https://kevesko.vn/20220228/quoc-hoi-viet-nam-so-den-nha-may-loc-dau-nghi-son-13968170.html
Quốc hội Việt Nam ‘sờ đến’ nhà máy lọc dầu Nghi Sơn
Quốc hội Việt Nam ‘sờ đến’ nhà máy lọc dầu Nghi Sơn
Sputnik Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa chỉ đạo giám sát tình hình cung ứng xăng dầu trong nước và khó khăn tài chính của nhà máy lọc dầu Nghi Sơn. 28.02.2022, Sputnik Việt Nam
2022-02-28T19:07+0700
2022-02-28T19:07+0700
2022-02-28T19:15+0700
việt nam
quốc hội
vương đình huệ
nhà máy lọc dầu
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/02/1c/13968507_0:0:2875:1617_1920x0_80_0_0_dc169c1d065dbee32768551d95918a5a.jpg
Trong bối cảnh giá dầu thế giới tăng cao, tình hình nhà máy lọc dầu Nghi Sơn chưa hẳn đã có thể lạc quan và an tâm, cơ quan chức năng của Việt Nam vẫn đang nỗ lực chủ động điều hành giá xăng dầu linh hoạt, tìm thêm nguồn cung, tránh khủng hoảng xăng dầu và hài hòa lợi ích các bên.Giám sát cung ứng xăng dầu và tình hình tài chính Lọc dầu Nghi SơnVăn phòng Quốc hội vừa truyền đạt ý kiến của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gửi một số cơ quan của Quốc hội yêu cầu giám sát về tình hình cung ứng xăng dầu trong nước và nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn.Theo đó, thực hiện quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã giao Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội chủ trì, phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và các cơ quan có liên quan thực hiện theo dõi, nắm bắt tình hình về sản xuất, nhập khẩu, bảo đảm nguồn cung ứng xăng dầu trong giai đoạn hiện nay và việc bình ổn thị trường xăng dầu trong nước.Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng yêu cầu giám sát tình hình hoạt động và thực trạng về tài chính của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 42/2021/QH15 ngày 13/11/2021 của Quốc hội.Trên cơ sở đó, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội kết quả giám sát trong tháng 3/2022.Được biết, Nghị quyết số 42/2021/QH15, Quốc hội đã quyết nghị: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam được sử dụng lợi nhuận sau thuế, sau trích các quỹ để xử lý số tiền bù giá trong bao tiêu sản phẩm của Dự án liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn và thực hiện dự toán, quyết toán theo quy định.Tại Nghị quyết, Quốc hội cũng giao Chính phủ tổ chức thực hiện nội dung này đồng bộ với các cam kết khác theo đúng Thỏa thuận bảo lãnh và cam kết của Chính phủ.Như Sputnik thông tin, nhà máy lọc dầu lớn nhất Việt Nam – đại dự án 9 tỷ USD – Lọc dầu Nghi Sơn đã buộc phải cắt giảm công suất từ trung tuần tháng 1, thậm chí đứng trước nguy cơ đóng cửa vì thiếu tiền nhập nguyên liệu.Bộ Công Thương thừa nhận, việc đơn vị chiếm đến 30-35% nguồn cung ứng xăng dầu cả nước gặp trục trặc chính là khởi nguồn cho tình trạng khan hiếm nguồn cung xăng dầu trong nước vừa qua, dẫu là ‘cục bộ’, hay ‘không điển hình’.Chính phủ nỗ lực điều hành thị trường xăng dầuHôm 22/2 vừa qua, Chính phủ cũng đã ban hành Công điện số 160/CĐ-TTg ngày 22/2/2022 về việc bảo đảm cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước.Trong đó nêu rõ, xăng dầu là mặt hàng chiến lược, quan trọng, nhạy cảm dễ ảnh hưởng đến tâm lý người dân, tác động trực tiếp đến ổn định kinh tế vĩ mô, do đó phải được quản lý, điều hành một cách khoa học, chặt chẽ, theo đúng quy định của pháp luật.Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan chủ động, quyết liệt trong công tác điều hành cân đối cung, cầu thị trường xăng dầu theo thẩm quyền và chức năng, nhiệm vụ được giao, bảo đảm không để thiếu hụt nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước.Bộ Công Thương cũng cần chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các đơn vị cung ứng, phân phối xăng dầu, các cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên toàn quốc để kịp thời phát hiện, kiên quyết xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật đối với các hành vi găm hàng nhằm trục lợi và các vi phạm khác (nếu có) trong hoạt động kinh doanh xăng dầu.Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp làm việc với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và cơ quan, đơn vị liên quan để xác định cam kết sản lượng của các doanh nghiệp sản xuất xăng dầu trong nước thời gian tới, làm cơ sở cho việc nhập khẩu xăng dầu đáp ứng nhu cầu thị trường Việt Nam.Như Sputnik đề cập, Bộ Công Thương đã yêu cầu 10 doanh nghiệp đầu mối tăng nhập khẩu 2,4 triệu m3 xăng, dầu trong quý II. Ngoài ra, nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã tăng công suất lên 105%.Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và cơ quan liên quan chủ động điều hành giá xăng dầu theo thẩm quyền, bảo đảm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu, đề xuất phương án điều chỉnh chính sách thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu.Bộ Công an tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến sản xuất, nhập khẩu, buôn bán và phân phối xăng dầu.Thanh tra Chính phủ bổ sung kế hoạch thanh tra năm 2022 về việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý Nhà nước về xăng dầu nhằm kịp thời phát hiện các sơ hở, bất cập trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, kiến nghị biện pháp xử lý theo quy định; báo cáo Thủ tướng Chính phủ.Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam chủ động thực hiện các biện pháp, giải pháp theo thẩm quyền; phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương thực hiện nhiệm vụ đã nêu.Giá xăng Việt Nam tăng theo giá dầu thế giới?Liên quan đến tin tức mới nhất về giá xăng dầu, theo nhiều chuyên gia, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong nước nhận định, trong kỳ điều hành giá xăng dầu ngày mai (3/1), Liên Bộ Công Thương – Tài chính sẽ tiếp tục điều chỉnh tăng giá bán lẻ xăng dầu trong nước.Cụ thể, mức tăng đối với mặt hàng xăng có thể ở mức 300 – 500 đồng/lít; giá các mặt hàng dầu có thể tăng từ 200 – 350 đồng/lít nếu việc trích lập và chi Quỹ BOG được thực hiện như kỳ trước.Trường hợp Liên Bộ Tài chính – Công Thương giảm trích lập hoặc tăng chi Quỹ, giá xăng, dầu có thể tăng ít hơn mức dự đoán hoặc chỉ tăng nhẹ, thậm chí một số mặt hàng dầu có thể giữ nguyên giá bán như hiện hành.Lần gần nhất (hôm 21/2), giá giá xăng E5RON92 tăng 960 đồng/lít; xăng RON95 tăng 960 đồng lên mức 26.280 đồng một lít - là mức cao nhất từ năm 2005 trở lại đây. Giá mặt hàng dầu hoả từ ngày 21/2 cũng tăng 750 đồng/lít; Dầu diesel đắt hơn 940 đồng/lít. Giá dầu mazut tăng 280 đồng.Thị trường dầu thô thế giới ngày 28/2, sàn New York Mercantile Exchange, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI được giao dịch ở mức 97,62 USD/thùng, tăng 6,03 USD, tương đương 6,58%.Trong khi đó, giá dầu Brent giao dịch ở mức 104,05 USD/thùng, tăng 6,25%, tương đương 6,12 USD. Nhiều khả năng giá xăng dầu Việt Nam sẽ tăng mạnh ngày mai do chịu áp lực lớn từ đà tăng mạnh của giá dầu thế giới.
https://kevesko.vn/20220218/tap-doan-dau-khi-quoc-gia-viet-nam-nan-khung-hoang-o-nha-may-loc-dau-nghi-son-13798629.html
https://kevesko.vn/20220212/tap-doan-dau-khi-viet-nam-khong-co-quyen-tu-quyet-o-loc-dau-nghi-son-13694021.html
https://kevesko.vn/20220129/viet-nam-bom-tien-cho-nha-may-loc-dau-nghi-son-13509170.html
https://kevesko.vn/20220228/viet-nam-gia-xang-se-tiep-tuc-chay-neu-khong-co-bien-phap-can-thiep-13952016.html
https://kevesko.vn/20220222/bo-cong-thuong-ra-tay-go-roi-tinh-hinh-gia-xang-dau-trong-nuoc--13851467.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/02/1c/13968507_100:0:2829:2047_1920x0_80_0_0_3394fac4ccb8633089c58aec9d1196bc.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, quốc hội, vương đình huệ, nhà máy lọc dầu
việt nam, quốc hội, vương đình huệ, nhà máy lọc dầu
Trong bối cảnh giá dầu thế giới tăng cao, tình hình nhà máy lọc dầu Nghi Sơn chưa hẳn đã có thể lạc quan và an tâm, cơ quan chức năng của Việt Nam vẫn đang nỗ lực chủ động điều hành giá xăng dầu linh hoạt, tìm thêm nguồn cung, tránh khủng hoảng xăng dầu và hài hòa lợi ích các bên.
Giám sát cung ứng xăng dầu và tình hình tài chính Lọc dầu Nghi Sơn
Văn phòng Quốc hội vừa truyền đạt ý kiến của
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gửi một số cơ quan của Quốc hội yêu cầu giám sát về tình hình cung ứng xăng dầu trong nước và nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn.
Theo đó, thực hiện quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã giao Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội chủ trì, phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và các cơ quan có liên quan thực hiện theo dõi, nắm bắt tình hình về sản xuất, nhập khẩu, bảo đảm nguồn cung ứng xăng dầu trong giai đoạn hiện nay và việc bình ổn thị trường xăng dầu trong nước.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng yêu cầu giám sát tình hình hoạt động và thực trạng về tài chính của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 42/2021/QH15 ngày 13/11/2021 của Quốc hội.
Trên cơ sở đó, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội kết quả giám sát trong tháng 3/2022.
Được biết, Nghị quyết số 42/2021/QH15,
Quốc hội đã quyết nghị: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam được sử dụng lợi nhuận sau thuế, sau trích các quỹ để xử lý số tiền bù giá trong bao tiêu sản phẩm của Dự án liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn và thực hiện dự toán, quyết toán theo quy định.
Tại Nghị quyết, Quốc hội cũng giao Chính phủ tổ chức thực hiện nội dung này đồng bộ với các cam kết khác theo đúng Thỏa thuận bảo lãnh và cam kết của Chính phủ.
“Chính phủ báo cáo Quốc hội số tiền xử lý bù giá nêu trên khi lập và thực hiện dự toán, quyết toán hằng năm, số liệu xử lý bù giá phải được Kiểm toán nhà nước kiểm toán”, Nghị quyết 42 nêu rõ.
Như Sputnik thông tin, nhà máy lọc dầu lớn nhất Việt Nam – đại dự án 9 tỷ USD – Lọc dầu Nghi Sơn đã buộc phải cắt giảm công suất từ trung tuần tháng 1, thậm chí đứng trước nguy cơ đóng cửa vì thiếu tiền nhập nguyên liệu.
Bộ Công Thương thừa nhận, việc đơn vị chiếm đến 30-35% nguồn cung ứng xăng dầu cả nước gặp trục trặc chính là khởi nguồn cho tình trạng khan hiếm nguồn cung xăng dầu trong nước vừa qua, dẫu là ‘cục bộ’, hay ‘không điển hình’.
Chính phủ nỗ lực điều hành thị trường xăng dầu
Hôm 22/2 vừa qua, Chính phủ cũng đã ban hành Công điện số 160/CĐ-TTg ngày 22/2/2022 về việc bảo đảm cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước.
Trong đó nêu rõ, xăng dầu là mặt hàng chiến lược, quan trọng, nhạy cảm dễ ảnh hưởng đến tâm lý người dân, tác động trực tiếp đến ổn định kinh tế vĩ mô, do đó phải được quản lý, điều hành một cách khoa học, chặt chẽ, theo đúng quy định của pháp luật.
“Trong thời gian qua, thị trường xăng dầu thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, giá dầu thô trên thị trường thế giới có xu hướng tăng cao. Ở trong nước, có tình trạng một số ít cửa hàng bán lẻ xăng dầu đóng cửa, không bán hàng, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của người dân tại một số địa phương”, Chính phủ thừa nhận.
Chính phủ yêu cầu
Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan chủ động, quyết liệt trong công tác điều hành cân đối cung, cầu thị trường xăng dầu theo thẩm quyền và chức năng, nhiệm vụ được giao, bảo đảm không để thiếu hụt nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước.
Bộ Công Thương cũng cần chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các đơn vị cung ứng, phân phối xăng dầu, các cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên toàn quốc để kịp thời phát hiện, kiên quyết xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật đối với các hành vi găm hàng nhằm trục lợi và các vi phạm khác (nếu có) trong hoạt động kinh doanh xăng dầu.
Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp làm việc với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và cơ quan, đơn vị liên quan để xác định cam kết sản lượng của các doanh nghiệp sản xuất xăng dầu trong nước thời gian tới, làm cơ sở cho việc nhập khẩu xăng dầu đáp ứng nhu cầu thị trường Việt Nam.
Như Sputnik đề cập, Bộ Công Thương đã yêu cầu 10 doanh nghiệp đầu mối tăng nhập khẩu 2,4 triệu m3 xăng, dầu trong quý II. Ngoài ra,
nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã tăng công suất lên 105%.
Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và cơ quan liên quan chủ động điều hành giá xăng dầu theo thẩm quyền, bảo đảm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu, đề xuất phương án điều chỉnh chính sách thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu.
Bộ Công an tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến sản xuất, nhập khẩu, buôn bán và phân phối xăng dầu.
Thanh tra Chính phủ bổ sung kế hoạch thanh tra năm 2022 về việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý Nhà nước về xăng dầu nhằm kịp thời phát hiện các sơ hở, bất cập trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, kiến nghị biện pháp xử lý theo quy định; báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam chủ động thực hiện các biện pháp, giải pháp theo thẩm quyền; phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương thực hiện nhiệm vụ đã nêu.
Giá xăng Việt Nam tăng theo giá dầu thế giới?
Liên quan đến tin tức mới nhất về giá xăng dầu, theo nhiều chuyên gia, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong nước nhận định, trong kỳ điều hành giá xăng dầu ngày mai (3/1), Liên Bộ Công Thương – Tài chính sẽ tiếp tục điều chỉnh tăng giá bán lẻ xăng dầu trong nước.
Cụ thể, mức tăng đối với mặt hàng xăng có thể ở mức 300 – 500 đồng/lít; giá các mặt hàng dầu có thể tăng từ 200 – 350 đồng/lít nếu việc trích lập và chi Quỹ BOG được thực hiện như kỳ trước.
Trường hợp Liên Bộ Tài chính – Công Thương giảm trích lập hoặc tăng chi Quỹ, giá xăng, dầu có thể tăng ít hơn mức dự đoán hoặc chỉ tăng nhẹ, thậm chí một số mặt hàng dầu có thể giữ nguyên giá bán như hiện hành.
Lần gần nhất (hôm 21/2), giá giá xăng E5RON92 tăng 960 đồng/lít; xăng RON95 tăng 960 đồng lên mức 26.280 đồng một lít - là mức cao nhất từ năm 2005 trở lại đây. Giá mặt hàng dầu hoả từ ngày 21/2 cũng tăng 750 đồng/lít; Dầu diesel đắt hơn 940 đồng/lít. Giá dầu mazut tăng 280 đồng.
Thị trường dầu thô thế giới ngày 28/2, sàn New York Mercantile Exchange, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI được giao dịch ở mức 97,62 USD/thùng, tăng 6,03 USD, tương đương 6,58%.
Trong khi đó,
giá dầu Brent giao dịch ở mức 104,05 USD/thùng, tăng 6,25%, tương đương 6,12 USD. Nhiều khả năng giá xăng dầu Việt Nam sẽ tăng mạnh ngày mai do chịu áp lực lớn từ đà tăng mạnh của giá dầu thế giới.