Từ bài học Evergrande Trung Quốc đến Tân Hoàng Minh của Việt Nam

© Ảnh : Tan Hoang Minh GroupTan Hoang Minh Group
Tan Hoang Minh Group - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.04.2022
Đăng ký
Bài học từ gã khổng lồ bất động sản Trung Quốc Evergrande được nhiều chuyên gia nhắc đến để cảnh báo giới đầu tư sau vụ việc của FLC, Tân Hoàng Minh ở Việt Nam, không nên đi vào xết xe đổ và ‘lướt sóng’ trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đầy rủi ro.
Sau vụ Tân Hoàng Minh, theo nhóm nghiên cứu của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS), nếu Tân Hoàng Minh vỡ nợ, nhiều ngân hàng và thị trường tài chính Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng.
Trong một diễn biến liên quan, trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Bộ Công an sẽ xử lý nghiêm những người tung tin đồn “bắt bớ” thêm nhiều người, khởi tố, xử lý những cá nhân, doanh nghiệp trên thị trường sau các vụ Việt Á, Tân Hoàng Minh, FLC, gây ảnh hưởng tâm lý tiêu cực cho người dân.

Vấn đề là Tân Hoàng Minh chưa niêm yết

Chứng khoán Vietcombank (VCBS) vừa có báo cáo đánh giá nhanh tác động về việc Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) hủy bỏ 9 đợt chào bán trái phiếu từ tháng 7.2021 đến tháng 3.2022 với tổng trị giá 10.030 tỷ đồng của các công ty thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh.
Thủ Thiêm - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.04.2022
Từ đấu giá đất Thủ Thiêm, ‘cú nổ lớn’ FLC và Tân Hoàng Minh đến chỉ đạo của Thủ tướng
Theo đó, liên quan đến quyết định hủy 9 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp của nhóm công ty thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh, các chuyên gia phân tích của VCBS cho rằng, theo thông tin công bố trên cổng thông tin trái phiếu doanh nghiệp, các khoản trái phiếu của các doanh nghiệp trên đều là các trái phiếu có tài sản đảm bảo bằng quyền sử dụng đất kèm chứng thư định giá hoặc bằng các tài sản thế chấp là cổ phiếu với giá trị theo chứng thư định giá có giá trị 130% - 200% giá trị của các đợt huy động.
“Tuy nhiên, đây hầu hết là các doanh nghiệp chưa niêm yết do đó khả năng thanh lý tài sản đảm bảo sẽ có mức độ khả thi thấp hơn và mất nhiều thời gian trong quá trình xử lý thu hồi tài sản đảm bảo”, theo VCBS.
Cũng theo công ty này, thực tế, các lô trái phiếu trên phần nhiều đã được phân phối đến các nhà đầu tư cá nhân với các gói kỳ hạn và giá trị linh hoạt.
Ngoài ra, trong 8 lô trái phiếu đã tiến hàng công bố thông tin, đã có 2 lô hoàn thành kỳ trả lãi đầu tiên cho các trái chủ.
“Điều này tiềm ẩn nhiều phức tạp trong quá trình huỷ các đợt phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp trên”, VCBS lưu ý.
Do đó, cần thêm thời gian để chờ đợi các văn bản hướng dẫn của các cơ quan lý đối với hướng giải quyết dành cho các trái chủ.

Nếu Tân Hoàng Minh vỡ nợ…

Tại báo cáo đánh giá nhanh sự kiện Tân Hoàng Minh, Chứng khoán Vietcombank nêu giả thiết, trong trường hợp các cơ quan quản lý có thể phối hợp với Tân Hoàng Minh giải quyết ổn thỏa quyền lợi của trái chủ là tổ chức và cá nhân thì mức độ thiệt hại sẽ được giới hạn trong phạm vi hẹp.
“Ngược lại, nếu Tân Hoàng Minh vỡ nợ hoặc phá sản thì lúc đó thị trường tài chính cũng như các ngân hàng liên quan đến việc cấp tín dụng cho Tân Hoàng Minh sẽ chịu tác động lan tỏa mạnh hơn”, VCBS cho hay.
Trong khi đó, về phía các ngân hàng, công ty chứng khoán của Vietcombank cho rằng tác động trực tiếp của việc hủy kết quả phát hành trái phiếu Tân Hoàng Minh “là không nhiều”.
Tập đoàn Tân Hoàng Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.04.2022
FLC, Tân Hoàng Minh và những chiếc còng số 8: “Đen thôi, đỏ quên đi”?
Đối với các ngân hàng với vai trò là bên mua trái phiếu, theo thông tin hiện có thì các tổ chức tín dụng đã tham gia mua ít nhất ba đợt phát hành trái phiếu của nhóm Tân Hoàng Minh.
Tuy nhiên, quy mô của 3.000 tỷ đồng trái phiếu của ba đợt ở trên và 10.000 tỷ đổng trái phiếu của cả 9 đợt phát hành vẫn là mức có tỷ trọng thấp so với tổng tín dụng của cả hệ thống ngân hàng.
Trong khi đó, đối với các doanh nghiệp bất động sản, theo VCBS, việc hủy kết quả phát hành trái phiếu Tân Hoàng Minh trong ngắn hạn sẽ tác động tiêu cực đáng kể đến khả năng huy động vốn của nhóm doanh nghiệp cùng ngành trên.
Theo đó, nhà đầu tư sẽ có góc nhìn dè dặt hơn rất nhiều về tính an toàn của sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp bất động sản trong bối cảnh trái phiếu doanh nghiệp đã trở thành một kênh huy động vốn quan trọng của các doanh nghiệp bất động sản từ năm 2018 khi nguồn tín dụng cho bất động sản bắt đầu được siết chặt.
Đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp, nhà đầu tư đang nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản tương đương có thể cân nhắc “tất toán bán lại” trước thời hạn và chấp nhận chi phí phạt hoặc bán với giá chiết khấu.
Ở chiều ngược lại, các tổ chức tài chính có thể được hưởng lợi về phí, nhưng sẽ đối mặt áp lực hấp thụ nguồn cung đột biến này.
Theo Chứng khoán Vietcombank, điều này có thể tạo ra sự dịch chuyển dòng vốn sang các kênh đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản hay vàng trong bối cảnh lãi suất ngân hàng vẫn đang được duy trì ở ngưỡng thấp so với thời điểm trước dịch.
Cơ quan cảnh sát điều tra khám xét bên trong trụ sở làm việc Tập đoàn Tân Hoàng Minh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.04.2022
Vụ Tân Hoàng Minh: Vai trò của con trai thứ ra sao, ái nữ của ông Đỗ Anh Dũng liệu có liên lụy?
Nhìn rộng hơn, chuyên gia của VCBS cho rằng đứng từ góc độ cơ quan quản lý, đây là bước đi cần thiết nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh và bền vững của thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong dài hạn.
Đồng thời, không loại trừ khả năng thông tư sửa đổi thông tư 153 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp sẽ có những điều khoản siết chặt hơn so với dự thảo đang được đưa ra lấy ý kiến thị trường.
Ở một khía cạnh khác, theo các chuyên gia, sự kiện này là cơ hội để các sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp chất lượng khẳng định được độ tín nhiệm với các nhà đầu tư.
“Nhìn chung, các động thái gần đây của các cơ quan quản lý với các sai phạm trong linh vực tài chính, chứng khoán sẽ góp phần thanh lọc thị trường gia tăng niềm tin của các nhà đầu tư đối với thị trường chứng khoán nói riêng và dòng vốn đầu tư vào Việt Nam nói chung”, Chứng khoán VCBS khẳng định.

Bài học từ Evergrande của Trung Quốc

Nhiều người so sánh sự việc của Tân Hoàng Minh với gã khổng lồ Trung Quốc Evergrande - công ty bất động sản mắc nợ nhiều nhất thế giới với hơn 300 tỷ USD phải trả.
Evergrande khiến chính quyền Trung Quốc và cả châu Á như ngồi trên đống lửa và làm chấn động giới đầu tư, tài chính toàn cầu khi lỡ một loạt hạn chót thanh toán lãi trái phiếu, vật lộn với khoản nợ hơn 300 tỷ đô la.
Evergrande Center. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.10.2021
Công ty bất động sản Trung Quốc Evergrande đối mặt với mối đe dọa mới
Evergrande phải hoàn thành khoản thanh toán lãi trái phiếu quá hạn trị giá 148 triệu USD và các khoản lãi trái phiếu có tổng giá trị hơn 255 triệu USD. Dù đã 2 lần thoát vỡ nợ vào phút chót khi thanh toán xong các khoản lãi suất trái phiếu quá hạn ngay trước khi hết thời gian ân hạn vào các ngày 29/10 và 23/10/2021.
Evergrande vẫn bị gắn mác vỡ nợ “giới hạn” khi quá hạn thanh toán lãi với 645 triệu USD trái phiếu lãi suất 13% và 590 triệu USD trái phiếu lãi suất 13,75% của Tianji. Khoản lãi này đến hạn thanh toán ngày 6/11/2021, thời gian ân hạn 30 ngày đến 6/12/2021 nhưng không được hoàn thành.
Evergrande gặp khó trong việc trả nợ cho các trái chủ, ngân hàng, nhà cung cấp và giao nhà cho người mua trong bối cảnh chính quyền Trung Quốc thắt chặt tín dụng với doanh nghiệp bất động sản.
Đồng thời, vụ việc của gã khổng lồ Evergrande cũng đánh dấu sự khởi đầu của những chuỗi ngày đen tối đại gia bất động sản hàng đầu Trung Quốc. Chính quyền ông Tập Cận Bình đã phải can thiệp vào cuộc khủng hoảng của Evergrande.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng của Evergrande cũng đặt ra thách thức đối với nỗ lực của chính phủ Trung Quốc nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ trong lĩnh vực bất động sản làm bùng phát hàng loạt ảnh hưởng tiêu cực lên thị trường chứng khoán, tài chính toàn khu vực.
Trụ sở Tân Hoàng Minh tại phố Quang Trung, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.04.2022
Vì sao Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng - đại gia bất động sản Việt Nam bị bắt?
Sau vụ việc của Tân Hoàng Minh, Bộ Tài chính đã có khuyến cáo nhà đầu tư cá nhân không nên mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ nếu không có khả năng và nguồn lực để đánh giá đầy đủ rủi ro của trái phiếu, theo sát tiến độ giải ngân, mục đích sử dụng vốn, tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành sau khi đầu tư mua trái phiếu.
Bộ Tài chính khuyến nghị phải hết sức lưu ý nguyên tắc đầu tư cơ bản là lãi suất cao sẽ đi kèm với rủi ro cao, do đó phải hết sức thận trọng đánh giá kỹ về các rủi ro trước khi quyết định mua trái phiếu.
“Không nên mua trái phiếu thông qua chào mời của các tổ chức cung cấp dịch vụ khi chưa tìm hiểu kỹ về tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành và các điều kiện, điều khoản của trái phiếu”, Bộ Tài chính nêu rõ.

Bộ Công an: Xử nghiêm những người tung tin đồn thất thiệt

Ngày 8/4, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an đã có trao đổi xung quanh việc những ngày qua, cơ quan công an đã liên tiếp điều tra, khởi tố hàng loạt vụ án được dư luận quan tâm trong lĩnh vực y tế tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản ở Việt Nam như Việt Á, FLC, Tân Hoàng Minh.
Trả lời câu hỏi của báo chí về việc vừa qua, xuất hiện nhiều thông tin cho rằng thời gian tới, cơ quan chức năng sẽ khởi tố và xử lý những cá nhân, doanh nghiệp có ảnh hưởng trên thị trường tài chính, chứng khoán tương tự vụ việc xảy ra tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh, Tập đoàn FLC, theo Tướng Xô, lợi dụng việc cơ quan điều tra khởi tố, điều tra các vụ án trên, một số cá nhân sử dụng mạng xã hội đăng tải thông tin thất thiệt, chưa được kiểm chứng được cho là vi phạm của các cá nhân, doanh nghiệp khác.
© Ảnh : An Đăng - TTXVNTrung tướng Tô Ân Xô trả lời câu hỏi của các cơ quan báo chí
Trung tướng Tô Ân Xô trả lời câu hỏi của các cơ quan báo chí - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.04.2022
Trung tướng Tô Ân Xô trả lời câu hỏi của các cơ quan báo chí
Trong đó, chủ yếu trên lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, thu hút lượng lớn người theo dõi trên mạng xã hội.
“Xuất hiện những bình luận, chia sẻ cho rằng thời gian tới cơ quan chức năng sẽ khởi tố, xử lý những cá nhân, doanh nghiệp này, tác động xấu tới dư luận xã hội, tâm lý nhà đầu tư, ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường tài chính, chứng khoán của Việt Nam, gây thiệt hại về uy tín, kinh tế của cá nhân, doanh nghiệp và nhà đầu tư”, đại diện Bộ Công an nhấn mạnh.
Để xử lý hiện tượng này, người phát ngôn Bộ Công an nêu rõ, Bộ đang chỉ đạo các lực lượng chức năng thu thập, củng cố tài liệu, chứng cứ, kiên quyết xử lý nghiêm theo đúng quy định tất cả những đối tượng có hoạt động đăng tải thông tin thất thiệt, chưa được kiểm chứng, góp phần tạo môi trường kinh doanh ổn định, lành mạnh.
“Bộ Công an khuyến cáo người dân không nghe theo và tiếp tay lan tỏa những thông tin thất thiệt, chưa được kiểm chứng”, Trung tướng Tô Ân Xô khuyến cáo.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала