Kẻ nào đứng sau những vụ khiêu khích chống Nga ở Ukraina
© AP Photo / Sergei ChuzavkovQuân đội Ukraina gần căn cứ quân sự ở Kramatorsk, vùng Donetsk. Lưu trữ ảnh
© AP Photo / Sergei Chuzavkov
Đăng ký
Phương Tây đang chuẩn bị vụ khiêu khích bằng vũ khí hóa học ở Ukraina, hòng cáo buộc là quân đội Nga sử dụng loại vũ khí cấm này. Đó là tuyên bố của ông Konstantin Kosachev, Phó Chủ tịch Hội đồng Liên bang trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.
Ông tin chắc rằng NATO cần đến hoạt động phá hoại để bôi nhọ Matxcơva trong con mắt người dân châu Âu và Mỹ, cũng như biện minh cho những biện pháp trừng phạt sẽ còn khắc nghiệt hơn nữa. Mối đe dọa là hoàn toàn hiện thực - Brussels và Washington rất sẵn kinh nghiệm với những cuộc «dàn dựng» như vậy.
«Lằn ranh đỏ»
Ngay từ cuối tháng 3, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã để ngỏ khả năng NATO can thiệp trực tiếp vào cuộc xung đột vũ trang ở Ukraina «nếu Nga sử dụng vũ khí hóa học». Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thư ký Liên minh Bắc Đại Tây Dương Jens Stoltenberg lập tức hoà giọng, tuyên bố rằng việc sử dụng các tác nhân chiến tranh hóa học là «lằn ranh đỏ» mà sau đó sẽ là «phản ứng cứng rắn và tương xứng» của phương Tây.
Tất nhiên, người ta không hứa gửi binh lính tới Ukraina, vì hiểu rằng cuộc đụng độ trực tiếp với Matxcơva có thể leo thang biến thành chiến tranh hạt nhân. Tuy nhiên, Washington và Brussels cần đến «dàn dựng hóa chất» để siết chặt các biện pháp trừng phạt và gia tăng áp lực chính trị-kinh tế.
«Ở các nước phương Tây, áp lực bên trong đang gia tăng mỗi ngày. Dồn đọng dẫn đến tình trạng zugzwang chiếu bí, khi cần phải áp dụng các biện pháp trừng phạt mà sẽ tự giáng xuống chính họ… Cần phô trương cho cư dân điều gì đó hoàn toàn quái dị để biện minh cho đà tiếp diễn tăng giá các sản phẩm dân sinh cơ bản và xăng dầu. Với các chiêu thức này thì ngay cả vũ khí hủy diệt hàng loạt cũng có thể đắc dụng. Trong bối cảnh đó, cuộc bàn luận của các chính trị gia phương Tây về tác nhân chiến tranh hóa học thu hút mối quan tâm đặc biệt đến mức đáng báo động», - ông Konstantin Kosachev nêu ý kiến.
Đối với người Mỹ và các đồng minh của họ, «lộ trình» hóa học và vi khuẩn chính là mánh ưa thích casus belli - sự biện minh cho hành động chiến tranh. Phát biểu tại Liên Hợp Quốc hồi tháng 2 năm 2003, Ngoại trưởng Colin Powell, đã trình ra một ống nghiệm có chứa «trực khuẩn bệnh than», sau đó Hoa Kỳ xâm nhập vào Iraq. Kết quả là, ở đó chẳng hề tìm thấy vũ khí hủy diệt hàng loạt nào. Nhưng động tác khiêu khích tại Liên Hợp Quốc đã khiến Baghdad bị tàn phá khủng khiếp và hàng trăm nghìn người thiệt mạng.
Bài học Syria
Vũ khí hóa học gần như trở thành nguyên cớ chính mở đường cho sự can thiệp toàn diện của Hoa Kỳ và các đồng minh vào Syria hồi mùa hè năm 2013. Vào tháng 8, ở Đông Ghouta (ngoại ô Damascus), những đối tượng không rõ danh tính đã rải khí gas độc sarin, giết chết từ 600 đến 1.300 người. Người Mỹ cáo buộc Chính phủ Bashar al-Assad về sự kiện này và đe dọa tiến hành không kích bằng tên lửa vào các doanh nghiệp quốc phòng. Cuộc khủng hoảng đã được tháo gỡ có nhờ sự can thiệp của Nga: Matxcơva đã thuyết phục Damascus tiêu hủy kho dự trữ hóa chất quân sự dưới sự giám sát của các thanh tra viên quốc tế.
Đến năm 2017, tất cả các kho dự trữ chất kịch độc có đăng ký chính thức của Syria đã bị tiêu hủy. Tuy nhiên, vào ngày 4 tháng 4, tại thành phố Khan Sheikhoun thuộc tỉnh Idlib, lại xảy ra một vụ rải khí sarin - 89 nạn nhân, 550 người bị thương. Đại diện tổ chức xã hội «Mũ bảo hiểm trắng», mà nhiều người coi là đồng loã của các chiến binh, đã thông báo với truyền thông phương Tây về 4 «vụ nổ yếu lạ thường», định tính đặc trưng của bom đạn hàng không. Đương nhiên, người ta lại gán lỗi cho chính quyền Assad.
Ba ngày sau, tàu Hải quân Hoa Kỳ bắn tên lửa hành trình «Tomahawk» vào căn cứ không quân Shayrat của Syria, mà người ta cho là nơi có các máy bay ném bom hóa học cất cánh. Vụ ở Khan Sheikhoun không bao giờ được điều tra. Lời khai của thành viên «Mũ bảo hiểm trắng» không thể được coi là đáng tin, dù chỉ vì những «tình nguyện viên» này nói chung không phải là chuyên gia về các chất độc của chiến tranh hóa học. Tuy nhiên họ là những người làm PR chuyên nghiệp, liên tục bị bắt giữ bởi những vụ dàn dựng, giả mạo và công nhiên dối trá. Ví dụ như vào tháng 1 năm 2018, cũng theo thông tin của «Mũ bảo hiểm trắng», có 13 thường dân, bao gồm cả phụ nữ và trẻ vị thành niên bị thương trong cuộc tấn công hóa học tại thành phố Duma ở Đông Ghouta».
© AP Photo / Ford Williams/U.S. NavyMỹ tấn công căn cứ quân đội Syria bằng 50 tên lửa "Tomahawk"
Mỹ tấn công căn cứ quân đội Syria bằng 50 tên lửa "Tomahawk"
© AP Photo / Ford Williams/U.S. Navy
Cái gọi là bằng chứng mà các phương tiện truyền thông phương Tây công bố là loạt video «tiêu chuẩn»: cùng một em bé đó trong mặt nạ dưỡng khí, vì lý do nào đó trong mỗi bức ảnh được giữ bởi những người khác nhau (và trong khung cảnh nội thất khác nhau), rồi loại đạn kỳ lạ có phần cuối gỉ sét và hình trụ kính ở vị trí đầu đạn. Trông rất giống quả mìn thô sơ mà bọn khủng bố tự chế rất khéo, chứ hoàn toàn không phải mẫu đạn tiêu chuẩn của quân đội
Tuy nhiên, ở phương Tây chẳng ai mảy may nghi ngờ tính xác thực của «Mũ bảo hiểm trắng». Washington và Brussels mỗi lần đều viện dẫn những hành vi nguỵ tạo này của họ, để tăng áp lực với chính quyền Assad.
«Thiệt hại đồng hành»
Tuy nhiên, trong kho vũ khí của lực lượng đặc nhiệm Ukraina và NATO còn có những vũ khí mạnh hơn cả «cuộc tấn công hóa học». Ngay từ khi Nga bắt đầu chiến dịch đặc biệt, các phương tiện truyền thông phương Tây với sự cố chấp cứng rắn khăng khăng thuyết phục khán giả rằng những «người Nga khát máu» đang cố ý đánh vào các tòa chung cư và bắn chết thường dân trên đường phố. Thực tế là cơ sở hạ tầng dân sự thường xuyên hư hỏng do công lực Ukraina, do tiểu đoàn dân tộc chủ nghĩa và đặc biệt là lực lượng khủng bố phòng thủ, đã hoàn toàn bị người ta phớt lờ coi như không thấy gì.
Trên mạng có nhiều bằng chứng cho thấy lực lượng vũ trang Ukraina cố tình bố trí pháo lẫn trong khu dân cư, không cho cư dân địa phương sơ tán mà nấp sau lưng họ, biến dân thường thành «lá chắn sống». Rõ ràng, đây là chiêu thức do các nhà điều hành phương Tây huấn luyện, những người quen chiến đấu ở nước khác và gọi tổn thất dân thường một cách đê tiện là "thiệt hại đồng hành». Máy bay Mỹ đã phá hủy Mosul của Iraq hay Raqqa của Syria thành bình địa, nhưng ở phương Tây không một ai kêu gọi công bố trừng phạt Washington.
© AFP 2023 / Raqa Media Center/STRRaqqa, Syria
Raqqa, Syria
© AFP 2023 / Raqa Media Center/STR
Đặc biệt là cuộc «trưng bày» «bức tranh» từ Bucha ở ngoại vi Kiev, phát tán rộng rãi trên các phương tiện truyền thông Mỹ và châu Âu. Các chiến binh của tổ chức khủng bố tân phát-xít tiến vào thành phố này ngày 3 tháng 4 (sau khi quân đội Nga rời khỏi vào ngày 30 tháng 3), «bất ngờ phát hiện» trên vệ đường có hàng chục thi thể thường dân, những ngôi mộ tập thể, những xác người với dấu vết bị tra tấn trong các hầm nhà và bao cảnh kinh hoàng khác nữa trên đường phố. Người Nga ngay lập tức bị đổ lỗi là «thủ phạm» gây những hành động tàn bạo này.
Vụ giả mạo Kramatorsk tàn ác
Tuy nhiên, các chuyên gia đã ngay lập tức chỉ ra hàng loạt kỳ quặc trong các đoạn video từ Bucha mà chính quyền Ukraina phát tán. Thứ nhất, xét theo tình trạng thi thể, những người này đã bị giết tối đa là 2 ngày trước khi quân đội Ukraina đến: xác chết không có dấu hiệu phân hủy. Thứ hai, hầu hết xác chết đều đeo dải băng trắng - là dấu hiệu nhận biết mà người Nga sử dụng. Thứ ba, một số «người chết» trong các khung hình video lại động đậy, di chuyển. Thứ tư, hầu hết các thi thể đều mặc cùng một loại quần áo và nằm trên một đoạn đường phố ngắn. Thứ năm, các nhà báo Ukraina đến Bucha vào ngày 2 tháng 4 nhưng không ai đưa tin gì về bất kỳ vụ thảm sát nào…. Những điểm mâu thuẫn và vô lý như vậy còn rất nhiều.
Nhà khoa học chính trị Andrei Suzdaltsev giải thích: «Kiev phần lớn lo lắng chờ đợi kết quả các trận đánh vì Donbass. Ukraina và Hoa Kỳ muốn dùng vụ khiêu khích kế tiếp như vậy hòng chặn đứng chiến dịch quân sự đặc biệt. Giữa họ với nhau thậm chí còn cạnh tranh: ai sẽ làm điều đó trước tiên. Điều quan trọng đến mức khiến Mỹ đau đầu mất trí là phải chứng tỏ rằng phương Tây đang thống trị thế giới. Mà họ luôn có mục tiêu chung – trình bày Nga như thế lực xấu xa tàn tệ».
Hoàn toàn không phải tất cả các buổi biểu diễn đều hoàn tất với kết quả cần thiết mong muốn. Chẳng hạn vào ngày 8 tháng 4, công lực Ukraina đã dùng tên lửa đạn đạo «Tochka-U» tấn công vào nhà ga đường sắt ở Kramatorsk. Hơn 50 người chết. Tất nhiên, truyền thông Ukraina và phương Tây lập tức lu loa đổ lỗi cho Matxcơva. Thế nhưng báo chí đã rò rỉ những ảnh chụp các mảnh vỡ tên lửa với số sê-ri có thể phân biệt rõ ràng. Hóa ra số đạn này là từ các kho vũ khí của Ukraina. Khi đó, các nhà báo phương Tây như cùng một đội theo mệnh lệnh, tức khắc ngừng nhắc đến Kramatorsk trong tin bài của họ.
Cách đây chưa lâu theo thước đo lịch sử, chính quyền các nước NATO và EU đã sử dụng cái chết của hàng loạt người dân như cái cớ để «trừng phạt những kẻ bất lợi không vừa ý». Tháng 1 năm 1999, cảnh sát Nam Tư đã đột kích vào làng Rechak của Kosovo và tiêu diệt 45 chiến binh. Ủy ban của EU ghi đó là «45 thường dân». Và thế là có cớ cho cuộc chiến. Trong chiến dịch không kích kéo dài 78 ngày mà NATO tiến hành, hàng nghìn người chết, cả một đất nước bị hủy hoại.
Các chính trị gia, nhà quân sự và đặc nhiệm tình báo phương Tây theo đuổi chiến lược rất nhất quán. Nếu một số chiêu thức, mánh khoé khiêu khích hoặc giả mạo có vẻ mang lại hiệu quả nhất định nào đó, thì chắc chắn sẽ được họ sử dụng thêm nữa.