https://kevesko.vn/20220306/gia-bat-dong-san-tang-cao-giai-phap-nao-de-nguoi-ngheo-cung-mua-duoc-nha-14079258.html
Giá bất động sản tăng cao, giải pháp nào để người nghèo cũng mua được nhà?
Giá bất động sản tăng cao, giải pháp nào để người nghèo cũng mua được nhà?
Sputnik Việt Nam
Theo các chuyên gia, giá bất động sản tại Việt Nam hiện là quá cao so với thu nhập của hầu hết người dân. Do đó, những người thu nhập thấp, người nghèo đô thị... 06.03.2022, Sputnik Việt Nam
2022-03-06T13:27+0700
2022-03-06T13:27+0700
2022-03-06T13:27+0700
việt nam
kinh tế
chính trị
bất động sản
giá
tài sản
tài chính
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/06/0a/10628625_0:160:3073:1888_1920x0_80_0_0_9e8e5ba089e2d238b8ece8076fde8e47.jpg
Chính vì vậy, có nhiều ý kiến đề xuất nên có chính sách đánh thuế tài sản đối với bất động sản một cách phù hợp. Điều này được kỳ vọng sẽ giúp làm giảm giá thành nhà đất, từ đó giúp những người có thu nhập thấp dễ mua được nhà hơn, tạo điều kiện cho họ an cư lạc nghiệp.Giá bất động sản tăng cao tại các tỉnh miền NamMới đây, Công ty Tư vấn Bất động sản Toàn cầu Jones Lang Lasalle (JLL) Việt Nam đã công bố báo cáo thị trường nhà liền thổ 5 tỉnh miền Nam, bao gồm TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu.Theo đó, giá chào bán nhà liền thổ cuối năm 2021 đều ghi nhận tăng trưởng. Cụ thể, giá nhà liền thổ tại Sài Gòn ở mức khoảng 6.500 USD một m2 đất chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT). Ở bốn tỉnh còn lại, giá đất dao động trong khoảng 1.800-3.000 USD một m2 đất.Trong quý IV/2021, bình quân giá nhà liền thổ tại 5 tỉnh phía Nam vào khoảng 2.955 USD/m2 đất, tăng 28,8% so với năm 2020. Giá các dự án tích hợp quy mô lớn trên địa bàn các tỉnh Đồng Nai, Long An đã tăng 5-10% so với đợt mở bán trước, tăng 20-30% trong vòng 1 năm qua.Lý do giá nhà liền thổ tăng phần lớn là do rổ hàng mới chủ yếu rơi vào nhóm tài sản giá trị cao bao gồm dinh thự ven sông, nhà phố thương mại diện tích lớn gần các khu quảng trường thương mại, bến du thuyền...Theo JLL, trong quý IV/2021, số nhà liền thổ mới mở bán của cả thị trường miền Nam lên đến gần 2.100 căn. Trong số đó, chỉ có 223 căn là ở TP.HCM, chủ yếu đến từ các dự án quy mô nhỏ.Trong khi đó, 4 tỉnh vệ tinh cung cấp hơn 1.800 căn, xếp số 1 là Bình Dương với hơn 1.000 căn, sau đó là Đồng Nai gần 500 căn, Bà Rịa - Vũng Tàu 250 căn và Long An gần 100 căn.Lượng giao dịch thành công tại 4 tỉnh vệ tinh đạt trên 2.030 căn, phần nhiều đến từ các dự án tích hợp, phức hợp quy mô lớn. TP.HCM giao dịch thành công 214 căn, chủ yếu tại các quận 12, Tân Phú, Bình Tân, vốn là những địa bàn đông dân nhập cư.Trong năm nay 2022, có khoảng 11.400 căn nhà phố, biệt thự xây sẵn dự kiến sẽ được chào bán tại 4 tỉnh vệ tinh. Còn tại TP.HCM, nguồn cung ước tính sẽ không nhiều, với khoảng 1.500-2.000 căn đủ điều kiện mở bán.Đánh thuế bất động sản hợp lýTheo nhiều chuyên gia, việc đánh thuế tài sản đối với bất động sản tại Việt Nam là phù hợp, có thể giúp làm giảm giá nhà, từ đó người dân dễ dàng mua được nhà, đất hơn.Luật sư Trần Minh Cường cho rằng, tỷ lệ thu thuế tài sản/GDP ở các nước phát triển và một số nước đang phát triển tại châu Á vào khoảng 2%/GDP. Ở Nhật Bản, tỷ lệ này thậm chí lên đến 8%.Trong khi đó, tại Việt Nam, thuế thu sử dụng tài sản chỉ chiếm khoảng 0,036%/GDP, thấp hơn hàng trăm lần so với các quốc gia phát triển và mới chỉ điều tiết đối với đất.Theo số liệu của Numbeo, chỉ số giá bất động sản/thu nhập của Việt Nam cao thứ 17 trên thế giới, đứng thứ 13 so tại châu Á. Đến năm 2021, chỉ số này của Việt Nam là 19,75. Con số này cao hơn Singapore, Nhật Bản, gấp đôi Ấn Độ và Malaysia.Điều đó nói lên rằng, giá bất động sản tại Việt Nam hiện là quá cao so với thu nhập của đại đa số người dân. Từ đó, những người thu nhập thấp, người nghèo đô thị ngày càng khó có cơ hội sở hữu nhà ở.Theo ông Đinh Duy Trinh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản Việt Nam (VNGreal), nhiều nước trên thế giới áp dụng chính sách đánh thuế tập trung từ căn nhà thứ hai trở đi hay các tài sản nhà ở không có chủ sở hữu để tránh hiện tượng đầu cơ bất động sản.Lấy ví dụ, Singapore cho các bất động sản nhà ở có giá dưới 8.000 USD (thường là căn hộ có một và hai phòng) được hưởng thuế bất động sản bằng 0. Tuy nhiên, các bất động sản cao cấp có thuế tài sản dao động từ 4 - 16% giá trị nhà. Đặc biệt, các bất động sản bỏ hoang bị đánh thuế tài sản lên đến 10 - 20% tùy giá trị.Vừa qua, Bộ Tài chính Việt Nam đã trình dự thảo luật Thuế tài sản, trong đó đề xuất áp dụng mức thuế tài sản chung (gồm cả đất và nhà) với tỷ lệ 0,3% với nhà không chịu thuế dưới 1 tỉ đồng, tỷ lệ 0,4% với nhà không chịu thuế là 700 triệu đồng. Nếu được thực thi, luật này sẽ giúp thu ngân sách khoảng 31.000 tỉ đồng.Chống đầu cơ bất động sản thế nào?Theo Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM Lê Hoàng Châu, thị trường bất động sản liên tục có những cơn sốt đất kể từ năm 2017. Điều này đã tác động tiêu cực, khiến người có thu nhập trung bình hoặc thấp ở đô thị mất khả năng mua nhà.Để hạ giá bất động sản, hạn chế đầu cơ, ông Châu đã nhiều lần đề xuất Thủ tướng xem xét áp mức thuế suất rất cao khi bán, chuyển nhượng lại nhà đất trong năm đầu tiên, sau đó tiếp tục giữ mức thuế suất cao trong năm thứ hai, thứ ba.Có thể áp thuế suất bình thường cho các trường hợp bán, chuyển nhượng nhà đất sau 3 năm hoặc chứng minh được nhu cầu bán, chuyển nhượng nhà đất là chính đáng. Với những cá nhân, tổ chức có sở hữu nhiều bất động sản nhưng không sử dụng cho mục đích sản xuất, kinh doanh, không để ở thì chịu mức thuế suất lũy tiến tùy theo số lượng nhà đất đang có.Những người chậm đưa đất vào sử dụng cũng cần bị đánh thuế cao để loại bỏ tư tưởng găm giữ đất, đầu cơ đất đai. Nếu thị trường bất động sản bị đầu cơ thì có thể áp mức thuế suất rất cao để triệt tiêu ý chí đầu cơ này.Về phần mình, PGS.TS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường, cho rằng nhà nước cần tăng tỷ suất thuế, định giá đúng thửa đất nhằm hạn chế tình trạng đầu cơ đất đai và tăng thu cho ngân sách.Đối với vấn đề quản lý, sắc thuế tài sản, thuế bất động sản chủ yếu được thực hiện ở các nước G7, OECD, hay các nước công nghiệp mới.Theo ông, tại Việt Nam, luật Thuế tài sản đã được thảo luận từ năm 2000 nhưng cho đến nay vẫn chưa được thông qua. Việc tăng thuế tài sản đối với nhà đất, đặc biệt là với những căn nhà thứ 2 trở lên là điều nên làm để điều tiết nguồn lực. Trường hợp ai thuộc diện hộ nghèo, khó khăn có thể được hưởng ưu đãi miễn giảm, ai sở hữu nhiều nhà đất sẽ bị đánh thuế.Theo các chuyên gia, cơ quan có thẩm quyền nên hoàn thiện các thể chế về đất đai, quy hoạch, nhất là trong việc xây dựng bảng giá đất, khung giá đất phải sát với giá thị trường. Việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đầu tư hạ tầng phải được công khai minh bạch.Bên cạnh đó, nhằm giúp thuế tài sản hoạt động hiệu quả, linh hoạt và mang lại nguồn thu bền vững, cần xây dựng chính sách trên cơ sở cân đối hài hòa lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp với người dân.
https://kevesko.vn/20220306/quan-doi-viet-nam-siet-chat-tinh-hinh-toi-pham-quan-su-14074030.html
https://kevesko.vn/20220305/cai-ma-the-gioi-thieu-viet-nam-lai-thua-14068707.html
https://kevesko.vn/20220128/vu-an-nam-cam-xu-ban-dung-ha-vi-sao-hai-banh-duoc-ra-tu-som-13494836.html
https://kevesko.vn/20220221/bo-tai-chinh-noi-gia-xang-viet-nam-re-so-voi-the-gioi-sap-dau-gia-lo-xang-du-tru-quoc-gia-13842219.html
https://kevesko.vn/20220305/thu-tuong-pham-minh-chinh-lam-gi-o-kien-giang-14074865.html
https://kevesko.vn/20220228/quoc-hoi-viet-nam-so-den-nha-may-loc-dau-nghi-son-13968170.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/06/0a/10628625_170:0:2901:2048_1920x0_80_0_0_495b26da1565664aaf518bfb0be03bf9.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, kinh tế, chính trị, bất động sản, giá, tài sản, tài chính
việt nam, kinh tế, chính trị, bất động sản, giá, tài sản, tài chính
Chính vì vậy, có nhiều ý kiến đề xuất nên có chính sách đánh thuế tài sản đối với bất động sản một cách phù hợp. Điều này được kỳ vọng sẽ giúp làm giảm giá thành nhà đất, từ đó giúp những người có thu nhập thấp dễ mua được nhà hơn, tạo điều kiện cho họ an cư lạc nghiệp.
Giá bất động sản tăng cao tại các tỉnh miền Nam
Mới đây, Công ty Tư vấn Bất động sản Toàn cầu Jones Lang Lasalle (JLL) Việt Nam đã công bố báo cáo thị trường nhà liền thổ 5 tỉnh miền Nam, bao gồm TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Theo đó, giá chào bán nhà liền thổ cuối năm 2021 đều ghi nhận tăng trưởng. Cụ thể,
giá nhà liền thổ tại Sài Gòn ở mức khoảng 6.500 USD một m2 đất chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT). Ở bốn tỉnh còn lại, giá đất dao động trong khoảng 1.800-3.000 USD một m2 đất.
Trong quý IV/2021, bình quân giá nhà liền thổ tại 5 tỉnh phía Nam vào khoảng 2.955 USD/m2 đất, tăng 28,8% so với năm 2020. Giá các dự án tích hợp quy mô lớn trên địa bàn các tỉnh Đồng Nai, Long An đã tăng 5-10% so với đợt mở bán trước, tăng 20-30% trong vòng 1 năm qua.
Lý do giá nhà liền thổ tăng phần lớn là do rổ hàng mới chủ yếu rơi vào nhóm tài sản giá trị cao bao gồm dinh thự ven sông, nhà phố thương mại diện tích lớn gần các khu quảng trường thương mại, bến du thuyền...
Theo JLL, trong quý IV/2021, số nhà liền thổ mới mở bán của cả thị trường miền Nam lên đến gần 2.100 căn. Trong số đó, chỉ có 223 căn là ở TP.HCM, chủ yếu đến từ các dự án quy mô nhỏ.
Trong khi đó, 4 tỉnh vệ tinh cung cấp hơn 1.800 căn, xếp số 1 là Bình Dương với hơn 1.000 căn, sau đó là Đồng Nai gần 500 căn, Bà Rịa - Vũng Tàu 250 căn và Long An gần 100 căn.
Lượng giao dịch thành công tại 4 tỉnh vệ tinh đạt trên 2.030 căn, phần nhiều đến từ các dự án tích hợp, phức hợp quy mô lớn. TP.HCM giao dịch thành công 214 căn, chủ yếu tại các quận 12, Tân Phú, Bình Tân, vốn là những địa bàn đông dân nhập cư.
Trong năm nay 2022, có khoảng 11.400 căn nhà phố, biệt thự xây sẵn dự kiến sẽ được chào bán tại 4 tỉnh vệ tinh. Còn tại TP.HCM, nguồn cung ước tính sẽ không nhiều, với khoảng 1.500-2.000 căn đủ điều kiện mở bán.
Đánh thuế bất động sản hợp lý
Theo nhiều chuyên gia, việc đánh thuế tài sản đối với bất động sản tại Việt Nam là phù hợp, có thể giúp làm giảm giá nhà, từ đó người dân dễ dàng mua được nhà, đất hơn.
Luật sư Trần Minh Cường cho rằng, tỷ lệ thu thuế tài sản/GDP ở các nước phát triển và một số nước đang phát triển tại
châu Á vào khoảng 2%/GDP. Ở Nhật Bản, tỷ lệ này thậm chí lên đến 8%.
Trong khi đó, tại Việt Nam, thuế thu sử dụng tài sản chỉ chiếm khoảng 0,036%/GDP, thấp hơn hàng trăm lần so với các quốc gia phát triển và mới chỉ điều tiết đối với đất.
Theo số liệu của Numbeo, chỉ số giá bất động sản/thu nhập của Việt Nam cao thứ 17 trên thế giới, đứng thứ 13 so tại châu Á. Đến năm 2021, chỉ số này của Việt Nam là 19,75. Con số này cao hơn Singapore, Nhật Bản, gấp đôi Ấn Độ và Malaysia.
Điều đó nói lên rằng, giá bất động sản tại Việt Nam hiện là quá cao so với thu nhập của đại đa số người dân. Từ đó, những người thu nhập thấp, người nghèo đô thị ngày càng khó có cơ hội sở hữu nhà ở.
Theo ông Đinh Duy Trinh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản Việt Nam (VNGreal), nhiều nước trên thế giới áp dụng chính sách đánh thuế tập trung từ căn nhà thứ hai trở đi hay các tài sản nhà ở không có chủ sở hữu để tránh hiện tượng đầu cơ bất động sản.
Lấy ví dụ, Singapore cho các bất động sản nhà ở có giá dưới 8.000 USD (thường là căn hộ có một và hai phòng) được hưởng thuế bất động sản bằng 0. Tuy nhiên, các bất động sản cao cấp có thuế tài sản dao động từ 4 - 16% giá trị nhà. Đặc biệt, các bất động sản bỏ hoang bị đánh thuế tài sản lên đến 10 - 20% tùy giá trị.
Vừa qua,
Bộ Tài chính Việt Nam đã trình dự thảo luật Thuế tài sản, trong đó đề xuất áp dụng mức thuế tài sản chung (gồm cả đất và nhà) với tỷ lệ 0,3% với nhà không chịu thuế dưới 1 tỉ đồng, tỷ lệ 0,4% với nhà không chịu thuế là 700 triệu đồng. Nếu được thực thi, luật này sẽ giúp thu ngân sách khoảng 31.000 tỉ đồng.
Chống đầu cơ bất động sản thế nào?
Theo Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM Lê Hoàng Châu, thị trường bất động sản liên tục có những cơn sốt đất kể từ năm 2017. Điều này đã tác động tiêu cực, khiến người có thu nhập trung bình hoặc thấp ở đô thị mất khả năng mua nhà.
Để hạ giá bất động sản, hạn chế đầu cơ, ông Châu đã nhiều lần đề xuất Thủ tướng xem xét áp mức thuế suất rất cao khi bán, chuyển nhượng lại nhà đất trong năm đầu tiên, sau đó tiếp tục giữ mức thuế suất cao trong năm thứ hai, thứ ba.
Có thể áp thuế suất bình thường cho các trường hợp bán, chuyển nhượng nhà đất sau 3 năm hoặc chứng minh được nhu cầu bán, chuyển nhượng nhà đất là chính đáng. Với những cá nhân, tổ chức có sở hữu nhiều bất động sản nhưng không sử dụng cho mục đích sản xuất, kinh doanh, không để ở thì chịu mức thuế suất lũy tiến tùy theo số lượng nhà đất đang có.
Những người chậm đưa đất vào sử dụng cũng cần bị đánh thuế cao để loại bỏ tư tưởng găm giữ đất, đầu cơ đất đai. Nếu thị trường bất động sản bị đầu cơ thì có thể áp mức thuế suất rất cao để triệt tiêu ý chí đầu cơ này.
Về phần mình, PGS.TS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường, cho rằng nhà nước cần tăng tỷ suất thuế, định giá đúng thửa đất nhằm hạn chế tình trạng đầu cơ đất đai và tăng thu cho ngân sách.
Đối với vấn đề quản lý, sắc thuế tài sản, thuế bất động sản chủ yếu được thực hiện ở các nước G7, OECD, hay các nước công nghiệp mới.
“Kinh nghiệm quốc tế cho thấy thuế tài sản là một loại thuế ra đời sớm trong hệ thống thuế của đa số các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển. Hiện có trên 90% quốc gia thực hiện thu thuế tài sản với nhiều tên gọi khác nhau”, ông Võ nói.
Theo ông, tại Việt Nam, luật Thuế tài sản đã được thảo luận từ năm 2000 nhưng cho đến nay vẫn chưa được thông qua.
Việc tăng thuế tài sản đối với nhà đất, đặc biệt là với những căn nhà thứ 2 trở lên là điều nên làm để điều tiết nguồn lực. Trường hợp ai thuộc diện hộ nghèo, khó khăn có thể được hưởng ưu đãi miễn giảm, ai sở hữu nhiều nhà đất sẽ bị đánh thuế.
Theo các chuyên gia, cơ quan có thẩm quyền nên hoàn thiện các thể chế về đất đai, quy hoạch, nhất là trong việc xây dựng bảng giá đất, khung giá đất phải sát với giá thị trường. Việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đầu tư hạ tầng phải được công khai minh bạch.
Bên cạnh đó, nhằm giúp thuế tài sản hoạt động hiệu quả, linh hoạt và mang lại nguồn thu bền vững, cần xây dựng chính sách trên cơ sở cân đối hài hòa lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp với người dân.