https://kevesko.vn/20220401/thieu-tuong-le-van-tan-ong-trinh-van-quyet-co-nhieu-thu-doan-manh-khoe-14513276.html
Thiếu tướng Lê Văn Tân: Ông Trịnh Văn Quyết “có nhiều thủ đoạn, mánh khóe”
Thiếu tướng Lê Văn Tân: Ông Trịnh Văn Quyết “có nhiều thủ đoạn, mánh khóe”
Sputnik Việt Nam
Việt Nam đang điều tra những cá nhân đã giúp ông Trịnh Văn Quyết thao túng thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo Thiếu tướng Lê Văn Tân, Phó Chánh Văn phòng Cơ... 01.04.2022, Sputnik Việt Nam
2022-04-01T21:19+0700
2022-04-01T21:19+0700
2022-04-01T21:20+0700
việt nam
trịnh văn quyết
flc
bộ tài chính vn
công an
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/04/01/14514143_0:169:1620:1080_1920x0_80_0_0_b218d9c455b0c6e1c40f2bca0f1d4cee.jpg
Bộ Tài chính yêu cầu tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật trong công tác kiểm toán doanh nghiệp niêm yết, đồng thời, chuyển Công an điều tra những đơn vị sai phạm.Trong khi đó, lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sau thông tin về quyết định kỷ luật của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, đã xin “rút kinh nghiệm” và “thực hiện tốt công tác chính trị tư tưởng”.Ông Trịnh Văn Quyết “có nhiều mánh khóe”Ngày 1 tháng 4, thông tin từ Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Bộ Công an cho biết, nhà chức trách đang khẩn trương điều tra người giúp ông Trịnh Văn Quyết thao túng thị trường chứng khoán.Cụ thể, Thiếu tướng Lê Văn Tân, Phó Chánh Văn phòng Cơ quan CSĐT Bộ Công an khẳng định với báo Công an nhân dân rằng, tháng 1/2022, ông Trịnh Văn Quyết đã bị xử phạt hành chính về hành vi không báo cáo, không công bố thông tin trước khi thực hiện giao dịch theo Nghị định 128/2020/NĐ-CP về xử phạt trong lĩnh vực chứng khoán.Do đó, Thiếu tướng Tân khẳng định, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố Chủ tịch FLC về hành vi thao túng thị trường chứng khoán.Như Sputnik Việt Nam đã thông tin, ngày 29/3, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố ông Trịnh Văn Quyết (Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC). Các Quyết định, Lệnh tố tụng của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã được Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 3) phê chuẩn.Bộ Công an khẳng định, ông Trịnh Văn Quyết bị bắt về tội Thao túng thị trường chứng khoán, theo Điều 211 Bộ luật Hình sự.Về tội danh này, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) tiến hành điều tra, xác minh đối với Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn FLC, các cá nhân thuộc Công ty CP Tập đoàn FLC, Công ty CP Chứng khoán BOS và các công ty có liên quan.Ông Quyết và các cá nhân của Tập đoàn FLC bị cáo buộc về hành vi "Thao túng thị trường chứng khoán", "Che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán" xảy ra ngày 10/01/2022, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.Cơ quan điều tra nêu rõ, hành vi trên của Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn FLC đã đủ yếu tố cấu thành tội Thao túng thị trường chứng khoán, quy định tại Điều 211 Bộ luật Hình sự.Điều tra người giúp ông Trịnh Văn Quyết thao túng thị trườngTheo Thiếu tướng Lê Văn Tân, trong trường hợp cơ quan chức năng đã xử phạt hành chính mà sau đó xác định hành vi vi phạm đủ cấu thành tội phạm, phải xử lý hình sự thì cơ quan điều tra sẽ khởi tố để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.Theo đại diện Bộ Công an, hành vi thao túng thị trường chứng khoán của ông Quyết tác động tiêu cực tới thị trường và gây thiệt hại lớn cho các nhà đầu tư.Đáng chú ý, ngoài ông Quyết đã bị khởi tố, bắt tạm giam, hiện nay, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đang tích cực điều tra những cá nhân giúp sức tích cực, tạo điều kiện để bị can thực hiện hành vi vi phạm.Theo đó, trong quá trình xác minh điều tra, cơ quan Công an sẽ xem xét, làm rõ mục đích, vai trò của từng người để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.Nếu những người đó thực hiện hành vi dưới danh nghĩa công ty (pháp nhân), nhằm trục lợi bất chính cho đơn vị thì tùy theo mức độ thiệt hại gây ra cho nhà đầu tư và số tiền thu lợi bất chính, pháp nhân này có thể bị phạt tiền từ 2-10 tỷ đồng.Nếu trong trường hợp người thực hiện hành vi dưới danh nghĩa cá nhân, tiếp tay làm lũng đoạn thị trường nhằm tư lợi bất chính, gây thiệt hại cho nhà đầu tư, nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm sẽ bị xử lý hình sự.Ngoài ra, những đối tượng này còn phải bồi thường dân sự cho những nhà đầu tư bị thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.Bộ Tài chính chỉ đạo sau vụ ông Trịnh Văn QuyếtTrong văn bản gửi đi ngày 1/4, Bộ Tài chính đã yêu cầu Ủy ban Chứng khoán nhà nước, Cục Quản lý giám sát Kế toán, kiểm toán, Thanh tra Bộ tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật trong công tác kiểm toán doanh nghiệp niêm yết.Thông thường, các doanh nghiệp niêm yết và các công ty đại chúng buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính mỗi năm. Điều này nhằm mục đích giúp các doanh nghiệp chuẩn hóa, minh bạch thông tin tài chính, phục vụ lợi ích cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư.Tuy nhiên, theo nhận định của Bộ Tài chính, báo cáo tài chính của một số doanh nghiệp niêm yết, công ty đại chúng thời gian qua còn nhiều sai sót, thậm chỉ kể cả khi một số trường hợp đã có ý kiến chấp nhận toàn phần của doanh nghiệp kiểm toán.Vì vậy, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc yêu cầu Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán làm tốt kế hoạch kiểm tra đối với các doanh nghiệp kiểm toán thuộc lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật. Cùng với đó, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về kiểm toán. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Chứng khoán nhà nước và Thanh tra Bộ Tài chính tăng cường, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm toán.Bộ Tài chính đề nghị các cơ quan có trách nhiệm tăng cường kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh các doanh nghiệp kiểm toán thực hiện đúng các quy định pháp luật về kiểm toán, hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và các văn bản pháp luật liên quan. Đồng thời, đảm bảo tính độc lập, khách quan trong quá trình kiểm toán; kiểm soát tốt đạo đức nghề nghiệp người hành nghề, nâng cao năng lực của đội ngũ kiểm toán viên hành nghề.Triển khai công tác rà soát, đánh giá và kịp thời tham mưu cho Bộ Tài chính về việc sửa đổi bổ sung Luật Kiểm toán độc lập và các văn bản hướng dẫn, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập.Ủy ban Chứng khoán nhà nước được yêu cầu đẩy mạnh giám sát tình hình hoạt động, tình hình tài chính của các doanh nghiệp niêm yết và công ty đại chúng, kịp thời cảnh báo nhà đầu tư khi có những biến động lớn về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.Ủy ban Chứng khoán nhà nước chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán và Thanh tra Bộ Tài chính lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kiểm toán đối với các doanh nghiệp niêm yết, công ty đại chúng. Tập trung chú ý đối với các doanh nghiệp có khách hàng có báo cáo tài chính sai lệch hoặc nhiều sai sót, dẫn đến phải sửa đổi... làm thay đổi đáng kể tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.Bộ Tài chính lưu ý, nếu trong quá trình thực thi có phát hiện các hành vi vi phạm nghiêm trọng, phải khẩn trương chuyển cơ quan công an xử lý theo quy định của pháp luật.“Xin rút kinh nghiệm”Ngày 1/4, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông tin cho biết, đơn vị sẽ chấp hành các quyết định từ các cấp có thẩm quyền, nghiêm túc rút kinh nghiệm để cùng nhau khắc phục những vi phạm, khuyết điểm đã được chỉ ra bởi Ủy ban Kiểm tra Trung ương.Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ làm tốt công tác chính trị tư tưởng, tập trung cao độ để hoàn thành nhiệm vụ được giao, đảm bảo thị trường chứng khoán hoạt động ổn định, thông suốt, an toàn và phát triển bền vững.Trước đó, tại kỳ họp thứ 13, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận, Đảng ủy Cơ quan Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhiệm kỳ 2015 – 2020 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và Quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát.Những vi phạm trên đã dẫn đến tình trạng một số tổ chức, cá nhân thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có nhiều vi phạm, khuyết điểm trong việc tham mưu xây dựng thể chế, chính sách và thực hiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán, để một số tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật, thao túng thị trường, thu lợi bất chính.Các đồng chí: Vũ Bằng, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; Trần Văn Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; Nguyễn Thành Long, Bí thư Đảng ủy Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng thành viên Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội; Lê Hải Trà, Tổng giám đốc Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, nguyên Thành viên phụ trách Hội đồng quản trị; Nguyễn Sơn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Đảng ủy Cơ quan Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam;Các đồng chí trên đồng thời cũng chịu trách nhiệm cá nhân về những vi phạm, khuyết điểm trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.Những vi phạm của các đồng chí trên đã gây ra hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán, giảm niềm tin của các nhà đầu tư, uy tín của tổ chức đảng và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.Có dấu hiệu bất thường trong giao dịch cổ phiếu FLCChiều ngày 1 tháng 4, Tập đoàn FLC vừa gửi văn bản đề nghị tạm ngừng giao dịch đối với cổ phiếu FLC để kiểm tra, làm rõ các dấu hiệu bất thường trong phiên giao dịch ngày hôm nay 1/4, xem xét hủy bỏ toàn bộ giao dịch nếu phát hiện vi phạm.Theo đó, ông Đặng Tất Thắng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC, đã có văn bản gửi đến Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM và Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam liên quan đến việc áp dụng biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán.Theo tập đoàn FLC, trong phiên giao dịch hôm nay, mã FLC có thanh khoản tăng đột biến với tổng khối lượng khớp lệnh 59 triệu đơn vị ngay trong phiên sáng.Chốt phiên chiều 1 tháng tư đã có hơn 100 triệu cổ phiếu được khớp và đóng cửa ở giá 10.850 đồng/cổ phiếu.Tại 2 phiên giao dịch ngày 30 và 31/3, cổ phiếu FLC liên tục giảm kịch sàn với khối lượng giao dịch trung bình mỗi phiên chỉ bằng 1% khối lượng khớp trong phiên giao dịch ngày 1/4, có nghĩa thanh khoản phiên hôm nay tăng đột biến gấp 100 lần.Phía FLC khẳng định, việc phát sinh nhiều dấu hiệu bất thường trước, trong và sau phiên giao dịch ngày 1/4/2022 đối với cổ phiếu FLC có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của tập đoàn nói riêng và sự ổn định của thị trường chứng khoán nói chung.Đồng thời, việc tiếp tục có những dấu hiệu bất thường nói trên sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tập đoàn FLC, tiềm ẩn rõ ràng nguy cơ gây thiệt hại cho cổ đông của công ty.Trên mạng xã hội tối ngày 31/4 lan truyền thông tin mua gom cổ phiếu FLC, kể cả việc có tin tân Chủ tịch FLC Đặng Tất Thắng đăng ký mua cổ phiếu FLC, tuy nhiên, tập đoàn đã lên tiếng phủ nhận.Theo lãnh đạo FLC, thông tin ông Đặng Tất Thắng đăng ký mua cổ phiếu FLC là thông tin sai sự thật, làm ảnh hưởng lớn đến tâm lý của cổ đông FLC nói riêng và các nhà đầu tư quan tâm đến cổ phiếu FLC nói chung.FLC đã đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM ngay lập tức áp dụng biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán theo quy định tại điều 7 Luật chứng khoán 2019 (bao gồm nhưng không giới hạn ở các biện pháp).Theo đó, cần tạm ngừng, đình chỉ giao dịch đối với mã FLC, kiểm tra, làm rõ các dấu hiệu bất thường trong phiên giao dịch ngày 1/4 của cổ phiếu FLC và xem xét hủy bỏ toàn bộ giao dịch đã thực hiện trong ngày 1/4 nếu phát hiện các vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán.
https://kevesko.vn/20220330/phia-sau-vu-bat-ong-trinh-van-quyet-14465067.html
https://kevesko.vn/20220330/ai-se-la-nguoi-thay-ong-trinh-van-quyet-tai-hoi-dong-quan-tri-flc-14460018.html
https://kevesko.vn/20220330/he-sinh-thai-flc-ra-sao-sau-khi-ong-trinh-van-quyet-bi-bat-14458997.html
https://kevesko.vn/20220329/tu-tin-don-den-bat-that-vi-sao-ong-trinh-van-quyet-bi-khoi-to-14452183.html
https://kevesko.vn/20220328/tin-tuc-ve-ong-trinh-van-quyet-va-flc-nong-nhat-google-facebook-o-viet-nam-14425729.html
https://kevesko.vn/20220328/tin-tuc-ve-ong-trinh-van-quyet-va-flc-nong-nhat-google-facebook-o-viet-nam-14425729.html
https://kevesko.vn/20190408/FLC-Faros-lien-quan-ong-trinh-van-quyet-bi-cuong-che-thue-hon-tram-ty-7354443.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/04/01/14514143_0:0:1440:1080_1920x0_80_0_0_a1104c0fac230b64b015953d918d3518.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, trịnh văn quyết, flc, bộ tài chính vn, công an
việt nam, trịnh văn quyết, flc, bộ tài chính vn, công an
Bộ Tài chính yêu cầu tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật trong công tác kiểm toán doanh nghiệp niêm yết, đồng thời, chuyển Công an điều tra những đơn vị sai phạm.
Trong khi đó, lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sau thông tin về quyết định kỷ luật của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, đã xin “rút kinh nghiệm” và “thực hiện tốt công tác chính trị tư tưởng”.
Ông Trịnh Văn Quyết “có nhiều mánh khóe”
Ngày 1 tháng 4, thông tin từ Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Bộ Công an cho biết, nhà chức trách đang khẩn trương điều tra người giúp
ông Trịnh Văn Quyết thao túng thị trường chứng khoán.
Cụ thể, Thiếu tướng Lê Văn Tân, Phó Chánh Văn phòng Cơ quan CSĐT Bộ Công an khẳng định với báo Công an nhân dân rằng, tháng 1/2022, ông Trịnh Văn Quyết đã bị xử phạt hành chính về hành vi không báo cáo, không công bố thông tin trước khi thực hiện giao dịch theo Nghị định 128/2020/NĐ-CP về xử phạt trong lĩnh vực chứng khoán.
“Sau khi vào cuộc xác minh, điều tra, cơ quan chức năng phát hiện trong vụ việc bán chui cổ phiếu ngày 10/1, ông Quyết đã có nhiều thủ đoạn, mánh khóe tinh vi để tạo cung, cầu giả, đẩy giá cổ phiếu nhằm thu lời bất chính số tiền từ 500 triệu đồng trở lên”, Thiếu tướng Lê Văn Tân cho hay.
Do đó, Thiếu tướng Tân khẳng định, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố Chủ tịch FLC về hành vi thao túng thị trường chứng khoán.
Như Sputnik Việt Nam đã thông tin, ngày 29/3, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố ông Trịnh Văn Quyết (Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC). Các Quyết định, Lệnh tố tụng của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã được Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 3) phê chuẩn.
Bộ Công an khẳng định, ông Trịnh Văn Quyết bị bắt về tội Thao túng thị trường chứng khoán, theo Điều 211 Bộ luật Hình sự.
Về tội danh này, cơ quan Cảnh sát điều tra
Bộ Công an (C01) tiến hành điều tra, xác minh đối với Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn FLC, các cá nhân thuộc Công ty CP Tập đoàn FLC, Công ty CP Chứng khoán BOS và các công ty có liên quan.
Ông Quyết và các cá nhân của Tập đoàn FLC bị cáo buộc về hành vi "Thao túng thị trường chứng khoán", "Che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán" xảy ra ngày 10/01/2022, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Cơ quan điều tra nêu rõ, hành vi trên của Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn FLC đã đủ yếu tố cấu thành tội Thao túng thị trường chứng khoán, quy định tại Điều 211 Bộ luật Hình sự.
Điều tra người giúp ông Trịnh Văn Quyết thao túng thị trường
Theo Thiếu tướng Lê Văn Tân, trong trường hợp cơ quan chức năng đã xử phạt hành chính mà sau đó xác định hành vi vi phạm đủ cấu thành tội phạm, phải xử lý hình sự thì cơ quan điều tra sẽ khởi tố để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
“Theo đó, sau khi bị khởi tố, điều tra thì toàn bộ quyết định xử phạt hành chính trước đây đều không có hiệu lực”, Phó Chánh Văn phòng Cơ quan CSĐT Bộ Công an thông tin.
Theo đại diện Bộ Công an, hành vi thao túng thị trường chứng khoán của ông Quyết tác động tiêu cực tới thị trường và gây thiệt hại lớn cho các nhà đầu tư.
Đáng chú ý, ngoài ông Quyết đã bị khởi tố, bắt tạm giam, hiện nay, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đang tích cực điều tra những cá nhân giúp sức tích cực, tạo điều kiện để bị can thực hiện hành vi vi phạm.
Theo đó, trong quá trình xác minh điều tra, cơ quan Công an sẽ xem xét, làm rõ mục đích, vai trò của từng người để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Nếu những người đó thực hiện hành vi dưới danh nghĩa công ty (pháp nhân), nhằm trục lợi bất chính cho đơn vị thì tùy theo mức độ thiệt hại gây ra cho nhà đầu tư và số tiền thu lợi bất chính, pháp nhân này có thể bị phạt tiền từ 2-10 tỷ đồng.
Nếu trong trường hợp người thực hiện hành vi dưới danh nghĩa cá nhân, tiếp tay làm lũng đoạn thị trường nhằm tư lợi bất chính, gây thiệt hại cho nhà đầu tư, nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm sẽ bị xử lý hình sự.
Ngoài ra, những đối tượng này còn phải bồi thường dân sự cho những nhà đầu tư bị thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.
Bộ Tài chính chỉ đạo sau vụ ông Trịnh Văn Quyết
Trong văn bản gửi đi ngày 1/4, Bộ Tài chính đã yêu cầu Ủy ban Chứng khoán nhà nước, Cục Quản lý giám sát Kế toán, kiểm toán, Thanh tra Bộ tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật trong công tác kiểm toán doanh nghiệp niêm yết.
Thông thường, các doanh nghiệp niêm yết và các công ty đại chúng buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính mỗi năm. Điều này nhằm mục đích giúp các doanh nghiệp chuẩn hóa, minh bạch thông tin tài chính, phục vụ lợi ích cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Tuy nhiên, theo nhận định của Bộ Tài chính, báo cáo tài chính của một số doanh nghiệp niêm yết, công ty đại chúng thời gian qua còn nhiều sai sót, thậm chỉ kể cả khi một số trường hợp đã có ý kiến chấp nhận toàn phần của doanh nghiệp kiểm toán.
Vì vậy, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc yêu cầu Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán làm tốt kế hoạch kiểm tra đối với các doanh nghiệp kiểm toán thuộc lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật. Cùng với đó, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về kiểm toán. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Chứng khoán nhà nước và Thanh tra Bộ Tài chính tăng cường, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm toán.
“Nếu có phát hiện các hành vi vi phạm nghiêm trọng yêu cầu khẩn trương chuyển cơ quan công an xử lý theo quy định của pháp luật”, Bộ Tài chính nhấn mạnh.
Bộ Tài chính đề nghị các cơ quan có trách nhiệm tăng cường kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh các doanh nghiệp kiểm toán thực hiện đúng các quy định pháp luật về kiểm toán, hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và các văn bản pháp luật liên quan. Đồng thời, đảm bảo tính độc lập, khách quan trong quá trình kiểm toán; kiểm soát tốt đạo đức nghề nghiệp người hành nghề, nâng cao năng lực của đội ngũ kiểm toán viên hành nghề.
Triển khai công tác rà soát, đánh giá và kịp thời tham mưu cho Bộ Tài chính về việc sửa đổi bổ sung Luật Kiểm toán độc lập và các văn bản hướng dẫn, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập.
Ủy ban Chứng khoán nhà nước được yêu cầu đẩy mạnh giám sát tình hình hoạt động, tình hình tài chính của các doanh nghiệp niêm yết và công ty đại chúng, kịp thời cảnh báo nhà đầu tư khi có những biến động lớn về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Ủy ban Chứng khoán nhà nước chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán và Thanh tra Bộ Tài chính lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kiểm toán đối với các doanh nghiệp niêm yết, công ty đại chúng. Tập trung chú ý đối với các doanh nghiệp có khách hàng có báo cáo tài chính sai lệch hoặc nhiều sai sót, dẫn đến phải sửa đổi... làm thay đổi đáng kể tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Bộ Tài chính lưu ý, nếu trong quá trình thực thi có phát hiện các hành vi vi phạm nghiêm trọng, phải khẩn trương chuyển cơ quan công an xử lý theo quy định của pháp luật.
Ngày 1/4, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông tin cho biết, đơn vị sẽ chấp hành các quyết định từ các cấp có thẩm quyền, nghiêm túc rút kinh nghiệm để cùng nhau khắc phục những vi phạm, khuyết điểm đã được chỉ ra bởi Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ làm tốt công tác chính trị tư tưởng, tập trung cao độ để hoàn thành nhiệm vụ được giao, đảm bảo thị trường chứng khoán hoạt động ổn định, thông suốt, an toàn và phát triển bền vững.
Trước đó, tại kỳ họp thứ 13, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận, Đảng ủy Cơ quan Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhiệm kỳ 2015 – 2020 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và Quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát.
Những vi phạm trên đã dẫn đến tình trạng một số tổ chức, cá nhân thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có nhiều vi phạm, khuyết điểm trong việc tham mưu xây dựng thể chế, chính sách và thực hiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán, để một số tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật, thao túng thị trường, thu lợi bất chính.
Các đồng chí: Vũ Bằng, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; Trần Văn Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; Nguyễn Thành Long, Bí thư Đảng ủy Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng thành viên Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội; Lê Hải Trà, Tổng giám đốc Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, nguyên Thành viên phụ trách Hội đồng quản trị; Nguyễn Sơn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Đảng ủy Cơ quan Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam;
Các đồng chí trên đồng thời cũng chịu trách nhiệm cá nhân về những vi phạm, khuyết điểm trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
Những vi phạm của các đồng chí trên đã gây ra hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán, giảm niềm tin của các nhà đầu tư, uy tín của tổ chức đảng và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải xem xét, xử lý
kỷ luật.
Có dấu hiệu bất thường trong giao dịch cổ phiếu FLC
Chiều ngày 1 tháng 4, Tập đoàn FLC vừa gửi văn bản đề nghị tạm ngừng giao dịch đối với cổ phiếu FLC để kiểm tra, làm rõ các dấu hiệu bất thường trong phiên giao dịch ngày hôm nay 1/4, xem xét hủy bỏ toàn bộ giao dịch nếu phát hiện vi phạm.
Theo đó, ông Đặng Tất Thắng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC, đã có văn bản gửi đến
Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM và Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam liên quan đến việc áp dụng biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán.
Theo tập đoàn FLC, trong phiên giao dịch hôm nay, mã FLC có thanh khoản tăng đột biến với tổng khối lượng khớp lệnh 59 triệu đơn vị ngay trong phiên sáng.
Chốt phiên chiều 1 tháng tư đã có hơn 100 triệu cổ phiếu được khớp và đóng cửa ở giá 10.850 đồng/cổ phiếu.
Tại 2 phiên giao dịch ngày 30 và 31/3, cổ phiếu FLC liên tục giảm kịch sàn với khối lượng giao dịch trung bình mỗi phiên chỉ bằng 1% khối lượng khớp trong phiên giao dịch ngày 1/4, có nghĩa thanh khoản phiên hôm nay tăng đột biến gấp 100 lần.
Phía FLC khẳng định, việc phát sinh nhiều dấu hiệu bất thường trước, trong và sau phiên giao dịch ngày 1/4/2022 đối với cổ phiếu FLC có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của tập đoàn nói riêng và sự ổn định của
thị trường chứng khoán nói chung.
Đồng thời, việc tiếp tục có những dấu hiệu bất thường nói trên sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tập đoàn FLC, tiềm ẩn rõ ràng nguy cơ gây thiệt hại cho cổ đông của công ty.
Trên mạng xã hội tối ngày 31/4 lan truyền thông tin mua gom cổ phiếu FLC, kể cả việc có tin tân Chủ tịch FLC Đặng Tất Thắng đăng ký mua cổ phiếu FLC, tuy nhiên, tập đoàn đã lên tiếng phủ nhận.
Theo lãnh đạo FLC, thông tin ông Đặng Tất Thắng đăng ký mua cổ phiếu FLC là thông tin sai sự thật, làm ảnh hưởng lớn đến tâm lý của cổ đông FLC nói riêng và các nhà đầu tư quan tâm đến cổ phiếu FLC nói chung.
“Trong trường hợp có tổ chức, cá nhân nào phát tán thông tin nói trên thì có thể được xem là hành vi có mục đích thâu tóm doanh nghiệp; làm mất an ninh, an toàn của thị trường; gây tâm lý hoang mang, mất niềm tin đối với thị trường chứng khoán của nhiều nhà đầu tư”, FLC lưu ý.
FLC đã đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM ngay lập tức áp dụng biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán theo quy định tại điều 7 Luật chứng khoán 2019 (bao gồm nhưng không giới hạn ở các biện pháp).
Theo đó, cần tạm ngừng, đình chỉ giao dịch đối với mã FLC, kiểm tra, làm rõ các dấu hiệu bất thường trong phiên giao dịch ngày 1/4 của cổ phiếu FLC và xem xét hủy bỏ toàn bộ giao dịch đã thực hiện trong ngày 1/4 nếu phát hiện các vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán.