32 quan chức cấp cao Việt Nam bị kỷ luật

© Ảnh : Trí Dũng – TTXVNTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận Phiên họp thứ 21
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận Phiên họp thứ 21 - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.01.2022
Đăng ký
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng tiêu cực dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sáng 20/1, báo cáo cho thấy đã có 32 trường hợp thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý bị kỷ luật.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu xử lý nghiêm vụ án Công ty Việt Á, Cục Quản lý Dược Bộ Y tế, Viện Tim Hà Nội, BV Bạch Mai, vụ lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ và nhận hối lộ xảy ra tại một số đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển và Bộ đội Biên phòng.

Việt Nam: Kỷ luật 32 trường hợp thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý

Chiều nay 20/1, Ban Nội chính Trung ương đã tổ chức họp báo thông tin về kết quả phiên họp thứ 21 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Đồng chí Trần Quốc Cường, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương chủ trì cuộc họp báo.
Khái quát kết quả phiên họp, ông Cường cho biết, phiên họp hôm nay được triển khai dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo. Mục đích chương trình làm việc là để kiểm điểm, đánh giá lại kết quả hoạt động năm 2021 và cho ý kiến về Chương trình công tác năm 2022 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo hội nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.01.2022
Một loạt cá nhân, đơn vị bị Ban Bí thư thi hành kỷ luật
Tại phiên họp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu ý kiến, năm qua, dù trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều thành viên Ban Chỉ đạo mới được kiện toàn, nhưng không vì thế hoạt động của đơn vị bị ảnh hưởng.
Theo ông Nguyễn Phú Trọng, dưới sự chỉ đạo quyết liệt, toàn diện, sâu sát với nhiều đổi mới, của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo cũng như sự quyết tâm, tích cực, trách nhiệm của các thành viên Ban Chỉ đạo, hầu hết các công việc theo chương trình công tác của Ban Chỉ đạo đều đã được triển khai thực hiện nghiêm túc và hoàn thành theo kế hoạch.
Theo đó, báo cáo kết quả công tác năm 2021 cho thấy, Ban Chỉ đạo đã chỉ đạo đồng bộ, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
Trong đó, gắn phòng, chống tham nhũng với phòng, chống tiêu cực, xử lý nghiêm sai phạm theo quy định về kỷ luật của Đảng, Nhà nước và xử lý hình sự.
Ban Chỉ đạo khẳng định, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả rõ rệt, có mặt cao hơn năm trước.
“Thành quả này khẳng định quyết tâm mạnh mẽ, “không ngừng”, “không nghỉ”, không vì chống dịch mà “chùng xuống, không xử lý” của Đảng, Nhà nước trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, củng cố thêm niềm tin của nhân dân”, Ban Chỉ đạo nêu rõ.
Có nhiều chủ trương, giải pháp đột phá, mạnh mẽ về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và phòng chống tham nhũng, tiêu cực được xây dựng, ban hành và triển khai quyết liệt, tạo khí thế mới ngay từ năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng XIII.
Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán cũng được chỉ đạo đồng bộ hiệu quả, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo về cơ chế phát hiện, xử lý sai phạm trong quá trình kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, xử lý nghiêm minh nhiều cán bộ đảng viên sai phạm, tạo bước đột phá mới trong công tác phát hiện và xử lý tham nhũng, tiêu cực.
Đồng chí Trần Cẩm Tú, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương chủ trì - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.01.2022
Thứ trưởng Võ Thành Thống, loạt chỉ huy Biên phòng Bà Rịa – Vũng Tàu bị kỷ luật
Cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã tăng cường kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đối với 618 đảng viên do tham nhũng, cố ý làm trái (tăng 132 đảng viên so với năm 2020).
Nhất là, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tập trung kiểm tra dấu hiệu vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên liên quan đến các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.
Thời gian qua, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xử lý kỷ luật nhiều cán bộ cấp cao vi phạm liên quan đến tham nhũng, tiêu cực, trong đó có 32 trường hợp thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý (tăng 15 trường hợp so với năm 2020).

‘Làm nghiêm, bất kể kẻ đó là ai’

Công tác điều tra, truy tố, xét xử tiếp tục được đẩy mạnh, xử lý nghiêm minh, kịp thời nhiều vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.
“Làm không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”, ông Cường bày tỏ.
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng đã phối hợp chặt chẽ, tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ xác minh, xử lý các vụ việc, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án các vụ án tham nhũng, tiêu cực thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.
Lãnh đạo Ban Nội chính cũng nhấn mạnh, công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án chuyển biến tích cực, các cơ quan chức năng đã thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, ngăn chặn giao dịch tài sản có giá trị trên 15.000 tỷ đồng và nhiều tài sản có giá trị lớn.
Quang cảnh kỳ họp - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.12.2021
Việt Nam tiếp tục kỷ luật loạt cán bộ, quan chức
Theo ông Cường, riêng các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo từ năm 2013 đến nay đã thu hồi được hơn 31 nghìn tỷ đồng (đạt tỷ lệ 33,33%). Trong đó, năm 2021 đã thu hồi được trên 9.000 tỷ đồng (tăng hơn 7.100 tỷ đồng so với năm 2020). Nhất là, đã thu hồi được số tiền gần 2,7 triệu USD và 127 nghìn USD Singapore của Phan Sào Nam ở nước ngoài.
Đồng thời, qua thanh tra, kiểm toán đã kiến nghị xử lý tài chính, thu hồi 81.290 tỷ đồng và 811 ha đất, kiến nghị xử lý hành chính 2.286 tập thể và 6.132 cá nhân, nhất là đã hoàn thành thanh tra chuyên đề diện rộng việc sử dụng quỹ bảo hiểm y tế, mua sắm trang thiết bị y tế và vật tư, đấu thầu thuốc chữa bệnh, việc chấp hành pháp luật trong quản lý và sử dụng đất đai tại 3 tập đoàn, tổng công ty.
Công tác đôn đốc, xử lý sau thanh tra, kiểm toán được tăng cường và đạt nhiều kết quả tích cực.
Trong năm 2021, cả nước đã khởi tố, điều tra 390 vụ án, 1.011 bị can về các tội tham nhũng, chức vụ.
Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, từ sau phiên họp thứ 19 đến nay, đã khởi tố 10 vụ án/40 bị can, kết thúc điều tra 15 vụ án/150 bị can; truy tố 16 vụ/164 bị can, xét xử sơ thẩm 21 vụ án/179 bị cáo, xét xử phúc thẩm 13 vụ án/74 bị cáo.
Ban Chỉ đạo nhấn mạnh, các cơ quan chức năng đã khởi tố mới nhiều vụ án lớn, nghiêm trọng, phức tạp, tiếp tục mở rộng điều tra, kiên quyết, kiên trì đi sâu làm rõ bản chất tham nhũng, tiêu cực trong nhiều vụ án, khởi tố thêm nhiều bị can là cán bộ cấp cao, cả đương chức và nghỉ hưu, sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang, đặc biệt, trong đó 10 trường hợp cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.12.2021
Đề nghị kỷ luật nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang
Trong đó, đã kiên quyết điều tra, xử lý nghiêm vụ án đưa, nhận hối lộ liên quan đến Phan Văn Anh Vũ, một số vụ án xảy ra trong lĩnh vực y tế, lợi dụng phòng, chống dịch bệnh Covid-19 để trục lợi, các vụ án xảy ra tại Đồng Nai, Bình Dương, Khánh Hòa, TP.HCM, An Giang.
Việt Nam cũng đã xét xử kịp thời 10 vụ án trọng điểm theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo như vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí, vi phạm các quy định về quản lý đất đai” xảy ra tại Bộ Công Thương và Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) liên quan đến dự án 2-4-6 Hai Bà Trưng, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Vụ án “Buôn lậu; Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty Nhật Cường và một số đơn vị liên quan, Vụ án “Đưa hối lộ, Môi giới hối lộ, nhận hối lộ" liên quan đến Phan Văn Anh Vũ.

Không chủ quan, thỏa mãn

Phát biểu chỉ đạo, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu, Ban Chỉ đạo yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng, cơ quan chức năng không được chủ quan, thỏa mãn, bằng lòng với những gì đã đạt được.
“Phải kiên quyết, kiên trì đẩy mạnh hơn nữa công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực”, Tổng Bí thư nói.
Người đứng đầu Đảng cũng yêu cầu xử lý nghiêm, đồng bộ giữa kỷ luật Đảng, kỷ luật hành chính và xử lý hình sự đối với những trường hợp vi phạm, bất kể đó là ai, đồng thời, kịp thời biểu dương, khen thưởng, động viên các tổ chức cá nhân có thành tích trong công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng.
© Ảnh : Trí Dũng – TTXVNTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận Phiên họp thứ 21
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận Phiên họp thứ 21 - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.01.2022
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận Phiên họp thứ 21
Về phương hướng nhiệm vụ năm 2022, Tổng Bí thư yêu cầu tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện thể chế để không thể tham nhũng.
Trọng tâm là hoàn thiện thể chế, kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực.
Bên cạnh đó, cần có cơ chế kiểm soát tài sản, thu nhập, đảm bảo thực chất, hiệu quả, rà soát, khắc phục những sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến đầu thầu, đấu giá, quản lý, sử dụng đất đai, tài chính, tài sản công, sửa đổi, bổ sung Luật Thanh tra, Luật Đất đai, Luật Thực hành dân chủ ở xã, phường, thị trấn và các dự án luật liên quan trực tiếp đến phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Công an thi hành Lệnh bắt bị can đối với Bùi Quốc Việt
 - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.11.2021
Kỷ luật 3 lãnh đạo Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Ninh
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo kết thúc điều tra 16 vụ án, kết thúc xác minh xử lý 40 vụ việc, truy tố 20 vụ án, xét xử sơ thẩm 22 vụ án, xét xử phúc thẩm 1 vụ án theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo. Nhất là các vụ án như Công ty Việt Á, lĩnh vực y tế, các vụ việc xảy ra tại Khánh Hòa, TP.HCM, Đồng Nai, An Giang.

Xử sơ thẩm 10 vụ án điểm: Từ Việt Á đến Cảnh sát Biển

Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực, yêu cầu nhanh chóng đưa ra xét xử 10 vụ án trọng điểm năm 2022.
Vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tổng công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương.
TP Hồ Chí Minh: Bắt tạm giam Giám đốc Công ty Nam Phong vì nâng khống giá kit test Việt Á - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.01.2022
Đại dịch COVID-19
Thêm đối tượng bị khởi tố liên quan đến vụ Việt Á
Vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh” xảy ra tại Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
Vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Công ty TNHH MTV Đầu tư và xây dựng Tân Thuận.
Vụ án “Buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, đưa hối lộ; nhận hối lộ”, xảy ra tại Đồng Nai và một số địa phương.
Vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, nhận hối lộ” xảy ra tại một số đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam và Bộ đội biên phòng.
Vụ án “Lạm quyền trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Liên hiệp Hợp tác xã thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Coopmart).
Vụ án “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” xảy ra tại Dự án sinh thái tâm linh Cửu Long Sơn Tự và Dự án Biệt thự sông núi Vĩnh Trung tại khu vực núi Chín Khúc, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Bệnh viện Bạch Mai và một số cơ quan, đơn vị.
Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.10.2021
Tư lệnh và loạt tướng lĩnh Cảnh sát Biển Việt Nam rốt cuộc đã làm gì?
Vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bệnh viện Tim Hà Nội và các đơn vị có liên quan.
Vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; đưa hối lộ; nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công” xảy ra tại Công ty Việt Á và một số cơ quan, địa phương.
Ban Chỉ đạo yêu cầu tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, xử lý nghiêm các sai phạm, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, đột phá hơn nữa trong công tác giám định, định giá và thu hồi tài sản tham nhũng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, cần chỉ đạo đẩy mạnh, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục liêm chính, xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng, trước hết trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu.
Đồng thời, phát huy hơn nữa vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên, báo chí và nhân dân trong đấu tranh phòng chống, tham nhũng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала