https://kevesko.vn/20220123/nha-vat-ly-noi-tieng-viet-nam-gsvs-nguyen-van-hieu-qua-doi-13423136.html
Nhà vật lý nổi tiếng Việt Nam - GS.VS Nguyễn Văn Hiệu qua đời
Nhà vật lý nổi tiếng Việt Nam - GS.VS Nguyễn Văn Hiệu qua đời
Sputnik Việt Nam
GS.VS Nguyễn Văn Hiệu, một trong những chuyên gia đầu ngành của Vật lý Việt Nam, vừa qua đời ở tuổi 84. 23.01.2022, Sputnik Việt Nam
2022-01-23T19:05+0700
2022-01-23T19:05+0700
2022-01-23T19:15+0700
việt nam
qua đời
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/01/17/13423615_0:133:1600:1034_1920x0_80_0_0_e309629ee9dcaf11cfa98b80d98af14e.jpg
Trong suốt sự nghiệp của mình, GS.VS Nguyễn Văn Hiệu đã có nhiều công trình nghiên cứu quan trọng, không những trong ngành vật lý mà còn cả về khoa học ứng dụng, đem những tri thức của mình để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.GS.VS Nguyễn Văn Hiệu qua đờiThông tin từ Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu đã từ trần vào lúc 11h52 phút ngày 23/1 do bệnh nặng, tuổi cao, hưởng thọ 84 tuổi.Tin buồn trên đã được em trai của ông là PGS.TS Nguyễn Hoài Châu xác nhận. Theo đó, GS. Hiệu mắc bệnh phổi và thận trong thời gian dài. Sức khỏe của ông suy yếu trong những ngày gần đây. Tuy được các bác sĩ bệnh viện Hữu nghị Việt Xô tận tình cứu chữa nhưng ông không qua khỏi.Khi tuổi đã cao, thính lực suy giảm nên GS. Hiệu phải đeo máy trợ thính để tiện sinh hoạt và làm việc. Dù vậy, ông vẫn hết sinh minh mẫn, nhiệt tình tham gia các diễn đàn, sự kiện khoa học. Đặc biệt, ông trả lời email rất nhanh và luôn sống chân tình, gần gũi với mọi người xung quanh.Chỉ mới hôm 21/12/2021 vừa qua, GS. Hiệu còn tham dự tọa đàm "Lan tỏa và tôn vinh tinh thần phụng sự Tổ quốc của GS.VS Trần Đại Nghĩa", sự kiện hướng đến Giải thưởng Trần Đại Nghĩa 2022.Khi đó, ông có bài chia sẻ về những đóng góp to lớn của GS. Trần Đại Nghĩa trong khoa học, truyền cảm hứng cho các nhà nghiên cứu trẻ trong lao động và cống hiến.Chặng đường hoạt động khoa học của GS.VS Nguyễn Văn HiệuGS.VS Nguyễn Văn Hiệu sinh ngày 21/7/1938 tại Hà Nội trong một gia đình trí thức cách mạng với 10 người con (6 trai, 4 gái). Tất cả đều có trình độ đại học và sau đại học, trong đó có 6 tiến sĩ, 2 phó giáo sư.Năm 1956, sau khi tốt nghiệp cử nhân Vật lý loại xuất sắc, ông về làm công tác giảng dạy tại trường Đại học Tổng hợp (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội).Từ năm 1960 đến 1963, ông làm nghiên cứu sinh tại Viện liên hiệp nghiên cứu hạt nhân Dubna thuộc Liên Xô cũ.Trong thời gian này, ông đã nghiên cứu và công bố 12 công trình nghiên cứu về vật lý neutrino.Năm 1964, ông bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ (nay là Tiến sĩ khoa học) ngành Toán - Lý.Năm 1967 ông xuất bản tập sách gồm 20 công trình nghiên cứu có tựa đề "Thuyết đối xứng đơn của các hạt cơ bản". Tập sách này được viết lời giới thiệu bởi nhà bác học Bogolubov, Viện trưởng Viện Dupna.Năm 1968, ông được công nhận chức danh Giáo sư Vật lý lý thuyết và Vật lý toán của Viện Dubna và Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva mang tên M.V. Lomonosov.Năm 1969, ông trở về Việt Nam và có nhiều đóng góp lớn trong việc thành lập Viện Vật lý - Viện Khoa học Việt Nam.Trong suốt sự nghiệp hoạt động khoa học của mình, GS.VS. Nguyễn Văn Hiệu từng trải qua các cương vị Viện trưởng Viện Vật lý, Viện trưởng Viện Khoa học vật liệu, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam, Hiệu trưởng sáng lập Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội).Ông còn là Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới thứ 3. Ông là đại biểu Quốc hội trong 5 khóa liên tiếp (từ khóa IV đến khóa VIII).Ông là tác giả của 130 công trình nghiên cứu khoa học thuộc nhiều lĩnh vực, từ tương tác yếu và đối xứng của các hạt cơ bản, đến lý thuyết giải tích về tương tác mạnh và lý thuyết trường, cũng như phương pháp lý thuyết trường lượng tử trong vật lý chất rắn.Nhiều công trình của ông đã được công bố, đăng tải trên các tạp chí khoa học uy tín của thế giới.Bên cạnh những nghiên cứu trong lĩnh vực vật lý, GS.VS Nguyễn Văn Hiệu còn có nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng có phục vụ cho sự phát triển của đất nước như công trình thoát lũ miền Tây tại đồng bằng sông Cửu Long.Ông là một trong số các nhà khoa học tiên phong đặt nền móng cho ngành khoa học và công nghệ vũ trụ Việt Nam với chương trình intercosmos...Với những cống hiến to lớn cho nền khoa học nước nhà, GS.VS Nguyễn Văn Hiệu đã được trao tặng nhiều giải thưởng khoa học có uy tín trong và ngoài nước (Giải thưởng Lê nin về Khoa học và Kỹ thuật năm 1986, Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 về khoa học và kỹ thuật năm 1996),…Ông còn được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương độc lập hạng nhất (năm 2009), được phong danh hiệu Nhà giáo nhân dân (năm 2010).
https://kevesko.vn/20220122/tien-biet-thien-su-thich-nhat-hanh-ve-voi-duong-xua-may-trang-13411949.html
https://kevesko.vn/20170517/gorbatko-viet-nam-3341640.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/01/17/13423615_0:0:1600:1200_1920x0_80_0_0_9d1c4b9874bd4a6bf749cc5e69c919cf.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, qua đời
Nhà vật lý nổi tiếng Việt Nam - GS.VS Nguyễn Văn Hiệu qua đời
19:05 23.01.2022 (Đã cập nhật: 19:15 23.01.2022) GS.VS Nguyễn Văn Hiệu, một trong những chuyên gia đầu ngành của Vật lý Việt Nam, vừa qua đời ở tuổi 84.
Trong suốt sự nghiệp của mình, GS.VS Nguyễn Văn Hiệu đã có nhiều công trình nghiên cứu quan trọng, không những trong ngành vật lý mà còn cả về khoa học ứng dụng, đem những tri thức của mình để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
GS.VS Nguyễn Văn Hiệu qua đời
Thông tin từ Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu đã từ trần vào lúc 11h52 phút ngày 23/1 do bệnh nặng, tuổi cao, hưởng thọ 84 tuổi.
Tin buồn trên đã được em trai của ông là PGS.TS Nguyễn Hoài Châu xác nhận. Theo đó, GS. Hiệu mắc bệnh phổi và thận trong thời gian dài. Sức khỏe của ông suy yếu trong những ngày gần đây. Tuy được các bác sĩ bệnh viện Hữu nghị Việt Xô tận tình cứu chữa nhưng ông không qua khỏi.
Khi tuổi đã cao, thính lực suy giảm nên GS.
Hiệu phải đeo máy trợ thính để tiện sinh hoạt và làm việc. Dù vậy, ông vẫn hết sinh minh mẫn, nhiệt tình tham gia các diễn đàn, sự kiện khoa học. Đặc biệt, ông trả lời email rất nhanh và luôn sống chân tình, gần gũi với mọi người xung quanh.
Chỉ mới hôm 21/12/2021 vừa qua, GS. Hiệu còn tham dự tọa đàm "Lan tỏa và tôn vinh tinh thần phụng sự Tổ quốc của GS.VS Trần Đại Nghĩa", sự kiện hướng đến Giải thưởng Trần Đại Nghĩa 2022.
Khi đó, ông có bài chia sẻ về những đóng góp to lớn của GS. Trần Đại Nghĩa trong khoa học, truyền cảm hứng cho các nhà nghiên cứu trẻ trong lao động và cống hiến.
Chặng đường hoạt động khoa học của GS.VS Nguyễn Văn Hiệu
GS.VS Nguyễn Văn Hiệu sinh ngày 21/7/1938 tại Hà Nội trong một gia đình trí thức cách mạng với 10 người con (6 trai, 4 gái). Tất cả đều có trình độ đại học và sau đại học, trong đó có 6 tiến sĩ, 2 phó giáo sư.
Năm 1956, sau khi tốt nghiệp cử nhân Vật lý loại xuất sắc, ông về làm công tác giảng dạy tại trường Đại học Tổng hợp (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội).
Từ năm 1960 đến 1963, ông làm nghiên cứu sinh tại Viện liên hiệp nghiên cứu hạt nhân Dubna thuộc Liên Xô cũ.
Trong thời gian này, ông đã nghiên cứu và công bố 12 công trình nghiên cứu về vật lý neutrino.
Năm 1964, ông bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ (nay là Tiến sĩ khoa học) ngành Toán - Lý.
Năm 1967 ông xuất bản tập sách gồm 20 công trình nghiên cứu có tựa đề "Thuyết đối xứng đơn của các hạt cơ bản". Tập sách này được viết lời giới thiệu bởi nhà bác học Bogolubov, Viện trưởng Viện Dupna.
Năm 1968, ông được công nhận chức danh Giáo sư Vật lý lý thuyết và Vật lý toán của Viện Dubna và
Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva mang tên M.V. Lomonosov.Năm 1969, ông trở về Việt Nam và có nhiều đóng góp lớn trong việc thành lập Viện Vật lý - Viện Khoa học Việt Nam.
Trong suốt sự nghiệp hoạt động khoa học của mình, GS.VS. Nguyễn Văn Hiệu từng trải qua các cương vị Viện trưởng Viện Vật lý, Viện trưởng Viện Khoa học vật liệu, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam, Hiệu trưởng sáng lập Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội).
Ông còn là Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới thứ 3. Ông là đại biểu Quốc hội trong 5 khóa liên tiếp (từ khóa IV đến khóa VIII).
Ông là tác giả của 130 công trình nghiên cứu khoa học thuộc nhiều lĩnh vực, từ tương tác yếu và đối xứng của các hạt cơ bản, đến lý thuyết giải tích về tương tác mạnh và lý thuyết trường, cũng như phương pháp lý thuyết trường lượng tử trong vật lý chất rắn.
Nhiều công trình của ông đã được công bố, đăng tải trên các tạp chí khoa học uy tín của thế giới.
Bên cạnh những nghiên cứu trong lĩnh vực vật lý, GS.VS Nguyễn Văn Hiệu còn có nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng có phục vụ cho sự phát triển của đất nước như công trình thoát lũ miền Tây tại đồng bằng sông Cửu Long.
Ông là một trong số các nhà khoa học tiên phong đặt nền móng
cho ngành khoa học và công nghệ vũ trụ Việt Nam
với chương trình intercosmos...
Với những cống hiến to lớn cho nền khoa học nước nhà, GS.VS Nguyễn Văn Hiệu đã được trao tặng nhiều giải thưởng khoa học có uy tín trong và ngoài nước (Giải thưởng Lê nin về Khoa học và Kỹ thuật năm 1986, Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 về khoa học và kỹ thuật năm 1996),…
Ông còn được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương độc lập hạng nhất (năm 2009), được phong danh hiệu Nhà giáo nhân dân (năm 2010).