn hai con đường. Một là độc lập, tự chủ, tự quyết vận mệnh và con đường đi của mình. Hay là phụ thuộc vào Mỹ và đặt số phận của Châu Âu, tương lai của Châu Âu và tay Mỹ. Điều này đã từng xảy ra với Cuba, với Châu Mỹ Latinh ở cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.Kết quả của Hội nghị tham vấn OSCE tại Vienna rất dễ dự báo được khi người Mỹ vẫn tự cho mình cái quyền thay mặt Châu Âu nói chuyện với Nga.Chiêu trò “bẻ lái” trong đàm phán của MỹThay vì thảo luận đề xuất an ninh của Nga, Washington đã xoay chiều đàm phán và hướng cuộc thảo luận về cuộc khủng hoảng Ukraina. Điều này không có tác dụng, phía Hoa Kỳ tiếp tục cái màn “trừng phạt”.Khi các phái đoàn vẫn đang họp ở châu Âu, thì tại Thượng viện Hoa Kỳ, đảng Dân chủ đã thông báo chuẩn bị các biện pháp trừng phạt mới chống lại Nga và lần đầu tiên chống lại chính Tổng thống Putin. Dự án này của đảng Cộng hòa Ted Cruz đã thất bại.Bình luận về sự việc này, chuyên gia Nguyễn Hoàng nói:Chuyện “bẻ lái” ở Hội nghị OSCE Vienna 2022 không phải là chiêu trò gì mới mẻ. Trong đàm phán Việt-Mỹ tại Paris 1968-1973, Cố vấn an ninh Nhà Trắng Henry Kissinger đã không dưới 10 lần dùng chiêu trò này. Khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đưa ra yêu cầu Mỹ phải rút quân khỏi miền Nam Việt Nam thì phía Mỹ lại đưa ra chiêu bài Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải trao trả tù bình Mỹ trước khi ký kết hiệp định. Khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đặt vấn đề Thiệu phải từ chức để tiến tới một cuộc bầu cử tự do ở miền Nam Việt Nam thì phía Mỹ lại đưa ra chiêu bài “Việt Cộng” phải ngừng “thâm nhập” miền Nam Việt Nam.Nói tóm lại là các chiêu trò “bẻ lái” trong đàm phán của Mỹ trong các cuộc hội đàm Nga – Mỹ hay Nga – NATO hiện nay cho thấy Mỹ không thực tâm đàm phán mà chỉ lợi dụng bàn đàm phán để gây sức ép với Nga và kiếm chác lợi ích cho mình. Mỹ thừa biết rằng NATO có thể lôi kéo chính giới chóp bu ở Ukraina hiện nay nhưng không thể chiếm được lòng dân Ukraina, nhất là hơn 50% dân số Ukraina sống ở khu vực tả ngạn sông Dnepr (khu vực miền Đông). Còn người Châu Âu thì thừa biết rằng, một khi Ukraina không còn sở hữu Crưm thì dù NATO có được ảnh hưởng đến Ukraina bao nhiêu đi nữa thì đó cũng chỉ là việc “đèo bòng”, chất thêm gánh nặng cho chính bản thân mình. Thế nhưng người Mỹ tuy thừa hiểu điều đó nhưng vẫn cố chất thêm gánh nặng cho NATO mà trực tiếp là các ước EU. Chính vì vậy mà Ukraina trở thành một thứ “bung xung” để Mỹ có cớ ra các lệnh trừng phạt Nga.Riêng về vấn đề Mỹ muốn trừng phạt đích thân tổng thống Nga Vladimir Putin thì đó điều vô ích. Phía Nga tuyên bố rằng, việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Tổng thống Nga Putin sẽ là một biện pháp thái quá và có thể xem như là cắt đứt quan hệ.Nga chờ những câu trả lời từ phương TâyNgoại trưởng Nga Sergey Lavrov nói rằng phương Tây hứa sẽ đưa ra câu trả lời bằng văn bản vào tuần này đối với các đề xuất của Nga về một hiệp ước với Hoa Kỳ và một thỏa thuận với NATO. Ông Lavrov cũng nhấn mạnh, Moskva cần câu trả lời cụ thể cho từng điều khoản trong các văn bản được đưa ra. Các hành động tiếp theo của phía Nga và triển vọng nối lại đàm phán sẽ phụ thuộc vào điều này.Vậy khả năng nối lại đàm phán có hiện thực không?Khó mà tin được phía Mỹ và NATO sẽ có những bản phúc trình nghiêm túc và thực chất về các hiệp ước có thể đem lại sự ổn định cho Châu Âu cũng như ngăn ngừa ngọn lửa chiến tranh chỉ chực chờ một sai lầm dù là nhỏ của mỗi bên để bùng cháy. Nhưng đó lại chính là điều mà người Mỹ mong muốn. Với mưu đồ của một thế lực không phải của Châu Âu nhưng lại muốn thay mặt người Châu Âu giải quyết vấn đề thay cho người Châu Âu, Mỹ vẫn muốn thể hiện vai trò “sen đầm” của mình tại Châu Âu và can thiệp mạnh mẽ để chi phối sâu sắc vào các quan hệ chiến lược NATO – Nga để phục vụ cho lợi ích của Mỹ.Dĩ nhiên là Mỹ vẫn muốn duy trì đàm phán để “câu giờ”, để “hoãn binh chi kế” và chí ít cũng là để “quản lý rủi ro”. Nhưng các diễn biến vừa qua cho chúng ta thấy rằng, một khi chưa bên nào có ưu thế vượt trội trên trên thực tế thì các cuộc đàm phán vẫn sẽ tiếp tục. Và nó sẽ còn tiếp tục cho đến khi một trong hai bên giành được ưu thế trên thực địa hoặc một trong hai bên đủ tiềm lực cũng như sức chịu đựng và lòng kiên trì để làm cho đối phương phải mệt mỏi và bỏ cuộc.Nga không có quyền không chiến thắng và không thể không giành chiến thắng trong cuộc chiến này. Nếu không, sự tồn tại của nhà nước sẽ bị đe dọa nghiêm trọng. Thất bại sẽ đồng nghĩa với sự yếu kém khôn lường của Nga. Đối với Nga, đây là điều sống còn.Sputnik: Ngày 17/1, Ngoại trưởng Đức Burbock tuyên bố sẵn sàng đối thoại nghiêm túc với Nga. Cùng ngày, Đại sứ Pháp tại Liên bang Nga Pierre Levy với tư cách là đại diện của nước này tại các cơ quan lãnh đạo của Liên minh châu Âu cho biết: Liên minh châu Âu và Nga nên tiếp tục đối thoại về các vấn đề an ninh và ổn định chiến lược. Pierre Levy còn nhấn mạnh: “An ninh của châu Âu nên được thảo luận với châu Âu. Có thể thấy, Liên minh châu Âu ngày càng nói nhiều hơn về sự cần thiết phải phát triển chính sách quốc phòng và an ninh của riêng mình. Còn Nga đã đặt ra rất rõ ràng các câu hỏi về đảm bảo an ninh và EU có thể tự mình hoặc cùng với Mỹ đưa ra những câu trả lời. Điều này đã được thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov thông báo cho các nhà báo vào hôm thứ Ba 18/1.
https://kevesko.vn/20220114/nato-cu-hang-khong-mau-ham-toi-bo-bien-nga-de-tap-tran-quy-mo-lon-13314201.html
https://kevesko.vn/20220113/dien-kremlin-ket-qua-dam-phan-giua-nga-va-hoa-ky-sau-hai-vong-khong-thanh-cong-13299028.html
https://kevesko.vn/20220112/tong-thu-ky-nato-goi-cac-cuoc-dam-phan-voi-nga-la-kho-khan-13288183.html
https://kevesko.vn/20220112/dam-phan-nga-my-tai-geneva-vi-sao-khong-dat-duoc-cai-thien-nao-13199126.html
https://kevesko.vn/20220111/ong-ryabkov-khong-mo-rong-nato-la-chu-de-then-chot-doi-voi-an-ninh-quoc-gia-cua-nga-13176594.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/01/0e/13312644_292:0:3023:2048_1920x0_80_0_0_86e8f2d92d0d685b667e27cea9f8d6f0.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
thế giới, chính trị, tác giả, nga, nato, osce, quan điểm-ý kiến
thế giới, chính trị, tác giả, nga, nato, osce, quan điểm-ý kiến
Đàm phán Nga và phương Tây có tiếp tục?
Quan hệ giữa Nga và phương Tây đang ở mức cực kỳ thấp, tình hình căng thẳng tới mức cuộc cuộc marathon tham vấn kéo dài ba ngày được ví như là đề nghị hòa giải cuối cùng trước cuộc đấu súng.
Những bước đi xa hơn của phương Tây và sự vượt qua "lằn ranh đỏ" Nga đưa ra sẽ buộc Moskva phải nói chuyện bằng ngôn ngữ quân sự, vì an ninh quốc gia đang bị đe dọa.
Sự kiện quốc tế chính trong tuần qua: Một loạt cuộc tham vấn đã diễn ra giữa Nga, Mỹ và NATO về vấn đề an ninh. Ngày 9-10/1/2022, Nga và Mỹ đã tổ chức tham vấn tại Genèva về các đề xuất của Moskva về đảm bảo an ninh, ngày 12/1 tại một cuộc họp của
Hội đồng Nga-NATO, và vào ngày 13/1 tại diễn đàn Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE).
Có thể đánh giá về kết quả những tham vấn trên như thế nào? Điều gì sẽ diễn ra tiếp theo?
Thực sự là còn quá sớm để nói về kết quả của các cuộc đàm phán(chính xác hơn phải dùng từ tham vấn),nhưng rõ ràng là Hoa Kỳ đã trả lời “không” đối với hầu hết các điểm chính trong đề xuất của Nga, đó là không
mở rộng NATO sang phía Đông, cơ sở hạ tầng chính của NATO trởvề biên giới năm 1997. Về hạn chế các cuộc diễn tập và tập trận – Hoa Kỳ trả lời "có thể", và chỉ khi thảo luận về tên lửa ở Đông Âu thì câu trả lời được đưa ra là "có, cần phải thảo luận”.
Sputnik đã phỏng vấn chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng về vấn đề nêu trên.
Đàm phán để tiếp tục đàm phán
Theo bình luận của chuyên gia Nguyễn Hoàng, thế giới đang chứng kiến một cuộc “thi gan” giữa các cường quốc ở Châu Âu mà đứng đầu NATO là Mỹ với “Gấu Nga”.
“Các “bên chơi” đều có các “chủ bài” của riêng mình. Nhưng “sức nặng” của các “chủ bài” đó mặc dù đã thể hiện ở một mức độ nhất định trên bàn đàm phán nhưng lại không được giới truyền thông các bên cân, đong, đo đếm một cách xác thực”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng nhấn mạnh.
Chuyên gia Nguyễn Hoàng tiếp tục phân tích: Vấn đề là ở chỗ người Mỹ đang “cố đấm ăn xôi” trong “hồ sơ Ukraina” khi cố gán ghép vấn đề này vào các cuộc thảo luận của OSCE. Điều này hoàn toàn khác với mục tiêu bảo đảm an ninh trên toàn lãnh thổ Châu Âu theo Hiệp ước OSCE. Hiệp ước này đề cập chủ yếu đến việc bảo đảm kiểm soát vũ khí, bảo đảm quyền con người, bảo đảm quyền tự do báo chí và bầu cử tự do… chứ không hề liên quan đến các vấn đề quân sự-chính trị mà Mỹ đưa ra.
Có thể dễ dàng thấy rằng, Mỹ đang cố gắng hướng lái mục tiêu của các tổ chức chính trị-quân sự-kinh tế-xã hội ở Châu Âu theo mục đích của Mỹ. Và ở hiện tại cũng như trong tương lai, mục đích sâu xa của Mỹ là biến Châu Âu (trừ Nga) thành một “sân sau thứ hai” của mình sau “sân sau thứ nhất” là Châu Mỹ Latinh theo đúng nghĩa đen của nó. Mặc dù giới cầm quyền Mỹ cố gắng che giấu điều này nhưng “Học thuyết Monroe mới” vẫn đang được Mỹ dốc sức thực hiện ở Châu Âu sau các thất bại ở Đông Nam Á và ở Trung Đông.
Người Nga nhận thức rõ các mưu đồ này của người Mỹ. Với tiềm lực bên trong, các cố gắng “dẹp loạn bên trong” và tăng cường kết nối bên ngoài, người Nga đủ tự tin để làm thất bại “Học thuyết Monroe phiên bản Châu Âu”. Dĩ nhiên là trong cuộc “thi gan” này, vấn đề quyết định không phải là “nã đạn vào nhau” mà phải là “thuyết phục đối tác” bằng các tuyên bố chính trị đi đôi với hành động thực tế mà Dự án
“Dòng chảy phương Bắc-2” là một ví dụ.
Chính trị gia Marine Le Pen, lãnh đạo đảng chính trị “Mặt trận Quốc gia Pháp” (FN) từng nói: “Hãy thôi làm “con chó bông” của Mỹ”. Thế nên vấn đề còn lại là ở chỗ, Châu Âu, với các định chế của mình phải lựa chọn hai con đường. Một là độc lập, tự chủ, tự quyết vận mệnh và con đường đi của mình. Hay là phụ thuộc vào Mỹ và đặt số phận của Châu Âu, tương lai của Châu Âu và tay Mỹ. Điều này đã từng xảy ra với Cuba, với Châu Mỹ Latinh ở cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
Kết quả của Hội nghị tham vấn OSCE tại Vienna rất dễ dự báo được khi người Mỹ vẫn tự cho mình cái quyền thay mặt Châu Âu nói chuyện với Nga.
Chiêu trò “bẻ lái” trong đàm phán của Mỹ
Thay vì thảo luận đề xuất an ninh của Nga, Washington đã xoay chiều đàm phán và hướng cuộc thảo luận về cuộc khủng hoảng Ukraina. Điều này không có tác dụng, phía Hoa Kỳ tiếp tục cái màn “trừng phạt”.Khi các phái đoàn vẫn đang họp ở châu Âu, thì tại Thượng viện Hoa Kỳ, đảng Dân chủ đã thông báo chuẩn bị các biện pháp trừng phạt mới chống lại Nga và lần đầu tiên chống lại chính Tổng thống Putin. Dự án này của đảng Cộng hòa Ted Cruz đã thất bại.
Bình luận về sự việc này, chuyên gia Nguyễn Hoàng nói:
Chuyện “bẻ lái” ở Hội nghị
OSCE Vienna 2022 không phải là chiêu trò gì mới mẻ. Trong đàm phán Việt-Mỹ tại Paris 1968-1973, Cố vấn an ninh Nhà Trắng Henry Kissinger đã không dưới 10 lần dùng chiêu trò này. Khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đưa ra yêu cầu Mỹ phải rút quân khỏi miền Nam Việt Nam thì phía Mỹ lại đưa ra chiêu bài Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải trao trả tù bình Mỹ trước khi ký kết hiệp định. Khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đặt vấn đề Thiệu phải từ chức để tiến tới một cuộc bầu cử tự do ở miền Nam Việt Nam thì phía Mỹ lại đưa ra chiêu bài “Việt Cộng” phải ngừng “thâm nhập” miền Nam Việt Nam.
Nói tóm lại là các chiêu trò “bẻ lái” trong đàm phán của Mỹ trong các cuộc hội đàm
Nga – Mỹ hay Nga – NATO hiện nay cho thấy Mỹ không thực tâm đàm phán mà chỉ lợi dụng bàn đàm phán để gây sức ép với Nga và kiếm chác lợi ích cho mình. Mỹ thừa biết rằng NATO có thể lôi kéo chính giới chóp bu ở Ukraina hiện nay nhưng không thể chiếm được lòng dân Ukraina, nhất là hơn 50% dân số Ukraina sống ở khu vực tả ngạn sông Dnepr (khu vực miền Đông). Còn người Châu Âu thì thừa biết rằng, một khi Ukraina không còn sở hữu
Crưm thì dù NATO có được ảnh hưởng đến Ukraina bao nhiêu đi nữa thì đó cũng chỉ là việc “đèo bòng”, chất thêm gánh nặng cho chính bản thân mình. Thế nhưng người Mỹ tuy thừa hiểu điều đó nhưng vẫn cố chất thêm gánh nặng cho NATO mà trực tiếp là các ước EU. Chính vì vậy mà Ukraina trở thành một thứ “bung xung” để Mỹ có cớ ra các lệnh trừng phạt Nga.
Riêng về vấn đề Mỹ muốn trừng phạt đích thân tổng thống Nga Vladimir Putin thì đó điều vô ích. Phía Nga tuyên bố rằng, việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Tổng thống Nga Putin sẽ là một biện pháp thái quá và có thể xem như là cắt đứt quan hệ.
“Chính vì thấy sự vô tích sự và lố bịch trong việc ban hành lệnh trừng phạt này mà Thượng nghị viện Mỹ đã bác bỏ dự luật của ông Ted Cruiz, một chính khách có thừa “sức mạnh cơ bắp” nhưng lại thiếu “đầu óc sáng suốt”, - Chuyên gia Nguyễn Hoàng bình luận.
Nga chờ những câu trả lời từ phương Tây
Ngoại trưởng Nga
Sergey Lavrov nói rằng phương Tây hứa sẽ đưa ra câu trả lời bằng văn bản vào tuần này đối với các đề xuất của Nga về một hiệp ước với Hoa Kỳ và một thỏa thuận với NATO. Ông Lavrov cũng nhấn mạnh, Moskva cần câu trả lời cụ thể cho từng điều khoản trong các văn bản được đưa ra. Các hành động tiếp theo của phía Nga và triển vọng nối lại đàm phán sẽ phụ thuộc vào điều này.
Vậy khả năng nối lại đàm phán có hiện thực không?
Khó mà tin được phía Mỹ và NATO sẽ có những bản phúc trình nghiêm túc và thực chất về các hiệp ước có thể đem lại sự ổn định cho Châu Âu cũng như ngăn ngừa ngọn lửa chiến tranh chỉ chực chờ một sai lầm dù là nhỏ của mỗi bên để bùng cháy. Nhưng đó lại chính là điều mà người Mỹ mong muốn. Với mưu đồ của một thế lực không phải của Châu Âu nhưng lại muốn thay mặt người Châu Âu giải quyết vấn đề thay cho người Châu Âu, Mỹ vẫn muốn thể hiện vai trò “sen đầm” của mình tại Châu Âu và can thiệp mạnh mẽ để chi phối sâu sắc vào các quan hệ chiến lược
NATO – Nga để phục vụ cho lợi ích của Mỹ.
Dĩ nhiên là Mỹ vẫn muốn duy trì đàm phán để “câu giờ”, để “hoãn binh chi kế” và chí ít cũng là để “quản lý rủi ro”. Nhưng các diễn biến vừa qua cho chúng ta thấy rằng, một khi chưa bên nào có ưu thế vượt trội trên trên thực tế thì các cuộc đàm phán vẫn sẽ tiếp tục. Và nó sẽ còn tiếp tục cho đến khi một trong hai bên giành được ưu thế trên thực địa hoặc một trong hai bên đủ tiềm lực cũng như sức chịu đựng và lòng kiên trì để làm cho đối phương phải mệt mỏi và bỏ cuộc.
Nga không có quyền không chiến thắng và không thể không giành chiến thắng trong cuộc chiến này. Nếu không, sự tồn tại của nhà nước sẽ bị đe dọa nghiêm trọng. Thất bại sẽ đồng nghĩa với sự yếu kém khôn lường của Nga. Đối với Nga, đây là điều sống còn.
Sputnik: Ngày 17/1, Ngoại trưởng Đức Burbock tuyên bố sẵn sàng đối thoại nghiêm túc với Nga. Cùng ngày, Đại sứ Pháp tại Liên bang Nga Pierre Levy với tư cách là đại diện của nước này tại các cơ quan lãnh đạo của Liên minh châu Âu cho biết: Liên minh châu Âu và Nga nên tiếp tục đối thoại về các vấn đề an ninh và ổn định chiến lược. Pierre Levy còn nhấn mạnh: “An ninh của châu Âu nên được thảo luận với châu Âu. Có thể thấy, Liên minh châu Âu ngày càng nói nhiều hơn về sự cần thiết phải phát triển chính sách quốc phòng và an ninh của riêng mình. Còn Nga đã đặt ra rất rõ ràng các câu hỏi về đảm bảo an ninh và EU có thể tự mình hoặc cùng với Mỹ đưa ra những câu trả lời. Điều này đã được thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov thông báo cho các nhà báo vào hôm thứ Ba 18/1.