Phương Tây đe dọa ép buộc châu Phi lên án Nga
08:52 03.05.2022 (Đã cập nhật: 08:56 03.05.2022)
© Sputnik / Alexey Filippov / Chuyển đến kho ảnhMáy bay Su-25BM trong cuộc diễu binh kỷ niệm 76 năm Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại ở Moskva
© Sputnik / Alexey Filippov
/ Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Các nước phương Tây đang gây sức ép cao độ cho các nước châu Phi, ép buộc họ phải lên án hành động của Nga ở Ukraina, thậm chí đến mức đe dọa, điều này là trái đạo đức, Đại sứ Nga tại Angola Vladimir Tararov tuyên bố.
“Tôi biết rằng họ (Angola) đang chịu áp lực cực lớn từ các nước phương Tây, những người thúc ép họ lên án Nga. Nhưng bọn họ ra sức xử sự theo kiểu như vẫn nói rằng chúng tôi sẽ giúp thiết lập hòa bình, chúng tôi sẽ giúp đỡ hết sức mình cho các thỏa thuận. giữa các bên", - ông Tararov nói.
Đại sứ Nga nhấn mạnh rằng khi đưa ra đòi hỏi, phương Tây có những lúc đi đến chỗ răn đe và hăm dọa, điều đó là vô đạo đức.
"Họ thực chất là đe nẹt, hăm dọa. Tôi nhấn mạnh một lần nữa, hành động hăm dọa đó là vô đạo đức. Các quốc gia (châu Phi) hầu như đang gắng gượng chống đỡ. Xin lưu ý rằng khi bỏ phiếu cho nghị quyết chống Nga tại Đại hội đồng (LHQ) , hầu như tất cả các nước châu Phi đều giữ quan điểm trung lập, tức là bỏ phiếu trắng. Điều đó có nghĩa là họ không ủng hộ nghị quyết này. Nhưng họ không dám bỏ phiếu chống vì chịu áp lực rất lớn", - ông giải thích.
Ngày 7/4, Đại hội đồng LHQ đã thông qua nghị quyết đình chỉ vai trò của LB Nga trong Hội đồng Nhân quyền LHQ do chiến dịch đặc biệt tại Ukraina. 93 nước đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết. 24 nước bỏ phiếu chống. 58 nước bỏ phiếu trắng. Algeria, Belarus, Bolivia, Burundi, Cộng hòa Trung Phi, Trung Quốc, Cộng hòa Congo, Cuba, Triều Tiên, Eritrea, Ethiopia, Gabon, Iran, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Lào, Mali, Nicaragua, Nga, Syria, Tajikistan, Uzbekistan, Việt Nam, Zimbabwe là những nước bỏ phiếu chống. Trong số các nước bỏ phiếu trắng có Ai Cập, Cameroon, Ghana, Ấn Độ, Kuwait, Mexico, Mông Cổ, Pakistan, Ả Rập Saudi, Nam Phi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Nằm trong nhóm các nước ủng hộ nghị quyết có Serbia và Israel. Dự thảo nghị quyết được một số nước phương Tây soạn thảo, trong đó có Hoa Kỳ, Ukraina và Latvia.