https://kevesko.vn/20220309/thu-tuc-cap-von-cho-metro-so-1-gap-kho-cho-chinh-phu-vao-cuoc-14136139.html
Thủ tục cấp vốn cho Metro số 1 gặp khó, chờ Chính phủ vào cuộc
Thủ tục cấp vốn cho Metro số 1 gặp khó, chờ Chính phủ vào cuộc
Sputnik Việt Nam
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, việc chi ngân sách cho Công ty TNHH Một thành viên Đường sắt đô thị số 1 phải được thực hiện theo phương thức tăng vốn điều lệ... 09.03.2022, Sputnik Việt Nam
2022-03-09T21:11+0700
2022-03-09T21:11+0700
2022-03-09T21:11+0700
việt nam
kinh tế
tuyến metro số 1
thành phố hồ chí minh
metro
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/03/09/14136716_0:320:3072:2048_1920x0_80_0_0_f9f477ae99fb1a5c28cda59407e7219b.jpg
Trước đó, công ty vận hành metro số 1 phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do thiếu kinh phí hoạt động. Đơn vị này hiện chỉ duy trì bộ máy hoạt động tối thiểu với khoảng 15 nhân sự, trong khi nhu cầu thực tế lên đến 700 nhân sự để có thể vận hành tuyến metro.Thủ tục cấp vốn còn trở ngạiMới đây, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông đã có văn bản gửi UBND TP.HCM đề nghị địa phương báo cáo Chính phủ xem xét bổ sung vốn để công ty vận hành Metro Số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).Trước đó, thành phố có kiến nghị về việc hướng dẫn bố trí ngân sách cho Công ty TNHH Một thành viên Đường sắt đô thị số 1 (HURC1) - đơn vị vận hành Metro Số 1, với lý do đơn vị này không đủ nguồn tài chính để duy trì hoạt động.HURC1 là doanh nghiệp trực thuộc UBND TP.HCM, với 100% vốn nhà nước. Năm 2015, công ty thành lập theo kế hoạch Metro Số 1 khai thác năm 2018, với mục đích chuẩn bị trước nguồn lực cùng các điều kiện cần thiết cho quản lý vận hành, bảo dưỡng dự án. Thời điểm thành lập, công ty được cấp vốn điều lệ 14 tỷ đồng để mua sắm trang thiết bị văn phòng. Tuy nhiên, công ty chưa được cấp kinh phí hoạt động.Theo đề án thành lập công ty và thoả thuận giữa Chính phủ Việt Nam với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA - nhà tài trợ), trước khi đi vào vận hành thương mại Metro Số 1, HURC1 chưa có doanh thu nên TP.HCM sẽ bố trí ngân sách để đảm bảo điều kiện hoạt động cho doanh nghiệp này.Tuy nhiên, vì tiến độ xây dựng tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên bị chậm so với kế hoạch nên cho đến nay, công ty không đủ nguồn tài chính tạm ứng từ mức vốn ban đầu.Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, việc chi ngân sách cho HURC1 phải được thực hiện theo phương thức tăng vốn điều lệ. Tuy nhiên, do Metro Số 1 chưa vận hành nên HURC1 không đáp ứng được các quy định về bổ sung vốn.Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc bố trí đủ nguồn lực để đảm bảo hoạt động của công ty là cần thiết, đáp ứng cam kết giữa Chính phủ với nhà tài trợ. Do vậy, Bộ đề nghị TP.HCM báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định bổ sung vốn cho công ty dựa trên điều kiện thực tế.Từ tháng 8/2021, HURC1 đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do thiếu kinh phí. Vấn đề này đã ảnh hưởng đến quá trình đào tạo, chuyển giao, chuẩn bị vận hành tuyến metro, trong bối cảnh dự án phải chạy nước rút để có thể đưa vào khai thác năm sau. HURC1 hiện chỉ duy trì bộ máy hoạt động tối thiểu với khoảng 15 nhân sự, trong khi nhu cầu thực tế lên đến 700 nhân sự để có thể vận hành tuyến metro.Cuối năm 2021, UBND TP.HCM đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng chấp thuận cho sử dụng ngân sách địa phương để bố trí kinh phí hoạt động cho công ty HURC1.Trong thời gian chờ xem xét giải quyết, Thường trực Thành uỷ đã cho công ty tạm ứng 2 tỷ đồng để chi trả lương và chăm lo Tết Nguyên đán cho người lao động. HURC1 sẽ hoàn trả phần ngân sách nêu trên trong năm 2022, ngay sau khi được Trung ương chấp thuận và hướng dẫn bố trí ngân sách.Dự án Metro Số 1 có tổng mức đầu tư hơn 43.700 tỷ đồng, với chiều dài gần 20 km từ depot Long Bình (TP. Thủ Đức) đến ga Bến Thành (quận 1). Hiện dự án đã hoàn thành gần 90%, dự kiến đưa vào vận hành thương mại năm 2023.Hai đoàn tàu của metro số 1 sắp đến Việt NamMới đây, Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) cho biết đoàn tàu số 12 và 13 của tuyến metro số 1 đã xuất phát từ cảng Kudamatsu (Nhật Bản) hôm 2/3.Dự kiến, đoàn tàu trên sẽ cập cảng Khánh Hội (TP.HCM) vào ngày 11 hoặc 12/3. Tính cả 2 đoàn tàu mới này, tuyến metro số 1 đã nhập khẩu được 13/17 đoàn tàu nhằm chuẩn bị cho công tác chạy thử tại từng khu vực depot.Tương tự những lần trước, các nhà thầu sẽ tiến hành hạ tàu lên xe siêu trường siêu trọng rồi vận chuyển các đoàn tàu về Depot Long Bình, TP. Thủ Đức.Sau khi về depot Long Bình, các đoàn tàu sẽ được kết nối với hệ thống tín hiệu tại khu vực này để vận hành thử. Hiện chủ đầu tư và nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ để sớm nhập khẩu toàn bộ 17 đoàn tàu.Theo thiết kế, mỗi đoàn tàu có 3 toa, với sức chở tổng cộng 930 khách. Trong đó, có 147 ghế cho khách ngồi, 783 vị trí cho khách đứng. Tốc độ di chuyển đoạn trên cao vào khoảng 110km/giờ, còn đoạn ngầm đạt 80km/giờ.Tại lễ triển khai thi công đầu năm 2022, Phó Trưởng Ban MAUR Nguyễn Quốc Hiển cho biết sẽ cố gắng để trước ngày 30/4 cơ bản hoàn trả mặt bằng, khôi phục giao thông khu vực trung tâm thành phố.Kết nối hạ tầng xe buýt cho metro số 1Vừa qua, Sở Giao thông vận tải TP.HCM đã có văn bản gửi Hội đồng nhân dân thành phố để báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án làm hạ tầng kết nối các tuyến xe buýt với các nhà ga của metro số 1.Tổng mức đầu tư dự án là hơn 118,5 tỉ đồng, thực hiện trong thời gian từ năm 2022 – 2024. Dự án sẽ xây dựng các hạ tầng kỹ thuật để kết nối các tuyến xe buýt với metro số 1.Theo đó, xung quanh 11 nhà ga trên cao của metro số 1 sẽ có các trạm dừng, nhà chờ xe buýt, bãi đậu xe cá nhân... phục vụ trung chuyển hành khách. Dự án cũng thiết kế lối đi bộ trên vỉa hè dọc đường song hành xa lộ Hà Nội (TP Thủ Đức) để người dân thuận tiện ra vào ga.Sở Giao thông Vận tải TP.HCM dự báo, lượng khách lên xuống tại các nhà ga của metro số 1 là rất lớn. Vì vậy, tuyến metro này rất cần hệ thống xe buýt kết nối nhằm thu gom và giải tỏa khách từ các nhà ga tới các khu vực lân cận.Với hạ tầng được hoàn thiện, Trung tâm Giao thông công cộng thành phố sẽ tổ chức mạng lưới xe buýt kết nối với metro số 1 và mở các tuyến buýt mới dọc hành lang xa lộ Hà Nội, từ đó kêu gọi các doanh nghiệp vận tải đầu tư xe, vận hành tuyến.Dự kiến, đến tháng 8/2022, tàu sẽ chạy thử đoạn trên cao và chạy thử trên toàn tuyến trước 31/12.
https://kevesko.vn/20220225/metro-so-1-ben-thanh-suoi-tien-tphcm-thieu-tien-13918056.html
https://kevesko.vn/20210718/tam-dung-giam-sat-tren-cong-truong-metro-so-1-vi-covid-19-10825378.html
https://kevesko.vn/20210510/metro-so-1-them-6-toa-tau-ve-den-tphcm-tu-nhat-ban-10482643.html
https://kevesko.vn/20210315/nha-thau-bat-ngo-he-lo-nguyen-nhan-su-co-metro-so-1-10215565.html
thành phố hồ chí minh
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/03/09/14136716_199:0:2930:2048_1920x0_80_0_0_801bc3cebc3326d8116e8046e283d637.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, kinh tế, tuyến metro số 1, thành phố hồ chí minh, metro
việt nam, kinh tế, tuyến metro số 1, thành phố hồ chí minh, metro
Thủ tục cấp vốn cho Metro số 1 gặp khó, chờ Chính phủ vào cuộc
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, việc chi ngân sách cho Công ty TNHH Một thành viên Đường sắt đô thị số 1 phải được thực hiện theo phương thức tăng vốn điều lệ. Tuy nhiên, vì lý do tuyến metro số 1 chưa đưa vào vận hành nên đơn vị này không đáp ứng được các quy định về bổ sung vốn.
Trước đó, công ty vận hành metro số 1 phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do thiếu kinh phí hoạt động. Đơn vị này hiện chỉ duy trì bộ máy hoạt động tối thiểu với khoảng 15 nhân sự, trong khi nhu cầu thực tế lên đến 700 nhân sự để có thể vận hành tuyến metro.
Thủ tục cấp vốn còn trở ngại
Mới đây, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông đã có văn bản gửi UBND TP.HCM đề nghị địa phương báo cáo Chính phủ xem xét bổ sung vốn để công ty vận hành Metro Số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).
Trước đó, thành phố có kiến nghị về việc hướng dẫn bố trí ngân sách cho Công ty TNHH Một thành viên Đường sắt đô thị số 1 (HURC1) - đơn vị vận hành
Metro Số 1, với lý do đơn vị này không đủ nguồn tài chính để duy trì hoạt động.
HURC1 là doanh nghiệp trực thuộc UBND TP.HCM, với 100% vốn nhà nước. Năm 2015, công ty thành lập theo kế hoạch Metro Số 1 khai thác năm 2018, với mục đích chuẩn bị trước nguồn lực cùng các điều kiện cần thiết cho quản lý vận hành, bảo dưỡng dự án. Thời điểm thành lập, công ty được cấp vốn điều lệ 14 tỷ đồng để mua sắm trang thiết bị văn phòng. Tuy nhiên, công ty chưa được cấp kinh phí hoạt động.
Theo đề án thành lập công ty và thoả thuận giữa Chính phủ Việt Nam với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA - nhà tài trợ), trước khi đi vào vận hành thương mại Metro Số 1, HURC1 chưa có doanh thu nên TP.HCM sẽ bố trí ngân sách để đảm bảo điều kiện hoạt động cho doanh nghiệp này.
Tuy nhiên, vì tiến độ xây dựng tuyến metro
Bến Thành - Suối Tiên bị chậm so với kế hoạch nên cho đến nay, công ty không đủ nguồn tài chính tạm ứng từ mức vốn ban đầu.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, việc chi ngân sách cho HURC1 phải được thực hiện theo phương thức tăng vốn điều lệ. Tuy nhiên, do Metro Số 1 chưa vận hành nên HURC1 không đáp ứng được các quy định về bổ sung vốn.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc bố trí đủ nguồn lực để đảm bảo hoạt động của công ty là cần thiết, đáp ứng cam kết giữa Chính phủ với nhà tài trợ. Do vậy, Bộ đề nghị TP.HCM báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định bổ sung vốn cho công ty dựa trên điều kiện thực tế.
Từ tháng 8/2021, HURC1 đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do thiếu kinh phí. Vấn đề này đã ảnh hưởng đến quá trình đào tạo, chuyển giao, chuẩn bị vận hành tuyến metro, trong bối cảnh dự án phải chạy nước rút để có thể đưa vào khai thác năm sau. HURC1 hiện chỉ duy trì bộ máy hoạt động tối thiểu với khoảng 15 nhân sự, trong khi nhu cầu thực tế lên đến 700 nhân sự để có thể vận hành tuyến metro.
Cuối năm 2021, UBND TP.HCM đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng chấp thuận cho sử dụng ngân sách địa phương để bố trí kinh phí hoạt động cho công ty HURC1.
Trong thời gian chờ xem xét giải quyết, Thường trực Thành uỷ đã cho công ty tạm ứng 2 tỷ đồng để chi trả lương và chăm lo Tết Nguyên đán cho người lao động. HURC1 sẽ hoàn trả phần ngân sách nêu trên trong năm 2022, ngay sau khi được Trung ương chấp thuận và hướng dẫn bố trí ngân sách.
Dự án Metro Số 1 có tổng mức đầu tư hơn 43.700 tỷ đồng, với chiều dài gần 20 km từ depot Long Bình (TP. Thủ Đức) đến ga Bến Thành (quận 1). Hiện dự án đã hoàn thành gần 90%, dự kiến đưa vào vận hành thương mại năm 2023.
Hai đoàn tàu của metro số 1 sắp đến Việt Nam
Mới đây, Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) cho biết đoàn tàu số 12 và 13 của tuyến metro số 1 đã xuất phát từ cảng Kudamatsu (Nhật Bản) hôm 2/3.
Dự kiến, đoàn tàu trên sẽ cập cảng Khánh Hội (TP.HCM) vào ngày 11 hoặc 12/3. Tính cả 2 đoàn tàu mới này, tuyến metro số 1 đã nhập khẩu được 13/17 đoàn tàu nhằm chuẩn bị cho công tác chạy thử tại từng khu vực depot.
Tương tự những lần trước, các nhà thầu sẽ tiến hành hạ tàu lên xe siêu trường siêu trọng rồi vận chuyển các đoàn tàu về Depot Long Bình, TP. Thủ Đức.
Sau khi về depot Long Bình, các đoàn tàu sẽ được kết nối với hệ thống tín hiệu tại khu vực này để vận hành thử. Hiện chủ đầu tư và nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ để sớm nhập khẩu toàn bộ 17 đoàn tàu.
Theo thiết kế, mỗi đoàn tàu có 3 toa, với sức chở tổng cộng 930 khách. Trong đó, có 147 ghế cho khách ngồi, 783 vị trí cho khách đứng. Tốc độ di chuyển đoạn trên cao vào khoảng 110km/giờ, còn đoạn ngầm đạt 80km/giờ.
Tại lễ triển khai thi công đầu năm 2022, Phó Trưởng Ban MAUR Nguyễn Quốc Hiển cho biết sẽ cố gắng để trước ngày 30/4 cơ bản hoàn trả mặt bằng, khôi phục giao thông khu vực trung tâm thành phố.
Kết nối hạ tầng xe buýt cho metro số 1
Vừa qua, Sở Giao thông vận tải TP.HCM đã có văn bản gửi Hội đồng nhân dân thành phố để báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án làm hạ tầng kết nối các tuyến xe buýt với các nhà ga của metro số 1.
Tổng mức đầu tư dự án là hơn 118,5 tỉ đồng, thực hiện trong thời gian từ năm 2022 – 2024. Dự án sẽ xây dựng các hạ tầng kỹ thuật để kết nối các tuyến xe buýt với metro số 1.
Theo đó, xung quanh 11 nhà ga trên cao của metro số 1 sẽ có các trạm dừng, nhà chờ xe buýt, bãi đậu xe cá nhân... phục vụ trung chuyển hành khách. Dự án cũng thiết kế lối đi bộ trên vỉa hè dọc đường song hành xa lộ Hà Nội (
TP Thủ Đức) để người dân thuận tiện ra vào ga.
Sở Giao thông Vận tải
TP.HCM dự báo, lượng khách lên xuống tại các nhà ga của metro số 1 là rất lớn. Vì vậy, tuyến metro này rất cần hệ thống xe buýt kết nối nhằm thu gom và giải tỏa khách từ các nhà ga tới các khu vực lân cận.
Với hạ tầng được hoàn thiện, Trung tâm Giao thông công cộng thành phố sẽ tổ chức mạng lưới xe buýt kết nối với metro số 1 và mở các tuyến buýt mới dọc hành lang xa lộ Hà Nội, từ đó kêu gọi các doanh nghiệp vận tải đầu tư xe, vận hành tuyến.
Dự kiến, đến tháng 8/2022, tàu sẽ chạy thử đoạn trên cao và chạy thử trên toàn tuyến trước 31/12.