- Sputnik Việt Nam, 1920
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Sau khi Kiev tăng cường tấn công DNR và LNR, theo yêu cầu của các nước cộng hòa này, Nga đã công nhận nền độc lập của họ. Lực lượng an ninh Ukraina tiếp tục tấn công Donbass. Ngày 24/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo rằng ông đã quyết định về một chiến dịch quân sự đặc biệt.

Ý kiến chuyên gia: MiG-29 và Su-25 cũ kỹ không cứu được chế độ tân phát-xít ở Ukraina

CC BY-SA 2.0 / Ministry of Defense of Ukraina / Máy bay cường kích Su-25 của Ukraina
Máy bay cường kích Su-25 của Ukraina - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.03.2022
Đăng ký
Trong tương quan những hành động thù địch trên lãnh thổ Ukraina, trên các phương tiện truyền thông bắt đầu xuất hiện tin NATO dường như định cung cấp cho chế độ Kiev số máy bay quân sự sản xuất từ thời Liên Xô hiện sẵn có tại mấy nước của Liên minh.
Có lẽ số máy bay này sẽ bố trí trên phi trường Ba Lan và các phi công Ukraina sẽ lái máy bay xung trận.
Nên đánh giá thế nào về dự định đó? Hậu quả ra sao từ bước đi công nhiên vô trách nhiệm như vậy? Sputnik đề nghị chuyên gia hàng không quân sự Nga cho ý kiến bình luận.
Biểu tượng của Liên hợp quốc (LHQ) tại Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) ở New York. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.03.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Việt Nam nhấn mạnh việc bảo vệ công dân Việt Nam tại Ukraina

Những sự kiện lịch sử

Để bắt đầu, hãy nhớ lại vài sự kiện lịch sử có tương đồng nhất định với diễn biến hiện nay. Vào giai đoạn cuối của cuộc Chiến tranh Việt Nam, Hoa Kỳ tiếp tục trang bị cho "Quân lực Việt Nam Cộng hòa" những vũ khí khá hiện đại. Kể cả máy bay chiến đấu. Cụ thể, chế độ Sài Gòn đã được cấp các máy bay tiêm kích-ném bom rất tốt, đơn giản và đáng tin cậy thuộc loại F-5E Tiger và cường kích bọc thép A-37 Dragonfly. Hơn nữa, loạt đầu tiên nói chung mới toanh, với thời gian bay chỉ từ 9 đến 24 giờ.
© Ảnh : Public domainMáy bay chiến đấu F-5E Tiger II của Không quân Mỹ
Máy bay chiến đấu F-5E Tiger II của Không quân Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.03.2022
Máy bay chiến đấu F-5E Tiger II của Không quân Mỹ
Thế mà những chiếc máy bay hiện đại này không giúp được gì cho chế độ Sài Gòn. Và đây là một vài dữ kiện lịch sử nổi bật: ngày 8 tháng 4 năm 1975, viên phi công VNCH cất cánh trên chiếc F-5E (số đuôi 01638) từ sân bay Biên Hòa, thả bom xuống Dinh Độc Lập ở giữa Sài Gòn rồi bay về vùng giải phóng. Đến chiều 28 tháng 4 năm 1975, một phi đội lái cường kích A-37 bất ngờ oanh tạc sân bay Tân Sơn Nhất, phá hủy 24 chiếc máy bay của đối phương. Điều đáng nói là bộ đội Việt Nam đã nhanh chóng làm chủ số máy bay A-37 này với sự hướng dẫn của các hàng binh-cựu phi công VNCH.
Sau đó, hầu như toàn bộ số máy bay Mỹ ở tình trạng hoạt động tốt đều về tay các chiến sĩ của Lực lượng MTDTGP miền Nam Việt Nam và bộ đội chủ lực. Trong nhiều năm tiếp theo các máy bay này còn thực hiện thành công nhiều nhiệm vụ chiến đấu trong đội hình lực lượng của QĐND Việt Nam. Như vậy «thuốc bổ» Mỹ hà hơi tiếp sức vẫn không cứu được chế độ VNCH mà trái lại.
© Ảnh : Public domainMáy bay cường kích OA-37B Dragonfly của Mỹ
Máy bay cường kích OA-37B Dragonfly của Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.03.2022
Máy bay cường kích OA-37B Dragonfly của Mỹ

Phi công không máy bay và sự hỗ trợ của «chiến hữu»

Tình hình hiện tại ở Ukraina có chút khác biệt. Sau khi Liên Xô tan rã, Kiev nhận được tiềm lực quân sự hùng mạnh. Ví dụ, số lượng lớn chiến đấu cơ Su-27, máy bay ném bom tiền tuyến Su-24. Tất nhiên, trong 30 năm qua những cỗ máy đã hao mòn. Nhưng vẫn có khả năng chiến đấu và khá nguy hiểm. Do đó, số máy bay này hầu như bị phá hủy hoàn toàn hoặc hư hại không thể khắc phục được do kết quả của cuộc tấn công bằng vũ khí chính xác cao mà Nga tiến hành nhắm vào các sân bay Ukraina rạng sáng ngày 24 tháng 2 năm 2022. Các phi công của Không quân Ukraina chẳng còn phương tiện gì để chiến đấu. Lực lượng Hàng không-Vũ trụ Nga chiếm ưu thế tuyệt đối trên không trung.
CC BY 4.0 / Mykola Lazarenko / Máy bay chiến đấu MiG-29
Máy bay chiến đấu MiG-29  - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.03.2022
Máy bay chiến đấu MiG-29
Những ngày gần đây, trên các phương tiện truyền thông bắt đầu xuất hiện thông tin rằng với nỗ lực tuyệt vọng nhằm cứu chế độ Kiev, một số nước phương Tây quyết định cung cấp vũ khí cho Ukraina để thay thế những thứ đã bị phá hủy. Chuyện ở đây nói về hàng không quân sự, về các chiến đấu cơ MiG-29 khá cũ kỹ và cường kích cơ Su-25 sản xuất từ thời Liên Xô vẫn còn phục vụ cho một số nước ở «sườn phía đông» của NATO, như Ba Lan và có thể thêm Bulgaria và Romania. Trong bối cảnh chuyển đổi sang tiêu chuẩn vũ khí của NATO, các nước này không còn cần dùng những phương tiện đó nữa. Vì thế, rõ ràng là «tiện cả đôi đàng», họ chuyển số máy bay Xô-viết cho Kiev và cử các phi công Ukraina ra trận. Do các sân bay ở Ukraina bị hư hại, có lẽ những chiếc MiG và Su này sẽ đậu ở Ba Lan.
Đâu có quan trọng gì là máy bay đã cũ và các phi công bị đưa đến chỗ chết không tránh khỏi: phương Tây chẳng mấy bận tâm về sự sống của người Ukraina. Điều chính yếu nhất là trì hoãn mốc cáo chung thảm hại của chế độ tân Quốc xã bù nhìn và vớt vát gây tổn hại tối đa cho quân đội Nga!
Chiến đấu cơ Su-35 - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.02.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Bộ Quốc phòng Ukraina đăng clip từ trò chơi mô phỏng cảnh «bắn rơi chiến đấu cơ Nga»

NATO muốn thu hút hoả lực về phía mình?

Liệu điều này có thực tế? Đây là cái gì vậy? Khiêu khích hay là chiến dịch quảng cáo thanh lý số trang bị cũ? Dễ hiểu là Nga sẽ không để cho những chiếc MiG-29 và Su-25 này tung hoành trong vùng cấm bay.
Sputnik đã đề nghị chuyên gia Nga về sử dụng hàng không quân sự, cựu chiến binh tham gia hoạt động chiến sự cục bộ, TS khoa học quân sự, Đại tá Makar Aksyonenko bình luận về tình hình nói trên.
Ông Makar Aksyonenko nói:

"Theo nhãn quan của tôi, tất cả những tin này đều là tuyên bố khiêu khích, giả mạo, cố truyền cho đội quân dân tộc chủ nghĩa Ukraina tia hy vọng quái đản về sự cứu rỗi. Đúng là Ba Lan, Bulgaria, Romania đang có những máy bay loại này. Nhưng Ba Lan, nước thành viên NATO, liệu có thực sự sẵn sàng dành lãnh thổ của mình cho các cuộc tấn công chống lại quốc gia láng giềng? Không một nguyên thủ nào, dù là «cái đầu nóng» nhất ở Ba Lan và trong Liên minh Bắc Đại Tây Dương, sẽ đồng ý với điều này! Nếu họ nỗ lực chuyển những chiếc máy bay cũ đến một trong những phi trường còn lại ở miền Tây Ukraina, chắc chắn máy bay sẽ bị phá hủy dưới đòn oanh kích của hàng không Nga. Bởi vì thuật ngữ «chiếm ưu thế trên không» ngụ ý sự thống lĩnh hoàn toàn và loại mọi máy bay lạ khỏi khu vực trách nhiệm đó. Bất kỳ toan tính nào sử dụng những chiếc MiG-29 hoặc Su-25 kia trong chiến đấu đều sẽ bị triệt hạ. Sẽ không thể đối chọi với quân đội Nga, cả về số lượng và chất lượng. Muốn đương đầu thì không chỉ vài phi đội, mà cần có các sư đoàn và quân đoàn không quân!".

Tình hình biên giới với Ukraina - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.03.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Bộ Quốc phòng Nga: Lực lượng vũ trang Nga kiểm soát hoàn toàn Kherson
Chuyên gia khẳng định: ngay cả khi NATO thu thập đủ số lượng máy bay như vậy thì cũng đơn giản là quá muộn để phía Ukraina sử dụng. Thời gian đã cạn rồi. Đồng thời, Đại tá Aksyonenko nhấn mạnh những điều mà bất kỳ nhà quân sự chuyên nghiệp nào cũng cần hiểu:

"Tổng thống Putin đã cảnh báo rõ ràng: mọi hoạt động cung cấp vũ khí của các nước NATO cho chế độ Ukraina sẽ bị lực lượng tấn công của Nga chặn đứng. Thậm chí cả khi họ cố bằng cách thức nào đó để kéo món hàng quân sự đến Ukraina bây giờ, thì tất cả những chuyến vận chuyển này chắc sẽ bị phá hủy. Nếu thực sự nỗ lực sử dụng mạng lưới sân bay của Ba Lan làm căn cứ cho máy bay tấn công của Ukraina, thì lúc đó xung đột NATO-Nga nóng lên càng gay gắt. Phương Tây có muốn cảnh tượng đó không? Dù sao chăng nữa, bằng cách triển khai cơ sở hạ tầng quân sự của mình trên lãnh thổ các nước Đông Âu, NATO đã vượt qua «lằn ranh đỏ» nhất định. Đừng làm cho tình hình tồi tệ hơn!", - chuyên gia kết luận.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала