Chính phủ chấp thuận đề xuất của Bộ Tài chính giảm 2.000 đồng thuế môi trường với xăng dầu

© Ảnh : Trần Việt - TTXVNMua bán xăng, dầu tại một cửa hàng trên phố Trần Khát Chân, Hà Nội (ảnh tư liệu)
Mua bán xăng, dầu tại một cửa hàng trên phố Trần Khát Chân, Hà Nội (ảnh tư liệu) - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.03.2022
Đăng ký
Chính phủ vừa có quyết định thông qua đề nghị của Bộ Tài chính về việc giảm mức thuế Bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng, dầu, mỡ nhờn từ đầu tháng 4 cho đến hết năm 2022.
Theo nhiều chuyên gia, đây là một chính sách hợp lý trong bối cảnh giá xăng dầu liên tục tăng cao như hiện nay, qua đó bảo vệ sức mua của người tiêu dùng.

Giảm 2.000 đồng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 31/NQ-CP để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra nghị quyết về mức thuế Bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn đến hết ngày 31/12/2022 theo đề nghị của Bộ Tài chính.
Bộ Tài chính, Bộ Công thương được giao chịu trách nhiệm về nội dung, số liệu báo cáo.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp thay mặt Chính phủ ký Tờ trình báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong ngày 14/3/2022 cho phép bổ sung dự án Nghị quyết vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy trình một phiên họp, soạn thảo theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Xăng - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.03.2022
Giá xăng Việt Nam hôm nay tăng theo cơn sốt “vàng đen” thế giới
Trước đó, Bộ Tài chính đã nghiên cứu xây dựng dự án Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế Bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Theo đó, Bộ Tài chính đề nghị giảm mức thuế Bảo vệ môi trường đối với xăng là 2.000 đồng/lít; dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn là 1.000 đồng/lít; mỡ nhờn là 1.000 đồng/kg; dầu hỏa là 700 đồng/lít. Bộ đề nghị đưa nghị quyết đi vào hiệu lực từ ngày 1/4 đến hết ngày 31/12/2022.
Sau khi việc giảm mức thuế Bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn chính thức được áp dụng, số thu thuế Bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng trên (dựa theo cơ sở sản lượng tiêu thụ xăng, dầu, mỡ nhờn năm 2019) dự kiến sẽ giảm khoảng 29.035 tỉ đồng/năm, từ đó làm giảm thu ngân sách Nhà nước.

Giảm thuế, phí để giảm giá xăng dầu

Chia sẻ tại buổi tọa đàm “Doanh nghiệp Việt trước tác động của xung đột Nga - Ukraina”, TS. Đặng Quốc Hùng, từng làm việc tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, cho biết, Nga là nước sản xuất 11,3 triệu thùng dầu mỗi ngày, đứng thứ ba trên thế giới.
Nga xuất khẩu khoảng 7,8 triệu thùng/ngày, trong đó có khoảng 5 triệu thùng/ngày là dầu thô, số 1 thế giới. Moskva sản xuất 638 tỉ mét khối khí đốt/năm, đứng thứ 2 thế giới sau Mỹ.
Thị trường dầu và khí thế giới đã mất cân bằng từ trước khi xung đột xảy ra, do mức cầu tăng từ đầu năm 2022 khi kinh tế bắt đầu hồi phục trong bối cảnh OPEC chậm trễ trong việc tăng sản xuất.
Long An: Chưa xuất hiện tình trạng đổ xô đi mua xăng dầu tích trữ - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.03.2022
Người dân đổ xô đi mua xăng trước giờ điều chỉnh giá: Nguyên nhân và ẩn họa
Nếu phương Tây cấm vận dầu khí Nga, thị trường thế giới sẽ giảm cung khoảng 5 triệu thùng/ngày từ Nga, tương đương khoảng 5% tổng cầu toàn thế giới hiện tại. Khi đó, giá dầu có thể tăng lên 150 - 200 USD/thùng.
Theo ông Hùng, sự mất cân bằng cung cầu xăng dầu sẽ kéo dài trong khoảng 6 tháng đến 1 năm mới được thiết lập lại. Vì giá dầu cao nên các nước sản xuất dầu sẽ phải đẩy mạnh khai thác, trong khi kinh tế thế giới tiếp tục suy thoái, nhu cầu tiêu thụ giảm.
Chuyên gia cho rằng, giá dầu thế giới tăng sẽ kéo giá nhiên liệu ở Việt Nam tăng, làm tăng chí phí sản xuất của doanh nghiệp và chi phí tiêu dùng của người dân. Tại Việt Nam, nếu giá nhiên liệu tăng 10% thì GDP giảm 0,5% và lạm phát tăng 0,4%.
“Nhà nước có thể làm được gì trước nguy cơ lạm phát? - Phải giảm giá xăng dầu bằng cách giảm thuế và phí. Cần cắt giảm thuế bảo vệ môi trường nhiều hơn nữa để bảo vệ sức mua của người tiêu dùng”, TS Hùng khuyến cáo.
Quan điểm trên cũng nhận được sự đồng tình của PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chiến lược (VESS).
Theo ông, dư địa về chính sách vĩ mô của Việt Nam không còn, trong khi mặt tài khóa đã mở rộng quá lớn cho phòng chống Covid-19. Do vậy, điều hành tiền tệ và tài khóa cần phải đi theo hướng thận trọng và thu hẹp dần. Nhà nước cần có chính sách tháo gỡ bớt những khó khăn cho người dân khi giá nhiên liệu tăng cao.
“Giải pháp giá xăng dầu thì chỉ tập trung ở thuế và phí. Hiện nay giá xăng dầu cao quá thì mình phải rút bớt thuế, phí và trích sử dụng quỹ bình ổn ra để nó không tăng quá cao ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân”, TS. Thành nêu ý kiến.
Dầu - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.03.2022
Dầu khí, kinh tế Việt Nam trong căng thẳng Nga - Ukraina
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала