https://kevesko.vn/20220309/moi-nguy-ben-cong-o-ukraina-co-hang-chuc-co-so-thi-nghiem-sinh-hoc-do-hoa-ky-tao-lap-14137703.html
Mối nguy bên cổng. Ở Ukraina có hàng chục cơ sở thí nghiệm sinh học do Hoa Kỳ tạo lập
Mối nguy bên cổng. Ở Ukraina có hàng chục cơ sở thí nghiệm sinh học do Hoa Kỳ tạo lập
Sputnik Việt Nam
Bộ Quốc phòng Nga phát hiện những phòng thí nghiệm sinh học ở Ukraina từng làm việc cho Hoa Kỳ. Phía Nga tin rằng hoạt động của các cơ sở này đã nhanh chóng... 09.03.2022, Sputnik Việt Nam
2022-03-09T22:32+0700
2022-03-09T22:32+0700
2022-03-09T22:43+0700
quan điểm-ý kiến
chiến dịch quân sự đặc biệt tại ukraina
dnr
lnr
ukraina
donbass
donetsk
hoa kỳ
chính trị
quân sự
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/03/09/14138349_0:0:3000:1688_1920x0_80_0_0_3ac750f89f2c07d26ae3b31c0caadcb7.jpg
Nga và Trung Quốc nhiều lần kêu gọi người Mỹ liên kết vào văn kiện quốc tế để kiểm soát các mối đe dọa vi sinh. Nhưng Nhà Trắng vẫn không đồng ý.Lời tựaCó ba loại vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD): hạt nhân, hóa học và sinh học (độc tố sinh học). Trên thế giới có những nước mà cư dân của họ đã phải hứng chịu đủ những tác nhân độc hại mạnh nhất của vũ khí hạt nhân và vũ khí hóa học. (Việt Nam là một trong những nước như vậy).Về loại WMD thứ ba, những đợt bùng phát bệnh tật và đại dịch trên khắp thế giới từ thời xa xưa là minh chứng hùng hồn rằng về tác động của chúng đối với loài người thì các bệnh truyền nhiễm có thể nguy hiểm hơn cả vũ khí hạt nhân và khí độc thần kinh mạnh nhất. Hiện hữu nhiều chủng virus và vi khuẩn mà khả năng gây bệnh tự nhiên của chúng mạnh đến mức, xin thứ lỗi vì sự hoài nghi, thậm chí cả COVID-19 ghê gớm cũng đơn giản là mờ nhạt. Nhưng những virus và vi khuẩn tự nhiên này cũng có thể nhận sự "giúp đỡ" để tăng cao sức sát thương của chúng. Ví dụ, như khi sử dụng các kỹ thuật công nghệ gen…Ngay từ tháng 12 năm 1971, kỳ họp thứ 26 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua Công ước về Cấm phát triển, sản xuất và tàng trữ vũ khí sinh học và độc tố (BTWC). Công ước bắt đầu hiệu lực từ ngày 26 tháng 3 năm 1975. Trong số các quốc gia phê chuẩn Công ước có Hoa Kỳ. Tuy nhiên đến năm 2001, Hoa Kỳ đã đơn phương rút khỏi quá trình đàm phán về xây dựng nghị định thư bổ sung cho BTWC, theo đó một cơ quan độc lập là Ban Thư ký Kỹ thuật có nhiệm vụ giám sát hoạt động vi sinh của tất cả các nước. Có nghĩa là với sự hỗ trợ của các phương tiện pháp lý quốc tế, trên thực tế không thể kiểm tra việc Washington thực hiện BTWC ra sao.Trên biên giới với NgaTrong cuộc họp báo ông Igor Kirillov Chỉ huy trưởng Bộ phận Bảo vệ Bức xạ, Hóa học và Sinh học của Lực lượng Vũ trang Nga cho biết:Theo lời ông, các chủ thể này bố trí ở Lvov, Kharkov và Poltava, đã làm việc với những tác nhân lây nhiễm nguy hiểm "trong khuôn khổ chương trình sinh học quân sự dưới sự chỉ đạo của Hoa Kỳ".Khách đặt hàng sản phẩm - là Cục Giảm thiểu đe doạ quân sự (DTRA) thuộc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ. Tham gia dự án có công ty liên kết với Lầu Năm Góc là Black and Veatch. Ở Lvov, người ta nghiên cứu mầm bệnh dịch hạch, bệnh than và bệnh brucella (bệnh nhiễm khuẩn cấp tính còn có tên là bệnh sốt Malta, bệnh Bang). Mà ở Kharkov và Poltava rất gần biên giới với Nga đã lây lan bệnh bạch hầu, bệnh nhiễm khuẩn salmonella và bệnh kiết lỵ.Điều này cũng được Thiếu tướng Igor Konashenkov đại diện chính thức của Bộ Quốc phòng Nga thông báo. Nga có những tài liệu tương ứng. Hơn nữa, các chủ thể thí nghiệm sinh học của Mỹ ở Ukraina đã đóng cửa vội vàng, - cơ quan quân sự Nga giải thích. Rõ ràng người Mỹ đã "xoá dấu vết" vì lo ngại rằng "các chuyên gia Nga sẽ chứng nhận việc Ukraina và Hoa Kỳ vi phạm Công ước Cấm vũ khí sinh học và độc tố".Hơn thế nữa, như Bộ Quốc phòng Nga chỉ ra, hoạt động của các phòng thí nghiệm sinh học đã dẫn đến sự gia tăng không kiểm soát về tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng đặc biệt nguy hiểm, quan sát thấy hiện tượng bùng phát từ năm 2014. Số ca mắc bệnh bạch hầu, rubella, lao, và bệnh sởi đã gia tăng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa Ukraina vào danh sách các nước có nguy cơ cao về bùng phát bệnh bại liệt. Tuy nhiên, cuộc sống của người Ukraina và các dân tộc khác (thậm chí, hóa ra là của chính người Mỹ) không phải là mối bận tâm của Washington, "khi có nhiều việc quan trọng hơn". Chính Washington đã xác nhận điều này không chỉ một lần...Mối lo ngại có căn cứ hợp lýHoạt tính sinh học-quân sự của Hoa Kỳ và các đồng minh từ lâu đã là mối lo ngại của cả Matxcơva và Bắc Kinh. Vào đầu tháng 2, ông Vladimir Putin đã có cuộc gặp với ông Tập Cận Bình. Các nguyên thủ quốc gia đã ký Tuyên bố chung về quan hệ quốc tế bước sang kỷ nguyên mới và phát triển bền vững toàn cầu.Các chuyên gia liên tục nhắc nhở về sự cần thiết kiểm soát hoạt tính sinh học-quân sự ở nước ngoài của Washington. Trong số đó có Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga, Bác sĩ Công huân Gennady Onishenko, chuyên gia vệ sinh-dịch tễ học. Ông nhớ lại cách người Mỹ xoay sở để thoát khỏi quy trình phát triển giao thức bổ sung cho BTWC:Không riêng ở Ukraina và không chỉ Hoa KỳSau khi Liên Xô tan rã, ở hàng loạt nước trên không gian hậu Xô-viết - Gruzia, Kazakhstan, Tajikistan và Uzbekistan – đã mở ra các trung tâm nghiên cứu của Mỹ trên cơ sở những Viện điều chế vaccine chống bệnh dịch hạch, bệnh tả và thương hàn. Hoa Kỳ đã cấp kinh phí (từ ngân sách của Lầu Năm Góc) cho công trình nghiên cứu các bệnh nguy hiểm. Nhưng với điều kiện là các bác sĩ chuyên khoa Mỹ phải được nhận vào phòng thí nghiệm. Các mẫu chủng virus "thu thập được" ở Trung Á và vùng Kavkaz đã được đưa sang phương Tây.Washington cam đoan rằng cuộc nghiên cứu được tiến hành chỉ thuần tuý phục vụ mục đích hòa bình. Tuy nhiên, sau tuyên bố của cựu Bộ trưởng An ninh Quốc gia Gruzia là Igor Giorgadze, đã bung ra vụ xì-căng-đan om sòm. Theo lời ông này, các nhân viên của trung tâm thừa nhận họ đang thực hiện đơn đặt hàng của Lầu Năm Góc. Cựu Bộ trưởng không loại trừ rằng cơ sở này đã tiến hành thí nghiệm trên người. Còn Hoa Kỳ tất nhiên phủ nhận sạch trơn mọi thứ.Dành cho Phòng thí nghiệm Trung tâm ở Alma-Ata (chủ thể này được coi là thuộc sở hữu Nhà nước và chuyên nghiên cứu các chủng virus đặc hữu của Kazakhstan), Lầu Năm Góc đã phân bổ 108 triệu USD. Nhưng 4 năm trước, chính trên mảnh đất Kazakhstan ghi nhận tăng vọt tỷ lệ mắc bệnh viêm màng não. Đó phải chăng là ngẫu nhiên?Các phòng thí nghiệm sinh học tương tự cũng có mặt ở Tajikistan và Uzbekistan. Họ cũng nhận tài trợ từ người Mỹ. Mùa thu năm 2020, Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev tuyên bố: "Với cái cớ hỗ trợ về dịch tễ học cho SCO, Washington đang thu thập các dữ liệu sinh học". Trung Quốc đã yêu cầu đóng cửa tất cả các cơ sở nghiên cứu của Mỹ ở Trung Á.Kazakhstan, Uzbekistan và Tajikistan khẳng định rằng ở các nước này không hề có bất kỳ nghiên cứu-sáng chế quân sự nào của Mỹ. Nhưng dù sao Matxcơva và Bắc Kinh vẫn chẳng thể yên tâm.Cuối cùng, như Bộ Quốc phòng Nga lưu ý, dường như là «để đảm bảo an toàn sinh học ở đường biên giới bên ngoài của EU», Đức đã nghiên cứu ở Ukraina các tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết Crimean-Congo (CCHF), bệnh leptospirosis (bệnh xoắn khuẩn vàng da, đả cốc hoàng, đạo nhiệt bệnh, và thu thâu nhiệt), viêm màng não và cái gọi là “Orthohantavirus” tức bệnh virus Hanta gây bệnh cho người và động vật. Theo ông Igor Kirillov Chỉ huy trưởng Bộ phận Bảo vệ Bức xạ, Hóa học và Sinh học của Lực lượng Vũ trang Nga, với cái cớ thử nghiệm thuốc và phòng ngừa nhiễm coronavirus, ở Ukraina đã lấy ra “mấy nghìn mẫu huyết thanh của bệnh nhân, trước hết là của những người thuộc nhóm sắc tộc Slavơ". Các vật liệu sinh học này được chuyển giao cho... Viện mang tên Walter Reed của Lục quân Hoa Kỳ.Vậy Hoa Kỳ và các đồng minh của Mỹ đang chuẩn bị cái gì? Câu trả lời tự nó mở ra ở đây.
https://kevesko.vn/20220309/tieu-diet-phat-xit-moi-o-ukraina-la-co-hoi-duy-nhat-cuu-the-gioi-khoi-chien-tranh-moi-o-chau-au-14135658.html
https://kevesko.vn/20220308/trung-quoc-keu-goi-my-cong-bo-du-lieu-ve-cac-phong-thi-nghiem-sinh-hoc-quan-su-o-ukraina-14109812.html
https://kevesko.vn/20220306/ukraina-phat-trien-cac-thanh-phan-vu-khi-sinh-hoc-o-sat-gan-nga-14086456.html
dnr
lnr
ukraina
donbass
donetsk
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/03/09/14138349_513:0:3000:1865_1920x0_80_0_0_6d69aae26bf1615a2fa5e044411466b2.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
quan điểm-ý kiến, dnr, lnr, ukraina, donbass, donetsk, hoa kỳ, chính trị, quân sự, vũ khí hóa học, nga, vladimir zelensky, vladimir putin
quan điểm-ý kiến, dnr, lnr, ukraina, donbass, donetsk, hoa kỳ, chính trị, quân sự, vũ khí hóa học, nga, vladimir zelensky, vladimir putin
Mối nguy bên cổng. Ở Ukraina có hàng chục cơ sở thí nghiệm sinh học do Hoa Kỳ tạo lập
22:32 09.03.2022 (Đã cập nhật: 22:43 09.03.2022) Bộ Quốc phòng Nga phát hiện những phòng thí nghiệm sinh học ở Ukraina từng làm việc cho Hoa Kỳ. Phía Nga tin rằng hoạt động của các cơ sở này đã nhanh chóng cắt giảm với ý đồ chặn xác nhận từ các chuyên gia, là Kiev và Washington vi phạm Công ước Cấm vũ khí sinh học và chất độc.
Nga và Trung Quốc nhiều lần kêu gọi người Mỹ liên kết vào văn kiện quốc tế để kiểm soát các mối đe dọa vi sinh. Nhưng Nhà Trắng vẫn không đồng ý.
Có ba loại vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD): hạt nhân, hóa học và sinh học (độc tố sinh học). Trên thế giới có những nước mà cư dân của họ đã phải hứng chịu đủ những tác nhân độc hại mạnh nhất của
vũ khí hạt nhân và vũ khí hóa học. (Việt Nam là một trong những nước như vậy).
Về loại WMD thứ ba, những đợt bùng phát bệnh tật và đại dịch trên khắp thế giới từ thời xa xưa là minh chứng hùng hồn rằng về tác động của chúng đối với loài người thì các bệnh truyền nhiễm có thể nguy hiểm hơn cả vũ khí hạt nhân và khí độc thần kinh mạnh nhất. Hiện hữu nhiều chủng virus và vi khuẩn mà khả năng gây bệnh tự nhiên của chúng mạnh đến mức, xin thứ lỗi vì sự hoài nghi,
thậm chí cả COVID-19 ghê gớm cũng đơn giản là mờ nhạt. Nhưng những virus và vi khuẩn tự nhiên này cũng có thể nhận sự "giúp đỡ" để tăng cao sức sát thương của chúng. Ví dụ, như khi sử dụng các kỹ thuật công nghệ gen…
Ngay từ tháng 12 năm 1971, kỳ họp thứ 26 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua Công ước về Cấm phát triển, sản xuất và tàng trữ vũ khí sinh học và độc tố (BTWC). Công ước bắt đầu hiệu lực từ ngày 26 tháng 3 năm 1975. Trong số các quốc gia phê chuẩn Công ước có Hoa Kỳ. Tuy nhiên đến năm 2001, Hoa Kỳ đã đơn phương rút khỏi quá trình đàm phán về xây dựng nghị định thư bổ sung cho BTWC, theo đó một cơ quan độc lập là Ban Thư ký Kỹ thuật có nhiệm vụ giám sát hoạt động vi sinh của tất cả các nước. Có nghĩa là với sự hỗ trợ của các phương tiện pháp lý quốc tế, trên thực tế không thể kiểm tra việc Washington thực hiện BTWC ra sao.
Trong cuộc họp báo ông Igor Kirillov Chỉ huy trưởng Bộ phận Bảo vệ Bức xạ, Hóa học và Sinh học của Lực lượng Vũ trang Nga cho biết:
"Trên lãnh thổ Ukraina đã hình thành mạng lưới bao gồm hơn 30 cơ sở thí nghiệm sinh học, có thể chia thành các phòng thí nghiệm nghiên cứu khoa học và vệ sinh-dịch tễ".
Theo lời ông, các chủ thể này bố trí ở Lvov, Kharkov và Poltava, đã làm việc với những tác nhân lây nhiễm nguy hiểm "trong khuôn khổ chương trình sinh học quân sự dưới sự chỉ đạo của Hoa Kỳ".
Khách đặt hàng sản phẩm - là Cục Giảm thiểu đe doạ quân sự (DTRA) thuộc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ. Tham gia dự án có công ty liên kết với Lầu Năm Góc là Black and Veatch. Ở Lvov, người ta nghiên cứu mầm bệnh dịch hạch, bệnh than và bệnh brucella (bệnh nhiễm khuẩn cấp tính còn có tên là bệnh sốt Malta, bệnh Bang). Mà ở Kharkov và Poltava rất gần biên giới với Nga đã lây lan bệnh bạch hầu, bệnh nhiễm khuẩn salmonella và bệnh kiết lỵ.
Điều này cũng được Thiếu tướng Igor Konashenkov đại diện chính thức của Bộ Quốc phòng Nga thông báo. Nga có những tài liệu tương ứng. Hơn nữa, các chủ thể thí nghiệm sinh học của Mỹ ở Ukraina đã đóng cửa vội vàng, - cơ quan quân sự Nga giải thích. Rõ ràng người Mỹ đã "xoá dấu vết" vì lo ngại rằng "các chuyên gia Nga sẽ chứng nhận việc Ukraina và Hoa Kỳ vi phạm Công ước Cấm vũ khí sinh học và độc tố".
Hơn thế nữa,
như Bộ Quốc phòng Nga chỉ ra, hoạt động của các phòng thí nghiệm sinh học đã dẫn đến sự gia tăng không kiểm soát về tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng đặc biệt nguy hiểm, quan sát thấy hiện tượng bùng phát từ năm 2014. Số ca mắc bệnh bạch hầu, rubella, lao, và bệnh sởi đã gia tăng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa Ukraina vào danh sách các nước có nguy cơ cao về bùng phát bệnh bại liệt. Tuy nhiên, cuộc sống của người Ukraina và các dân tộc khác (thậm chí, hóa ra là của chính người Mỹ) không phải là mối bận tâm của Washington, "khi có nhiều việc quan trọng hơn". Chính Washington đã xác nhận điều này không chỉ một lần...
Mối lo ngại có căn cứ hợp lý
Hoạt tính sinh học-quân sự của Hoa Kỳ và các đồng minh từ lâu đã là mối lo ngại của cả Matxcơva và Bắc Kinh. Vào đầu tháng 2,
ông Vladimir Putin đã có cuộc gặp với ông Tập Cận Bình. Các nguyên thủ quốc gia đã ký Tuyên bố chung về quan hệ quốc tế bước sang kỷ nguyên mới và phát triển bền vững toàn cầu.
"Công ước Cấm phát triển, sản xuất và tàng trữ vũ khí có vi khuẩn (sinh học) và độc tố (BTWC) và về việc tiêu hủy dạng vũ khí này có ý nghĩa hệ trọng như một trụ cột của hòa bình và an ninh quốc tế. Các bên kêu gọi Hoa Kỳ và đồng minh hành động công khai, minh bạch và có trách nhiệm, thông báo thích hợp về hoạt động sinh học-quân sự của họ, thực hiện trên lãnh thổ quốc gia cũng như ở nước ngoài", - văn kiện ghi rõ.
Các chuyên gia liên tục nhắc nhở về sự cần thiết kiểm soát hoạt tính sinh học-quân sự ở nước ngoài của Washington. Trong số đó có Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga, Bác sĩ Công huân Gennady Onishenko, chuyên gia vệ sinh-dịch tễ học. Ông nhớ lại cách người Mỹ xoay sở để thoát khỏi
quy trình phát triển giao thức bổ sung cho BTWC:
"Chuyện này xảy ra sau khi quân đội Mỹ sử dụng trên lãnh thổ của nước mình một mẫu sinh học chiến đấu của chủng bệnh than Ames strain, nhờn tất cả các loại thuốc kháng sinh và không thể chữa trị. Khi đó, Hoa Kỳ tuyên bố rằng dường như họ đã hứng đòn tấn công của bọn khủng bố và từ chối sự kiểm tra của quốc tế đối với nghiên cứu vi sinh của Mỹ. Ngày nay, Hoa Kỳ là kẻ vi phạm chính, hành động của họ đã làm xáo trộn khiến cả thế giới bất an", - Viện sĩ Gennady Onishenko tin chắc như vậy.
Không riêng ở Ukraina và không chỉ Hoa Kỳ
Sau khi Liên Xô tan rã, ở hàng loạt nước trên không gian hậu Xô-viết - Gruzia, Kazakhstan, Tajikistan và Uzbekistan – đã mở ra các trung tâm nghiên cứu của Mỹ trên cơ sở những Viện điều chế vaccine chống bệnh dịch hạch, bệnh tả và thương hàn. Hoa Kỳ đã cấp kinh phí (từ ngân sách của Lầu Năm Góc) cho công trình nghiên cứu các bệnh nguy hiểm. Nhưng với điều kiện là các bác sĩ chuyên khoa Mỹ phải được nhận vào phòng thí nghiệm. Các mẫu chủng virus "thu thập được" ở Trung Á và vùng Kavkaz đã được đưa sang phương Tây.
Washington cam đoan rằng cuộc nghiên cứu được tiến hành chỉ thuần tuý phục vụ mục đích hòa bình. Tuy nhiên, sau tuyên bố của cựu Bộ trưởng An ninh Quốc gia Gruzia là Igor Giorgadze, đã bung ra vụ xì-căng-đan om sòm. Theo lời ông này, các nhân viên của trung tâm thừa nhận họ đang thực hiện đơn đặt hàng của Lầu Năm Góc. Cựu Bộ trưởng không loại trừ rằng cơ sở này đã tiến hành thí nghiệm trên người. Còn Hoa Kỳ tất nhiên phủ nhận sạch trơn mọi thứ.
Dành cho Phòng thí nghiệm Trung tâm ở Alma-Ata (chủ thể này được coi là thuộc sở hữu Nhà nước và chuyên nghiên cứu các chủng virus đặc hữu của Kazakhstan), Lầu Năm Góc đã phân bổ 108 triệu USD. Nhưng 4 năm trước,
chính trên mảnh đất Kazakhstan ghi nhận tăng vọt tỷ lệ mắc bệnh viêm màng não. Đó phải chăng là ngẫu nhiên?
Các phòng thí nghiệm sinh học tương tự cũng có mặt ở Tajikistan và Uzbekistan. Họ cũng nhận tài trợ từ người Mỹ. Mùa thu năm 2020, Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev tuyên bố: "Với cái cớ hỗ trợ về dịch tễ học cho SCO, Washington đang thu thập các dữ liệu sinh học". Trung Quốc đã yêu cầu đóng cửa tất cả các cơ sở nghiên cứu của Mỹ ở Trung Á.
Kazakhstan, Uzbekistan và Tajikistan khẳng định rằng ở các nước này không hề có bất kỳ nghiên cứu-sáng chế quân sự nào của Mỹ. Nhưng dù sao Matxcơva và Bắc Kinh vẫn chẳng thể yên tâm.
"Các cuộc chiến của thế kỷ 21 là chiến tranh lai. Chúng ta cần hiểu rõ điều này. Điều chính yếu nhất là phải nắm rõ luật của chúng để chống lại. Dịch tễ học luôn là vấn đề chính trị bởi nó tác động đến toàn thể xã hội chứ không chỉ với người mắc bệnh", - Viện sĩ Onishenko nhấn mạnh.
Cuối cùng, như Bộ Quốc phòng Nga lưu ý, dường như là «để đảm bảo an toàn sinh học ở đường biên giới bên ngoài của EU», Đức đã nghiên cứu ở Ukraina các tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết Crimean-Congo (CCHF), bệnh leptospirosis (bệnh xoắn khuẩn vàng da, đả cốc hoàng, đạo nhiệt bệnh, và thu thâu nhiệt), viêm màng não và cái gọi là “Orthohantavirus” tức bệnh virus Hanta gây bệnh cho người và động vật. Theo ông Igor Kirillov Chỉ huy trưởng Bộ phận Bảo vệ Bức xạ, Hóa học và Sinh học của Lực lượng Vũ trang Nga, với cái cớ thử nghiệm thuốc và phòng ngừa nhiễm coronavirus, ở Ukraina đã lấy ra “mấy nghìn mẫu huyết thanh của bệnh nhân, trước hết là của những người thuộc nhóm sắc tộc Slavơ". Các vật liệu sinh học này được chuyển giao cho... Viện mang tên Walter Reed của Lục quân Hoa Kỳ.
Vậy Hoa Kỳ và các đồng minh của Mỹ đang chuẩn bị cái gì? Câu trả lời tự nó mở ra ở đây.