Cuộc chiến phòng chống tham nhũng đã bắt đầu ở Việt Nam vào thế kỷ 17

© Fotolia / ChachaniṭĐồng Việt Nam
̣Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.04.2022
Đăng ký
Cuộc chiến phòng chống tham nhũng là một chủ đề mang tính thời sự đối với cả Nga và Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên mà các cơ quan phòng chống tham nhũng của hai nước thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, và kết quả của hoạt động này thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và công chúng.
Mới đây, thông tin về việc ngay từ thế kỷ 17 Việt Nam đã mở rộng cuộc chiến chống tham nhũng đã đến với độc giả Nga. Thông tin này đến từ một nguồn rất đáng tin cậy – bản dịch tiếng Nga của chương 18 (văn bản gốc và đã được khôi phục) và chương 19 của Biên niên sử chính của Việt Nam “Đại Việt sử ký toàn thư”, cũng như các chương 20, 21 và một đoạn của chương thứ 22 của phiên bản biên niên sử mới được phát hiện vào cuối thế kỷ 20.

Bản dịch tiếng Nga toàn bộ Đại Việt sử ký – bản dịch duy nhất trên thế giới

Tại Mátxcơva, một tập mới của bản dịch tiếng Nga “Đại Việt sử ký toàn thư” vừa được xuất bản - bản dịch đầu tiên và duy nhất ra tiếng nước ngoài trên thế giới. Ngoài các chương vừa nói ở trên, quyển sách dày 850 trang gồm "Biên niên sử các Hoàng đế nhà Lê", "Nghiên cứu chung về nhà Mạc giết vua cướp ngôi", "Biên niên sử gia đình các chúa Trịnh" và "Tiểu sử của Chỉ huy trưởng Đặng Thế Tài”. Cũng như các đoạn biên niên sử Trung Quốc về nhà Minh và nhà Thanh liên quan đến Việt Nam trong thế kỷ 17.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.03.2022
Ở Việt Nam ‘đốt lò’ sẽ không còn là của riêng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng?

Thế kỷ 17 có thể là một bước ngoặt trong cuộc sống của Việt Nam

Tất cả các bản dịch từ Hán Việt và Hán văn, cũng như các chú giải, thư mục và mục lục về tên họ, chức danh và địa danh đều do người đứng đầu dự án dịch biên niên sử sang tiếng Nga, Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Lịch sử Andrei Fedorin thực hiện. Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, Giáo sư Fedorin lưu ý:

“Vào đầu thế kỷ 17, Việt Nam cuối cùng có đủ khả năng để chấm dứt các cuộc nội chiến và đạt được sự thống nhất. Đáng tiếc, do những mâu thuẫn nghiêm trọng trong phe của những người chiến thắng, những cơ hội này đã không thành hiện thực. Chẳng bao lâu Việt Nam bị chia cắt thành nhiều phần đối đầu với nhau, và tình trạng này đã kéo dài thêm hai thế kỷ nữa”.

Án tử hình cho các ông quan tham nhũng

Tuy nhiên, việc chấm dứt các hành động thù địch quy mô lớn đã tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam, - Giáo sư Fedorin lưu ý. - Nửa sau thế kỷ XVII là thời kỳ phục hưng kinh tế thực sự của xã hội Việt Nam. Khi đó không chỉ vang lên những tuyên bố về ý định cải thiện cuộc sống của phần lớn dân chúng. Để giải quyết vấn đề này, các cơ quan chức năng trung ương lần đầu tiên bắt đầu áp dụng những biện pháp cụ thể. Trong chương 19 của biên niên sử có rất nhiều báo cáo vể việc các quan chức luôn trong tình trạng căng thẳng bởi vì có cơ chế kiểm soát để phòng chống những hành vị lạm dụng chức vụ, và hành động này bị trừng phạt nghiêm khắc. Các biểu hiện tham nhũng, chủ nghĩa bảo hộ, trì hoãn việc thông qua quyết định của các phiên tòa, thụ động trong việc duy trì các đập, đường và các cơ sở hạ tầng khác đã bị trừng phạt đặc biệt nghiêm khắc, loại hình phạt nghiêm khắc nhất là án tử hình.
Ông Nguyễn Văn Yên (phải) nhận quyết định bổ nhiệm - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.01.2022
Việt Nam chọn ông Nguyễn Văn Yên vì có kinh nghiệm chống tham nhũng?

“Trách nhiệm cá nhân của những kẻ phạm tội đã nhiều lần được khẳng định. Kể từ đó, việc bồi thường thiệt hại do họ gây ra chỉ có thể được lấy từ chính gia đình họ hoặc người thân của họ. Trách nhiệm liên đới trên quy mô làng xã đã bị bãi bỏ, khiến các quan chức không thể cướp tài sản của một nhóm người nộp thuế. Các biện pháp đặc biệt đã được áp dụng để bảo vệ quyền tài sản của người dân thành thị. Những hành vi phạm tội của tầng lớp quý tộc chống lại thương nhân và nghệ nhân trước đây hẩu như không bị trừng phạt, nay bị trừng phạt nghiêm khắc, và các quan chức coi thường những hành vi như vậy cũng bị trừng phạt nghiêm khắc. Hơn nữa, những người thân của triều đại cầm quyền cũng có thể bị trừng phạt. Việt Nam cũng đã ấn định các tiêu chuẩn về lượng gạo phải được nộp thuế và đưa ra bán. Việt Nam thường xuyên ban bố những đặc ân đối với những người phạm tội nhẹ hoặc bỏ trốn do cuộc sống khó khăn và các hoạt động quân sự. Các sắc lệnh đặc biệt đã được ban hành về tiêu chuẩn thực hiện nghĩa vụ quân sự: những người ốm yếu và người bị thương được miễn nghĩa vụ quân sự. Kể từ đó, các chỉ huy đơn vị bắt buộc phải tài trợ cho việc chữa trị cho bệnh binh và thương binh, không được phép sử dụng binh lính cho những nhu cầu cá nhân”.

Như chúng ta có thể thấy, kinh nghiệm của Việt Nam về công tác phòng chống tham nhũng trong thế kỷ 17 được mô tả trong Đại Việt sử ký toàn thư, vẫn còn nguyên giá trị cho cả Việt Nam và Nga, Giáo sư Fedorin nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала