Giữa lúc căng thẳng Nga – Ukraina, Thủ tướng Nhật Kishida thăm Việt Nam làm gì?

© AFP 2023 / Rodrigo Reyes Marin/POOLÔng Fumio Kishida, Thủ tướng Nhật Bản
Ông Fumio Kishida, Thủ tướng Nhật Bản - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.04.2022
Đăng ký
Ông Fumio Kishida, Thủ tướng Nhật Bản đang có kế hoạch thăm Việt Nam và châu Âu vào “tuần lễ vàng” trong bối cảnh căng thẳng Nga – Ukraina vẫn tiếp diễn.
Quan hệ Việt Nam-Nhật Bản đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất từ trước đến nay và hai bên còn nhiều tiềm năng, cơ hội để tiếp tục mở rộng, làm sâu sắc hơn tình hữu nghị và sự tin cậy mà Hà Nội và Tokyo đang xây dựng.

“Tuần lễ vàng” của Thủ tướng Fumio Kishida

“Tuần lễ vàng” của ông Fumio Kishida ở Việt Nam, Indonesia, Thái Lan và châu Âu: Kiềm chế sự bành trướng của Trung Quốc, tình hình Nga – Ukraina, Biển Đông – Biển Hoa Đông sẽ là mục đích chính chuyến công du của người đứng đầu nội các Nhật Bản?
Theo báo chí Nhật Bản, trong khi phần lớn người dân đất nước sẽ đi nghỉ dịp Tuần lễ vàng từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5 này, thì Thủ tướng Fumio Kishida lại dự định dành khoảng thời gian quý báu trên để tăng cường quan hệ với các nhà lãnh đạo ở Đông Nam Á và châu Âu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio nghe quân nhạc cử Quốc thiều hai nước - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.11.2021
Việt Nam và Nhật Bản thỏa thuận tăng cường hợp tác quân sự và an ninh
Theo các nguồn tin từ một số quan chức Chính phủ, Thủ tướng Nhật Bản Kishida có thể sẽ tìm cách thúc đẩy việc hiện thực hóa tầm nhìn của Nhật Bản về một khu vực “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở”, thể hiện quan điểm Trung Quốc và Nga cũng như góp phần vào duy trì hòa bình, ổn định, trật tự tại khu vực cũng như trên thế giới.
“Indonesia, Thái Lan và Việt Nam dự kiến ​​sẽ nằm trong số các quốc gia Đông Nam Á mà Thủ tướng Kishida có kế hoạch đến thăm trong dịp Tuần lễ vàng”, tờ Yomiuri Shimbun nhấn mạnh.

Mục đích chuyến công du của Fumio Kishida

Theo báo chí Nhật, chuyến công du hàng loạt nước dịp Tuần lễ vàng của người đứng đầu Chính phủ Nhật Bản đến Việt Nam, một số quốc gia khác trong khối ASEAN cũng như châu Âu, mang nhiều mục đích quan trọng.
“Với việc Trung Quốc liên tục gia tăng những hành động đơn phương, quân sự hóa, thay đổi hiện trạng các đảo, quần thể ở Biển Đông, Biển Hoa Đông bằng đường lối ức hiếp phô trương sức mạnh nước lớn để dọa nước nhỏ, Thủ tướng Kishida có thể sẽ thảo luận về hợp tác an ninh hàng hải chặt chẽ hơn nữa với lãnh đạo với các nước (gồm Việt Nam”, truyền thông Nhật Bản khẳng định.
Như đã biết, Trung Quốc thường xuyên cử tàu đến Biển Hoa Đông để điều hướng vùng biển gần quần đảo Senkaku hiện do Nhật Bản quản lý và Trung Quốc cũng đòi chủ quyền, gọi là Điếu Ngư.
Bên cạnh đó, Bắc Kinh cũng có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam, Philippines và các quốc gia Đông Nam Á khác trên Biển Đông.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio chứng kiến lễ trao văn kiện hợp tác Việt Nam và Nhật Bản - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.11.2021
Nhật Bản đang kiểm soát dịch Covid-19 tốt, sẽ giúp gì cho ngành y tế Việt Nam?
Trong khi đó, về phía đối tác châu Âu, ông Kishida được cho là có kế hoạch gặp các nguyên thủ quốc gia của một số nước EU nhằm để thảo luận về các biện pháp trừng phạt chống Nga và chính sách hỗ trợ Ukraina.
Trước đó, Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Chủ tịch luân phiên năm nay của nhóm G7 (gồm 7 quốc gia có nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới - Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Mỹ, Anh và Canada), cũng đang cân nhắc đến thăm Nhật Bản vào cuối tháng 4 này để hội đàm với Thủ tướng Kishida.
Cần nhấn mạnh rằng, đây sẽ là chuyến thăm Nhật Bản đầu tiên của Thủ tướng Scholz kể từ khi ông trở thành Thủ tướng Đức, kế nhiệm bà Angela Merkel.
Theo truyền thông xứ sở mặt trời mọc, nhiều khả năng, hai thủ tướng Kishida và Scholz có thể cân nhắc các lệnh trừng phạt đối với Nga và tăng cường hơn nữa các mối hợp tác chặt chẽ ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Trong các tuyên bố chính thức mà chính quyền Thủ tướng Kishida đưa ra, Nhật Bản lên án mạnh mẽ chính sách bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Chống Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng Nga – Ukraina?

Gần nhất, hôm 9/4, các Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao của Philippines và Nhật Bản có cuộc họp đầu tiên theo thể thức "2+2" giữa các đồng minh quan trọng của Mỹ nhằm bàn về tình hình khu vực và thế giới mà các nước cùng quan tâm.
Tại đây, lãnh đạo Nhật Bản và Philippines đều nhất trí xem xét mở rộng hơn nữa hợp tác quốc phòng, trong bối cảnh căng thẳng khu vực do sự bành trướng của Trung Quốc và xung đột Nga – Ukraina tạo nên.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp lãnh đạo Tập đoàn Dược phẩm Shionogi - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.11.2021
Các tập đoàn Nhật Bản muốn đầu tư về y tế, đường sắt tại Việt Nam, Thủ tướng trả lời như thế nào?
Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi, Bộ trưởng Quốc phòng Nobuo Kishi, và Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin và Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana đánh giá, những nỗ lực đơn phương của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực đang tiếp diễn ở các vùng biển phía Đông và Nam Trung Quốc và đây là những thách thức về trật tự quốc tế.
Giới quan sát cũng lưu ý rằng, cuộc hội đàm theo thể thức 2+2 diễn ra trong bối cảnh Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina làm dấy lên mối lo ngại rằng Trung Quốc có thể tăng cường hơn nữa các hoạt động quân sự ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương khi mọi con mắt đều đang đổ dồn về tình hình ở Kiev.
Nhiều khả năng, Thủ tướng Nhật Bản trong chuyến thăm Việt Nam cũng sẽ cảnh báo Hà Nội về việc cần nâng cao tinh thần cảnh giác trước các chính sách bành trướng của Bắc Kinh ở Biển Đông khi thế giới đang chỉ tập trung nhìn vào xung đột Nga – Ukraina.
Ngoài ra, vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Triều Tiên vào tháng trước cũng làm gia tăng mối đe dọa tên lửa và hạt nhân đối với khu vực. Đối với vấn đề Triều Tiên, Việt Nam cũng có thể đóng vai trò tích cực như những gì Hà Nội đã thể hiện tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai giữa Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống thứ 45 của Mỹ Donald Trump.
Các nhà lãnh đạo dự kiến cũng sẽ nhất trí thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, an ninh, tăng cường sức mạnh hàng hải cho Việt Nam đồng thời phản đối mạnh mẽ việc dùng chính sách ép buộc kinh tế để đạt được mục đích chính trị và tầm quan trọng của trật tự kinh tế dựa trên luật lệ quốc tế.
Liên quan đến xung đột Nga – Ukraina, hiện vẫn chưa rõ liệu Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida có đề cập sâu nội dung này trong các cuộc gặp cấp cao sắp tới ở Hà Nội hay không.

Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất

Thực tế, quan hệ Việt – Nam Nhật Bản đang ở giai đoạn rất tốt đẹp, toàn diện và thực chất với sự tin cậy cao. Năm 2023, hai nước Việt Nam-Nhật Bản kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
Bên cạnh đó, Nhật Bản tiếp tục là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, đối tác lớn nhất về hợp tác viện trợ phát triển chính thức (ODA), nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2, đối tác thứ 3 về du lịch và thứ 4 về thương mại.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio tại COP26 - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.11.2021
Tiềm năng trong cuộc gặp mặt giữa 2 ‘tân Thủ tướng’ Việt Nam - Nhật Bản
Thương mại Việt Nam - Nhật Bản năm 2021 đạt khoảng 42,7 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 20,13 tỷ USD, tăng 4,4% so với năm 2020, nhập siêu 2,52 tỷ USD.
Hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục, quốc phòng an ninh, phát triển nguồn nhân lực, ứng phó biến đổi khí hậu, hợp tác giữa các địa phương đạt nhiều kết quả tích cực thông qua nhiều cơ chế quan trọng, cũng như tăng cường hợp tác tại các diễn đàn đa phương của Liên Hợp Quốc, ASEAN, APEC...
Suốt hai năm qua, hai nước cũng đã hợp tác trong việc phòng, chống, giảm thiểu những hậu quả của đại dịch Covid-19 đạt được nhiều thành quả tích cực, luôn hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã có chuyến thăm và làm việc thành công đến Nhật Bản từ 22-25/11/2021.
© AFP 2023 / Koji Sasahara/POOLThủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.04.2022
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida
Chuyến công du của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam diễn ra trong bối cảnh quan hệ song phương đang ở giai đoạn phát triển tốt đẹp nhất từ trước tới nay, chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đạt được những kết quả có ý nghĩa chiến lược, toàn diện với những dấu ấn quan trọng, hứa hẹn những bước phát triển vượt bậc trong quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản thời gian tới.
Với vị thế địa chính trị đặc biệt của mình, Việt Nam là đối tác quan trọng của Nhật Bản để cùng chia sẻ lợi ích chiến lược trong khu vực để hiện thực hóa chủ trương Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала