Trung Quốc lại đứng sau các ứng dụng ‘tín dụng đen’ tại Việt Nam?

CC0 / Pixabay / Tội phạm mạng
Tội phạm mạng - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.01.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Càng gần Tết, tần suất hoạt động của các ứng dụng “tín dụng đen” hay cho vay nặng lãi càng dày đặc. Người thân, người trong danh bạ của những người sử dụng dịch vụ này cũng bị các nhóm cho vay nặng lãi “khủng bố” qua điện thoại đòi nợ.
Theo như thông tin độc giả của VietnamNet cung cấp, sau thời gian lực lượng chức năng vào cuộc xử lý vấn nạn các ứng dụng tín dụng đen “nở rộ” thì thời gian cận Tết hoạt động này lại trở lại nhiều như “nấm sau mưa”.

Ứng dụng ‘tín dụng đen’ bùng nổ cận Tết

Hầu hết các đối tượng vay đều thông qua ứng dụng (app, web) trên mạng Internet hoặc bằng điện thoại di động với lãi suất cắt cổ có thể lên đến 4,4%/ngày, tương đương 30,8%/tuần, 132%/tháng và 1.600%/năm.
Khi người vay không trả nợ đúng hạn sẽ bị các đối tượng gọi điện đến số điện thoại của người thân quen trong danh bạ của người vay tiền để nhục mạ, hạ uy tín, gây sức ép, buộc người vay tiền phải trả nợ.
Tờ 500.000 đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.11.2021
Cảnh báo mối nguy hại liên quan 'tín dụng đen' từ khoản nợ 300 triệu của nữ sinh viên

“Nhóm đòi nợ này dùng tổng đài tự động, cứ 1 phút gọi vào máy điện thoại của tôi một lần liên tục trong vòng một ngày. Sau đó, chúng lại dùng cuộc gọi nhân công gọi đến hăm dọa. Điều này ảnh hưởng rất lớn đối với công việc của tôi, nhất vào dịp cuối năm”, lãnh đạo một công ty có nhân viên vay tiền qua app “tín dụng đen” chia sẻ với VietnamNet.

Không dừng lại ở đó, các đối tượng này còn nhắm đến cả chính quyền địa phương nơi có người vay cư trú. Ông Nguyễn Tiến Tha, chủ tịch xã Minh Quang, huyện Ba Vì, Hà Nội cho biết:

“Mới đây một người dân trong xã có vay nợ của tín dụng đen 50 triệu đồng rồi bỏ trốn. Những đối tượng tín dụng đen này đã liên tục gọi mấy chục cuộc gọi một ngày đe dọa đến tất cả lãnh đạo xã”.

Ban chuyên án thực hiện phá thành công chuyên án tín dụng đen.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.01.2021
Quảng Bình: Phá chuyên án tín dụng đen cho vay với lãi suất lên đến 365%/năm

Ai là người đứng sau các ứng dụng này?

Được biết vào khoảng thời gian từ năm 2019-2020, lực lượng công an Việt Nam đã trấn áp loại mô hình cho vay ngang hàng (P2P), nhưng biến tướng thành tín dụng đen cho vay nặng lãi. Đứng đằng sau các dịch vụ này là các doanh nghiệp Trung Quốc núp bóng người Việt Nam tràn sang, thuê người Việt đứng tên thành lập công ty, thuê xã hội đen đòi nợ, đứng giữa ăn lãi khủng, nhưng không lộ mặt.
Thời điểm đó, Chánh Văn phòng Bộ Công an Tô Ân Xô cho biết:
“Tín dụng đen là loại tội phạm luôn nằm trong tầm ngắm của cơ quan đấu tranh chống tội phạm, đặc biệt là cảnh sát hình sự, công an các địa phương. Các cơ quan phải đấu tranh làm mạnh, đặc biệt lực lượng cảnh sát hình sự và cảnh sát chống tội phạm công nghệ cao”.
Trung tướng Nguyễn Minh Chính, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an (A05) trình bày tham luận - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.12.2021
An ninh mạng 2021: 8 triệu cảnh báo tấn công mạng, 30 vụ lộ bí mật Nhà nước
Công an Việt Nam đã triệt phá được nhiều nhóm tín dụng đen, tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 thu nhập của người lao động giảm cộng thêm nhu cầu vay tăng cao trong dịp Tết, loại hình tội phạm này có cơ hội “tái xuất”.
"Sau một thời gian bị cơ quan công an làm gắt gao, các app tín dụng đen âm thầm rút lui khỏi thị trường. Chúng đang quay trở lại đòi tiền con nợ. Các app tín dụng đen này sử dụng phần mềm truy vết từ Facebook và từ các số điện thoại liên lạc… để tìm ra mối liên quan”, ông Lê Minh Hải, CEO Tienngay.vn, chia sẻ với VietnamNet.
Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.11.2020
Đại tướng Tô Lâm: Bộ Công an tấn công, trấn áp tội phạm tín dụng đen
Về thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo cho vay online, ông Trần Việt Vĩnh, CEO của Fiin Credit – một công ty hoạt động theo mô hình cho vay ngang hàng (P2P), phân tích:

“Điểm mấu chốt là dụ khách hàng cài app của bọn chúng để làm thủ tục cho vay tiền online. Các app đã được cài mã độc để đánh cắp dữ liệu trong smartphone của khách hàng như danh bạ điện thoại và có thể là những nội dung nhạy cảm khác. Từ đó, các đối tượng ép khách hàng phải trả số tiền lớn hơn nhiều so với khoản vay mà bọn chúng chuyển vào tài khoản cho khách hàng. Nếu không làm theo yêu cầu, các đối tượng sẽ nhắn tin với nội dung xấu cho những người thân, bạn bè của nạn nhân”.

Theo ông Vĩnh, ngoài việc người dân phải cảnh giác trước các thủ đoạn lừa đảo tinh vi của tội phạm mạng, cần sự vào cuộc của các cơ quan truyền thông và cơ quan chức năng cảnh báo sớm cho người dùng để phòng tránh được các thủ đoạn lừa đảo đó.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала