Cần “hãm phanh” đà tăng giá xăng dầu

© Ảnh : Trần Việt - TTXVNMua bán xăng dầu tại một điểm kinh doanh xăng dầu trên đường Trần Khát Trân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Mua bán xăng dầu tại một điểm kinh doanh xăng dầu trên đường Trần Khát Trân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.02.2022
Đăng ký
“Việc tính toán lại để áp dụng mức thuế hợp lý các khoản thuế, phí đối với xăng dầu là việc làm cần thiết và cấp bách để “hãm phanh” đà tăng giá xăng dầu nhằm tránh một hiệu ứng “tăng giá dây chuyền” gây bất lợi cho nền kinh tế”, - Chuyên gia kinh tế Hồng Long nói với Sputnik.
Trong thời gian gần đây, tại Việt Nam việc giá xăng dầu tăng liên tục đang trở thành một đề tài nóng. Trước hết, điều này không chỉ gây tăng giá thành sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, mà còn trực tiếp làm tăng Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), làm ảnh hưởng không tốt tới thu nhập của người dân…
Theo đánh giá chung của các chuyên gia kinh tế, giá xăng dầu liên tục tăng cao sẽ làm giảm hiệu quả và có thể vô hiệu hoá những chính sách tài khóa đang triển khai tại Việt Nam với mục đích kích cầu tiêu dùng, kích thích tăng trưởng và giảm lạm phát. Kết quả là Việt Nam có thể không đạt được mục tiêu tăng trưởng đặt ra cho năm 2022, và ngân sách thì thất thu nhưng lạm phát thì gia tăng.
Đối với nền kinh tế Việt Nam, giá xăng dầu tăng 10% làm GDP giảm khoảng 0,5 %. Mức giảm này được cho là khá lớn, nó phản ánh tác động rất mạnh của biến động giá xăng dầu tới tăng trưởng kinh tế của quốc gia Đông Nam Á này.
Giá xăng dầu sẽ tác động như thế nào đến kinh tế Việt Nam? Chính phủ Việt Nam cần có những biện pháp hiệu quả gì để giảm thiểu tác động này?
Sputnik đã có cuộc trao đổi với ông Hồng Long, chuyên gia kinh tế và các vấn đề đối nội của Việt Nam về vấn đề nói trên.

Những nguyên nhân khách quan và chủ quan

Sputnik: Tại Việt Nam, hôm 11/2 giá xăng dầu lại tiếp tục tăng. Như vậy, chỉ trong vòng một tháng, giá xăng dầu ở Việt Nam đã tăng 3 lần liên tiếp. Theo ông, những điều gì đã dẫn tới tình hình và biến đổi của thị trường xăng dầu?
Chuyên gia kinh tế Hồng Long:
Trước hết, tôi muốn đề cập tới những nguyên nhân khách quan:
Sau 35 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam dần dần hội nhập với nền kinh tế thế giới và hiện nay đã có “độ mở” khá cao. Thị trường xăng dầu cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó. Giá xăng dầu tại Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng của biến động giá dầu thô trên thế giới.
Hoạt động kinh doanh xăng dầu tại địa bàn Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.02.2022
Bộ Công thương ‘hiến kế’ nếu giá xăng dầu tiếp tục ‘phi mã’
Trong 2 năm qua, do ảnh hưởng của Đại dịch COVID-19, biên độ dao động của giá dầu thô thế giới trải rộng từ mức giá thấp nhất, chưa tới 20 USD/TOE, thậm chí có lúc “âm” vào nửa cuối năm 2020 làm cho các quốc gia sản xuất dầu mỏ hàng đầu thế giới, đặc biệt là các quốc gia trong OPEC+ phải cắt giảm sản lượng để giữ giá. Một số quốc gia cũng mua vào số lượng đáng kể để lấp đầy kho dự trữ dầu. Tuy nhiên, chỉ sau 14 tháng, giá dầu thô đã tăng vọt lên 90 rồi 95 USD/TOE.
Sở dĩ có hiện tượng này là sau khi các nước phát triển đã cơ bản kiềm chế được đại dịch COVID-19, các nền kinh tế lớn bắt đầu đà phục hồi tăng trưởng, dẫn đầu là Trung Quốc, các nền kinh tế lớn ở Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc,v.v… Sự phục hồi sản xuất cũng như kết nối trở lại các chuỗi đứt gãy, chỉ số phát triển logistic tăng nhanh làm cho thị trường dầu mỏ nhanh chóng xuất hiện tình trạng cầu vượt cung, ngược lại với thời điểm nửa cuối năm 2020.
Những căng thẳng leo thang xung quanh vấn đề Ukraina cũng làm cho giá dầu tăng thêm do các nước gia tăng mua vào để dự trữ, đề phòng chiến tranh. Chính bộ máy truyền thông Mỹ là thủ phạm tung ra các thông tin thất thiệt về một “cuộc xâm lược tưởng tượng” từ phía Nga cũng góp phần “thổi” giá dầu bốc cao. Bên cạnh đó, do Mỹ chưa chịu ngồi lại vào bàn đàm phán để tiếp tục tiến trình hòa dịu với Iran trên cơ sở Hiệp ước P5+1 cũng góp phần làm cho thế giới bị hạn chế nguồn cung dầu từ quốc gia có trữ lượng dầu thô lớn thứ tư thế giới này. Ngoài ra, một số quốc gia sản xuất dầu mỏ chủ lực trong OPEC như Lybia, Iraq, Venezuela, Kazakhstan vẫn chưa thể khôi phục đầy đủ năng lực sản xuất sau những bất ổn chính trị cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thiểu cung dầu.
© Ảnh : Lê Ngọc Phước- TTXVNCửa hàng xăng dầu thuộc Chi nhánh Công ty CP Xăng dầu Dầu khí PV Oil miền Trung tại Quảng Ngãi nằm trên đường Hai Bà Trưng vẫn hoạt động thường xuyên để phục vụ khách hàng
Cửa hàng xăng dầu thuộc Chi nhánh Công ty CP Xăng dầu Dầu khí PV Oil miền Trung tại Quảng Ngãi nằm trên đường Hai Bà Trưng vẫn hoạt động thường xuyên để phục vụ khách hàng - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.02.2022
Cửa hàng xăng dầu thuộc Chi nhánh Công ty CP Xăng dầu Dầu khí PV Oil miền Trung tại Quảng Ngãi nằm trên đường Hai Bà Trưng vẫn hoạt động thường xuyên để phục vụ khách hàng
Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phục hồi kinh tế, dẫn đến tình trạng cung không đủ đáp ứng cầu về dầu mỏ. Trong giai đoạn phong tỏa mạnh mẽ nhất để phòng chống đại dịch COVID-19 trên toàn quốc, do giảm thiểu giao thông, vận tải, người dân hạn chế đi lại, các nhà máy phải thu hẹp sản xuất hoặc tạm thời ngừng sản xuất để chống dịch thì các cơ sở lọc dầu, nhập khẩu xăng dầu, hệ thống phân phối vẫn hoạt động bình thường, tạo nên tình trạng cung vượt cầu với giá xăng E5-RON 92 lúc thấp nhất chỉ trên dưới 12.000VND/lít. Đến nay, khi Việt Nam đã cơ bản phủ trùm vaccine phòng chống COVID-19 mũi 2 trên toàn quốc, nền kinh tế dần trở lại trạng thái bình thường mới, thích ứng an toàn, kiểm soát hiệu quả, sản xuất gia tăng trở lại, giao thông phục hồi,v.v… thì tình thế lại đảo ngược, tạo nên tình trạng cầu vượt cung khiến giá xăng dầu tăng trên 100% so với “mức đáy” khi dịch bệnh bùng phát.
Hoạt động kinh doanh xăng dầu tại TP Cần Thơ diễn ra bình thường, không có hiện tượng găm hàng chờ tăng giá - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.02.2022
An ninh năng lượng: Việt Nam có thật sự cạn kiệt xăng dầu?
Bên cạnh những nguyên nhân khách quan nói trên còn có những nguyên nhân chủ quan:
Đánh giá chung về việc điều hành xăng dầu cho thấy các chuyên gia kinh tế của Việt Nam chưa dự báo sớm được tình trạng giá dầu trên thế giới sẽ tăng trở lại với tốc độ cao do sự phục hồi sản xuất nhanh chóng ở các quốc gia đầu tàu công nghiệp trên thế giới cũng như trong nước.
Nguyên nhân thứ hai là thực trạng hoạt động thiếu ổn định của Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn thuộc Công ty TNHH hóa dầu Nghi Sơn (NSRP). Khác với Nhà máy lọc hóa dầu Dung Quất trực thuộc Công ty TNHH một thành viên, lọc hóa dầu Bình Sơn có 100% vốn Nhà nước, do Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) quản lý, NSRP chỉ có 25,1% vốn điều lệ của PVN, Công ty Idemitsu Kosan và Tập đoàn dầu mỏ Kuwait mỗi nơi góp 35.1% vốn điều lệ. Công ty hóa chất Mitsui góp 4,7% vốn điều lệ. Do đó, PVN không thể tự mình quyết định việc tăng/giảm sản lượng của Nhà máy Nghi Sơn. Thêm vào đó, Nhà máy Nghi Sơn lại sử dụng nguồn dầu thô từ Kuwait và Trung Đông nên trong tình hình dịch bệnh lan tràn, nguồn cung bị gián đoạn cũng làm cho sản lượng của nhà máy này suy giảm trong khi nó phải cung cấp tới trên dưới 35% lượng tiêu thụ xăng dầu trong nước với vai trò là nhà máy lọc dầu chủ lực lớn thứ hai của Việt Nam.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.02.2022
Lọc dầu Dung Quất phải tăng công suất, Việt Nam có đang lo khủng hoảng xăng dầu?
Nguyên nhân thứ ba là mặc dù chính sách mới nhất quy định tần suất điều chỉnh tăng/giảm giá dầu với chu kỳ 10 ngày/lần, ngắn hơn so với quy định trước đây là 15 ngày/lần. Tuy nhiên, vì chu kỳ điều chỉnh gần nhất lại rơi đúng vào ngày mùng 1 Tết Nhâm Dần nên không điều chỉnh. Do đó, lần điều chỉnh ngày 11/2/2022 trở thành lần điều chỉnh gộp 2 chu kỳ làm một (kéo dài 20 ngày), tạo nên biên độ tăng giá cao hơn gấp đôi biên độ của kỳ điều chỉnh trước đó.

Nhiều lĩnh vực chịu tác động mạnh của việc xăng dầu tăng giá mạnh

Sputnik: Theo đánh giá của ông, những biến động của thị trường xăng dầu thế giới, việc giá xăng dầu tăng mạnh trong nước tác động như thế nào tới nền kinh tế của Việt Nam, đến sản xuất, xuất khẩu và những lĩnh vực khác trong năm 2022?
Chuyên gia kinh tế Hồng Long:
Trong thời đại công nghiệp hóa phát triển, toàn cầu hóa sâu rộng của thế giới hiện nay, giá xăng dầu là “đầu vào” của giá thành hầu hết các sản phẩm, dịch vụ. Tỷ lệ giá xăng dầu trong giá thành lớn nhất thuộc về nhóm ngành logistic, bao gồm từ vận chuyển hàng hóa và hành khách, kho bãi, trung chuyển, bảo quản hàng hóa, giao thông cá nhân,v.v… Do xăng dầu là đầu vào chủ yếu của giao thông vận tải, mà giao thông vận tải lại là mạch máu của nền kinh tế nên giá xăng dầu tăng cao đã lập tức kéo theo giá cả một loạt các mặt hàng sẽ tăng theo, tạo nên một hiệu ứng tăng giá dây chuyền. Đây là điều cần cảnh giác vì sự tăng giá hàng hóa với biên độ lớn sẽ tạo ra nguy cơ lạm phát, làm chậm tốc độ phục hồi và phát triển kinh tế.
Mua bán xăng, dầu tại cửa hàng kinh doanh xăng dầu của Petrolimex - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.02.2022
Tại sao nhiều cửa hàng xăng dầu tại miền Tây đóng cửa?
Lĩnh vực thứ hai chịu tác động tiêu cực của việc tăng giá xăng dầu là ngành nghề đánh bắt thủy-hải sản. Sau giao thông vận tải thì ngành nghề đánh bắt thủy-hải sản là nơi tiêu thụ nhiều xăng dầu nhất, trong đó phần lớn là dầu Diesel dùng cho các động cơ thủy có công suất không dưới 90CV/tàu đánh bắt xa bờ. Giá thành sản phẩm của toàn ngành thủy hải sản vì thế cũng sẽ tăng lên.
Việc tăng giá dầu thô còn tạo hiệu ứng lan tỏa đến việc tăng giá khí đốt, kể cả khí đốt đồng hành (LPG) hay khí đốt tự nhiên (LNG). Vì vậy, không chỉ người dân phải chi thêm tiền cho việc đun nấu bằng bếp ga mà một số nhà máy điện ở Việt Nam đang sử dụng nhiên liệu khí đốt hóa lỏng cũng chịu ảnh hưởng từ việc tăng giá xăng dầu.
Ngoài ra, việc tăng giá xăng dầu cũng có ảnh hưởng nhất định đến chi tiêu quốc phòng và an ninh do hầu hết các phương tiện chiến đấu, các xe kéo, khí tài đều sử dụng xăng dầu để hoạt động, nhất là các quân binh chủng kỹ thuật cao như phòng không-không quân, hải quân, tăng-thiết giáp, pháo binh, công binh…

Cần tính toán lại và áp dụng mức thuế, các khoản thuế, phí xăng dầu hợp lý

Sputnik: Tại Việt Nam, xăng dầu là một trong những mặt hàng chiến lược do Nhà nước quản lý giá. Vậy trong tình hình hiện nay, để giảm tác động xấu tới sản xuất và nền kinh tế, theo ông chính phủ Việt Nam cần phải có những biện pháp gì?
Chuyên gia kinh tế Hồng Long:
Nhận thức được tầm quan trọng chiến lược của xăng dầu trong hệ thống an ninh phi truyền thống nên từ trước tới nay, Nhà nước Việt Nam luôn quy định xăng dầu là hàng hóa chiến lược do Nhà nước thống nhất quản lý, từ sản xuất, xuất nhập khẩu tới hệ thống phân phối, giá cả, điều kiện kinh doanh đặc biệt…
Trong khoảng 20 năm trở lại đây, Nhà nước Việt Nam đã có chính sách trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu nhằm mục đích giảm biên độ hạ giá khi cung vượt cầu và giảm biên độ tăng giá khi cầu vượt cung. Chính sách này đã góp phần bình ổn giá thành, giá bán của hàng loạt các hàng hóa khác, giúp duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức độ an toàn cũng như không “gây sốc” cho thị trường mỗi khi giá xăng dầu trên thế giới có những biến động bất lợi.
Mua bán xăng, dầu tại cửa hàng kinh doanh xăng dầu của Petrolimex - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.01.2022
Giá dầu thế giới biến động mạnh, giá xăng, giá dầu Việt Nam đồng loạt tăng trước Tết
Song song với việc điều hành Quỹ bình ổn giá xăng dầu, hiện nay, PVN đang tích cực khảo sát, đầu tư xây dựng thêm nhiều kho dự trữ xăng dầu, kể cả dầu thô và xăng dầu thành phẩm để có nền tảng “bình ổn tận gốc” vấn đề cung cấp xăng dầu trong nước. Thực tế cho thấy, trong thời gian biến động nhẹ trên thị trường xăng dầu trước kỳ tăng giá 11/2/2022, các nhà chức trách Việt Nam đã tính đến việc mở kho dự trữ xăng dầu để bình ổn thị trường do “trục trặc hoạt động” của Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn. Cuối cùng, giải pháp tài chính đã được lựa chọn để giúp cơ sở lọc hóa dầu chủ lực thứ hai của Việt Nam hoạt động bình thường trở lại, khắc phục tình trạng “khan hàng” trên thị trường. Tuy nhiên, việc mở rộng các kho dự trữ dầu thô và xăng dầu thành phẩm của Việt Nam là rất cần thiết và cấp bách nếu không muốn để tình trạng biến động bất lợi trên thị trường xăng dầu tiếp tục diễn ra.
Về lâu dài, Việt Nam sẽ tiếp tục đầu tư một số dự án lọc hóa dầu quy mô lớn ở Nhơn Hội (Bình Định), Vân Phong (Khánh Hòa) và Long Sơn (Bà Rịa-Vũng Tàu) để tiến tới tự chủ hoàn toàn nguồn cung mặt hàng chiến lược đặc biệt quan trọng này.
Việc điều hành thuế, phí đối với mặt hàng xăng dầu hiện vẫn cần tiếp tục được cải tiến. Các khảo sát mới nhất từ Bộ Công thương cho thấy, mỗi lít xăng E5-RON 92 bán ra trên thị trường Việt Nam đã “cõng” tới 43% thuế và quỹ. Gồm có:
Thuế bảo vệ môi trường: 15%
Thuế giá trị gia tăng: 9%
Thuế nhập khẩu 6%, (không áp dụng với xăng dầu sản xuất trong nước)
Thuế tiêu thụ đặc biệt: 6%
Chi phí định mức: 5%
Lợi nhuận định mức: 1%
Quỹ bình ổn giá xăng dầu: 1%.
Giá xăng dầu tăng không những làm tăng giá thành sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, mà còn trực tiếp làm tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI), ảnh hưởng đến thu nhập và chi tiêu của người dân. Giá xăng dầu tăng 10% làm cho CPI tăng 0,36 điểm phần trăm và làm GDP giảm khoảng 0,5%. Đây là mức giảm ảnh hưởng không nhỏ tới tăng trưởng kinh tế. Chi tiêu cho xăng dầu chiếm 1,5% trong tổng tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình nên khi giá xăng dầu tăng cao, người dân sẽ cơ cấu lại và cắt giảm một phần chi tiêu, làm giảm tổng cầu của nền kinh tế
Mua bán xăng, dầu tại cửa hàng kinh doanh xăng dầu của Petrolimex - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.01.2022
Mặt hàng xăng dầu sẽ tăng giá vào ngày mai?
Do đó, việc tính toán lại để áp dụng mức thuế hợp lý, các khoản thuế, phí đối với xăng dầu là việc làm cần thiết và cấp bách để “hãm phanh” đà tăng giá xăng dầu nhằm tránh một hiệu ứng “tăng giá dây chuyền” gây bất lợi cho nền kinh tế. Trong đó, thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt cần được tính toán lại để giảm bớt giá cả.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала