https://kevesko.vn/20220329/nha-su-hoc-nga-nhac-lai-viec-hun-sen-len-nam-quyen-bang-luoi-le-va-xe-tang-viet-nam-14447950.html
Nhà sử học Nga nhắc lại việc Hun Sen lên nắm quyền bằng lưỡi lê và xe tăng Việt Nam
Nhà sử học Nga nhắc lại việc Hun Sen lên nắm quyền bằng lưỡi lê và xe tăng Việt Nam
Sputnik Việt Nam
Theo báo Khmer Times, ngày 28/3, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã lên án mạnh mẽ các hành động quân sự của Nga ở Ukraina và nói đối với Campuchia, tôn trọng nền... 29.03.2022, Sputnik Việt Nam
2022-03-29T16:02+0700
2022-03-29T16:02+0700
2022-03-29T17:28+0700
tác giả
quan điểm-ý kiến
campuchia
hoa kỳ
nga
thế giới
chế độ diệt chủng pol pot
việt nam
chính trị
https://cdn.img.kevesko.vn/img/321/54/3215409_0:0:3077:1731_1920x0_80_0_0_dee71831027b1148ac4fd612de25c2a6.jpg
Lời nói của nhà lãnh đạo Campuchia không có gì ngoài sự tiếc nuốiĐiều này được giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Úc và Châu Đại Dương thuộc Viện Nghiên cứu Phương Đông, Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Lịch sử Dmitry Mosyakov ghi nhận trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.Mosyakov lưu ý nhiều thượng nghị sĩ Mỹ đã yêu cầu các biện pháp trừng phạt chống lại Campuchia vì các cuộc bầu cử như vậy, vì các vụ bắt giữ và bỏ tù lãnh đạo đối lập. Với những lời lẽ hiện tại của mình, rõ ràng Hun Sen hy vọng sẽ nhận được sự khoan dung từ Mỹ đối với tất cả những hành động này và nhận được sự ủng hộ của Mỹ đối với chế độ của ông.Thủ tướng Campuchia có một trí nhớ ngắn ngủiTrí nhớ ngắn ngủi về nhà lãnh đạo Campuchia không thể không gây bất ngờ, Giáo sư Dmitry Mosyakov lưu ý thêm.Khi đó, Liên Xô giữ vị trí chủ yếu hỗ trợ cả chính quyền mới của Campuchia cùng các hoạt động quân sự của Việt Nam để cứu người Khmer. Liên Xô trở thành quốc gia đầu tiên sau Việt Nam công nhận Phnom Penh, gửi đến đây thép, sản phẩm dầu mỏ, thực phẩm và các chuyên gia để giúp hồi sinh thủ đô gần như bị phá hủy hoàn toàn trong 4 năm Khmer Đỏ cai trị. Liên Xô đã hỗ trợ và giúp đỡ rất nhiều cho chính phủ cho đế nay vẫn tồn tại ở Campuchia.Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
https://kevesko.vn/20220322/chuyen-gia-noi-ve-nguy-co-lam-phat-cua-viet-nam-tu-xung-dot-nga---ukraina-14344212.html
https://kevesko.vn/20220308/malaysia-se-khong-ap-dat-cac-bien-phap-trung-phat-don-phuong-chong-nga-14111076.html
campuchia
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/321/54/3215409_348:0:3077:2047_1920x0_80_0_0_fd2172b0e6908670363a58bb532f2b6f.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
tác giả, quan điểm-ý kiến, campuchia, hoa kỳ, nga, thế giới, chế độ diệt chủng pol pot, việt nam, chính trị
tác giả, quan điểm-ý kiến, campuchia, hoa kỳ, nga, thế giới, chế độ diệt chủng pol pot, việt nam, chính trị
Nhà sử học Nga nhắc lại việc Hun Sen lên nắm quyền bằng lưỡi lê và xe tăng Việt Nam
16:02 29.03.2022 (Đã cập nhật: 17:28 29.03.2022) Theo báo Khmer Times, ngày 28/3, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã lên án mạnh mẽ các hành động quân sự của Nga ở Ukraina và nói đối với Campuchia, tôn trọng nền độc lập và chủ quyền của Ukraina đồng nghĩa với tôn trọng nền độc lập và chủ quyền của Campuchia.
Lời nói của nhà lãnh đạo Campuchia không có gì ngoài sự tiếc nuối
Điều này được giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Úc và Châu Đại Dương thuộc Viện Nghiên cứu Phương Đông, Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Lịch sử Dmitry Mosyakov ghi nhận trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.
“Rõ ràng là với những lời nói của mình, Hun Sen chỉ đơn giản là đang cố gắng che đậy vị thế gắn liền với sự phụ thuộc của cả Campuchia và tình hình hiện tại ở đó vào Hoa Kỳ. Điều rõ ràng, và cũng rất nhiều chuyên gia cho rằng, Hun Sen, người hơn 37 năm giữ chức thủ tướng lâu nhất thế giới, sẽ chuyển giao quyền lực cho con trai cả của mình trong tương lai. Anh ta học ở Mỹ và có thể được Washington coi là người thừa kế thực sự hợp pháp. Để Hoa Kỳ ủng hộ tiến trình này và công nhận con trai ông là nhà lãnh đạo mới của Campuchia, thủ tướng đương nhiệm đang cố gắng làm mọi thứ có thể để nhận được bất kỳ sự chấp thuận nào từ phía Hoa Kỳ.
Ngoài ra, Hun Sen hiểu rằng, có thể nói như vậy, ông ấy “có tội” trước người Mỹ vì đã loại bỏ tất cả những hành động chống đối ít nhiều đối với sự cai trị của ông ấy: bị đàn áp, bị bỏ tù vì tội chỉ trích, buộc phải ra nước ngoài. Trong cuộc bầu cử Quốc hội vừa qua, đảng cầm quyền đã nhận được 100% số phiếu, đánh dấu sự trở lại thời kỳ thống trị độc tài của Đảng Cách mạng Nhân dân”, Dmitry Mosyakov tin tưởng.
Mosyakov lưu ý nhiều thượng nghị sĩ Mỹ đã yêu cầu các biện pháp trừng phạt chống lại Campuchia vì các cuộc bầu cử như vậy, vì các vụ bắt giữ và bỏ tù lãnh đạo đối lập. Với những lời lẽ hiện tại của mình, rõ ràng Hun Sen hy vọng sẽ nhận được sự khoan dung từ Mỹ đối với tất cả những hành động này và nhận được sự ủng hộ của Mỹ đối với chế độ của ông.
Thủ tướng Campuchia có một trí nhớ ngắn ngủi
Trí nhớ ngắn ngủi về nhà lãnh đạo Campuchia không thể không gây bất ngờ, Giáo sư Dmitry Mosyakov lưu ý thêm.
“Bản thân Hun Sen lên cầm quyền bằng lưỡi lê và xe tăng của Việt Nam, khi tình hình ở Campuchia ở một mức độ nào đó có thể tương quan với tình hình hiện nay ở Ukraina. Khi đó, ở Campuchia, chế độ phát xít chống con người, thực sự là phát xít Pol Pot đã lên nắm quyền. Chế độ này đã bị quân đội Việt Nam đánh bại, và chính nhờ điều này mà cựu thiếu tá Khmer Đỏ Hun Sen, người đã sát cánh cùng Việt Nam vào năm 1977, đầu tiên trở thành Bộ trưởng Ngoại giao (khi đó là người trẻ nhất thế giới giữ cương vị này), và sau đó là Thủ tướng Campuchia, với sự ổn định được quân đội Việt Nam đảm bảo", ông Dmitry Mosyakov nói trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.
Khi đó, Liên Xô giữ vị trí chủ yếu hỗ trợ cả chính quyền mới của Campuchia cùng các hoạt động quân sự của Việt Nam để cứu người Khmer. Liên Xô trở thành quốc gia đầu tiên sau Việt Nam công nhận Phnom Penh, gửi đến đây thép, sản phẩm dầu mỏ, thực phẩm và các chuyên gia để giúp hồi sinh thủ đô gần như bị phá hủy hoàn toàn trong 4 năm Khmer Đỏ cai trị. Liên Xô đã hỗ trợ và giúp đỡ rất nhiều cho chính phủ cho đế nay vẫn tồn tại ở Campuchia.
“Trong giới lãnh đạo Campuchia hiện nay, không có ngoại lệ, chính là những người đã có thời biết ơn sự giúp đỡ này, và tuyên bố đó là sự cứu rỗi thực sự cho người dân Campuchia. Điều kỳ lạ hơn là, trái ngược với quan điểm thống nhất của Việt Nam và Lào, vốn bỏ phiếu trắng tại LHQ về nghị quyết chống Nga, Campuchia, nơi mà Liên Xô và Nga đầu tư rất nhiều, lại có quan điểm tiêu cực như vậy. Xét cho cùng, độc lập và chủ quyền của Campuchia hiện đại dựa trên hoạt động quân sự đặc biệt của Việt Nam, do Liên Xô hỗ trợ là chủ yếu”, chuyên gia Nga kết luận.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.