“Cú bồi Domino”. Trung Quốc ‘lockdown’, Việt Nam lo đứt gãy

© Ảnh : PixabayHiệu ứng đô mi nô
Hiệu ứng đô mi nô - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.05.2022
Đăng ký
Trung Quốc ôm khư khư chính sách Zero Covid - ‘lockdown’, phong tỏa cực đoan khiến Việt Nam bị đứt gãy chuỗi cung ứng, nhiều doanh nghiệp như “ngồi trên đống lửa” vì tắc đủ đường.
Các chuyên gia lưu ý, doanh nghiệp Việt Nam cần đa dạng thị trường nhập khẩu nguyên liệu lẫn xuất khẩu hàng hóa nhằm tránh phụ thuộc vào Trung Quốc. Vấn đề cốt lõi tiếp theo là xây dựng bền vững nền công nghiệp Việt, chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ, chuỗi cung ứng nội địa mạnh.

Trung Quốc đang tiếp tục gây trở ngại cho Việt Nam

Theo The Star ngày 6/5, các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang gặp khó khăn chồng chất để ứng phó với tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng do Trung Quốc thực thi các chính sách phong tỏa nghiêm ngặt.
Truyền thông quốc tế tuần qua cũng có nhiều đánh giá, phần lớn nhằm vào Bắc Kinh khi chính quyền Chủ tịch Tập Cận Bình kiên quyết tuân thủ chiến lược Zero Covid-19 – bế quan tỏa cảng mong nhanh chóng dập tắt đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng nhất từ trước đến nay kể từ sau Vũ Hán 2020.
“Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn cung nguyên liệu và tình hình xuất khẩu do Trung Quốc là nước cung cấp phần lớn nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành sản xuất mũi nhọn của Việt Nam”, The Star nhấn mạnh.
Như Sputnik đề cập, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch năm 2021 ghi nhận ở mức 109,9 tỷ USD. Đặc biệt, đây cũng là thị trường cung cấp lớn đối với nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất của Việt Nam, nhất là với nhóm linh kiện điện tử, phụ tùng máy móc, vải và hóa chất.
Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng  - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.05.2022
Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng phát hành 525 triệu USD trái phiếu quốc tế
Bên cạnh đó, hoạt động thông quan hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc tại các cửa khẩu Lạng Sơn, Quảng Ninh... bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ cuối năm 2021 khi Trung Quốc ngày càng siết chặt các biện pháp phòng chống Covid-19.
Đến tháng 4/2022, lệnh phong tỏa tại Thượng Hải và nhiều thành phố khác được đưa ra càng khiến tình hình thêm khó khăn. Hàng loạt nhà máy và kho hàng ngừng hoạt động, việc giao hàng bằng xe tải bị chậm lại, thiếu xe container..., các quy tắc nghiêm ngặt của Trung Quốc để chống dịch khiến các doanh nghiệp Việt phụ thuộc lớn vào thị trường này gặp gián đoạn ở cả chiều xuất khẩu lẫn nhập khẩu nguyên phụ liệu.
Có thể thấy, chưa cần nhắc tới xung đột Nga – Ukraina thì tình trạng thiếu hụt nguồn cung nguyên phụ liệu do tắc nghẽn cảng biển thế giới cũng như biến động dịch bệnh tại Trung Quốc đang khiến các ngành công nghiệp, từ những nhà sản xuất ô tô đến các công ty công nghệ, gặp vô vàn khó khăn.
Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), vì Trung Quốc phong tỏa, đặt nhiều nhà máy và cảng biển quan trọng trong tình trạng “bế quan tỏa cảng” nên việc nhập khẩu linh kiện cần thiết cho sản xuất và lắp ráp ô tô của Việt Nam bị trì hoãn khoảng một tháng qua.
Chưa kể, các ngành công nghiệp mũi nhọn khác như dệt may và sản xuất điện tử linh kiện cũng đang phải đối mặt với loạt vấn đề, khó khăn tương tự.
“Thực trạng (đứt gãy chuỗi cung ứng) không chỉ khiến sản xuất trong nước chậm lại, một số công ty doanh nghiệp lo không thể kịp hoàn thành đơn hàng xuất khẩu đúng hạn giao cho đối tác”, The Star lưu ý.
Bộ trưởng Bộ Công thương thăm gian hàng Amazon tại Vietnam Expo 2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.04.2022
Sàn thương mại điện tử “mở đường” cho doanh nghiệp “Made in Vietnam” chiến thắng xuyên biên giới

Giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc

Bên cạnh đó, mặt hàng nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc (vốn là một trong những quốc gia thu mua lớn nhất sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam) cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì nước láng giềng phía Bắc thắt chặt quy trình kiểm tra cũng như thủ tục hải quan, kiểm dịch hàng hóa.
Hàng ngàn container xuất khẩu bị mắc kẹt tại các cửa khẩu biên giới trong nhiều tuần liền và rất nhiều trong số đó phải “quay đầu” hay đổ bỏ vì nông sản bị hư hỏng.
Xuất khẩu rau và trái cây sang Trung Quốc trong quý đầu tiên năm 2022 của Việt Nam đã giảm 25% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo The Star, Công ty TNHH Bảo quản Rau quả CASS tỉnh Long An đã và đang cung cấp dịch vụ bơm nitơ cho các thùng lạnh để bảo quản nông sản tươi lâu hơn, giúp doanh nghiệp giữ sản phẩm tươi lâu cho đến khi xuất khẩu thành công sang bên kia biên giới.
Theo CASS thông tin, giải pháp bơm khí nitơ vào container lạnh nhằm đưa rau quả tươi vào trạng thái “ngủ sâu” để kéo dài thời gian bảo quản, giúp hàng giữ được chất lượng, mẫu mã khi đến nước nhập khẩu.
Mọi người theo dõi giá cổ phiếu tại một công ty môi giới ở Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.05.2022
Trung Quốc triệu tập họp khẩn cấp để thảo luận về biện pháp bảo vệ trước lệnh trừng phạt của Mỹ
Bà Quách Thị Lệ Chân, Giám đốc CASS cho biết, trước đây, công nghệ bảo quản bằng khí chỉ thực hiện tại kho lạnh thì nay triển khai thêm ở công đoạn vận chuyển.
Giá dịch vụ bơm khí cũng giảm từ 15 triệu đồng còn 8 triệu đồng/container để hỗ trợ khách hàng, giúp khách hàng tiếp tục xuất khẩu các mặt hàng tươi như: thanh long, dưa hấu, chanh, bưởi, dừa... khi thời gian vận chuyển kéo dài.

“Sắp tới, công ty sẽ đầu tư thêm khu cấp đông để ứng phó với tình huống tắc nghẽn kéo dài và doanh chuyển sang xuất khẩu hàng đông lạnh thay thế”, bà Lệ Chân nhấn mạnh.

Hợp tác xã Thanh Bình (THABI FARM) ở tỉnh Đồng Nai, chuyên sản xuất các sản phẩm chuối, nhận thấy kim ngạch xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc giảm trong vài tháng đầu năm 2022, do đó các thành viên của HTX đang dàn trải vụ thu hoạch để bán được cả năm. Nỗ lực này nhằm để tránh dồn thu hoạch hay tập trung sản phẩm bị kẹt, ùn ứ.
Ông Lý Minh Hùng, Giám đốc HTX Thanh Bình cho biết họ cũng đang tập trung sản xuất nhiều loại sản phẩm chế biến đa dạng như chuối khô hoặc chuối sợi để phục vụ hàng thủ công mỹ nghệ, qua đó nâng cao thu nhập.
Công nhân công ty CP thủy sản Cà Mau sơ chế tôm phục vụ xuất khẩu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.04.2022
Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 6 - 7%/năm
Ngoài ra, theo ông Hùng, khi đầu vào là phân bón vô cơ tăng giá quá cao, nông dân đã chuyển đổi sang phân bón hữu cơ tại chỗ, giúp hạ giá thành và chất lượng sản phẩm cao hơn trước.
Đại diện của một công ty thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long nói với báo Người Lao Động rằng trước đây họ xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc khá nhiều nhưng nay chỉ tiếp tục đơn hàng với các khách hàng thân thiết.
Theo vị này, xuất khẩu giai đoạn này rất rủi ro nên các doanh nghiệp không dám bán hàng dù khách có nhu cầu.
“May mắn là năm nay tiêu thụ cá tra tốt ở các thị trường khác nên doanh nghiệp chuyển thị trường, không bị ảnh hưởng nhiều bởi đợt phong tỏa này ở Trung Quốc”, giám đốc công ty thủy sản tại ĐBSCL nói.
Trong khi đó, Hội Da giày TP.HCM cho biết, một số doanh nghiệp không thể nhập khẩu nguyên liệu bằng đường biển đã buộc phải thu mua qua đường biên mậu tiểu ngạch nhưng với số lượng hạn chế, thời gian giao hàng chậm và cước phí tăng.
Container - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.05.2022
Đã có tuyến vận tải biển nhanh nhất từ Việt Nam đi Hoa Kỳ, gỗ Việt thắng lớn ở Mỹ
Ông Nguyễn Chí Trung, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Giày Gia Định cho biết, sau dịch Covid-19, doanh nghiệp nào cũng phải tái cơ cấu, giảm nhân sự để cắt giảm chi phí nên hiện tại khó có thể cắt giảm thêm.
“Giải pháp lúc này là tích cực đàm phán với các đơn vị cung ứng để mua nguyên phụ liệu thay thế trong nước và hạn chế ký những đơn hàng đòi hỏi chất liệu cao cấp để tránh rủi ro”, ông Trung lưu ý.
Vị lãnh đạo cũng kiến nghị nhà nước có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp vay vốn với lãi suất thấp trong 3-6 tháng để họ vượt qua giai đoạn khó khăn.
Ông Trần Như Tùng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam chỉ rõ, các doanh nghiệp nên tìm nguồn cung ứng nguyên phụ liệu từ Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) hoặc từ chính các doanh nghiệp Việt Nam. Đương nhiên, cũng phải chấp nhận trả giá cao hơn.
“Những doanh nghiệp mua vải từ Trung Quốc có khả năng sẽ bị ảnh hưởng nặng”, ông Trần Như Tùng bày tỏ.
Chuỗi cung ứng trong nước rất quan trọng, không chỉ để bảo vệ các doanh nghiệp trước sự gián đoạn trên thị trường quốc tế, mà còn để được hưởng lợi về thuế khi xuất khẩu sang các nước có hiệp định thương mại với Việt Nam.
Tàu chở hàng trên sông Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.04.2022
Chi phí container không ngừng tăng, các nhà xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?
Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam đánh giá, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên chuỗi cung ứng linh kiện khó có thể phục hồi trong thời gian ngắn.
“Các nhà sản xuất ô tô trong nước phải tổ chức lại, cải thiện quy trình hoạt động và tìm kiếm thêm nhiều nhà cung cấp linh kiện khác để tránh lệ thuộc vào một số thị trường cụ thể”, VAMA khuyến cáo.

“Cú bồi Domino”

Theo ông Võ Quan Huy, Giám đốc Công ty TNHH Huy Long An, việc Trung Quốc phong tỏa nhiều thành phố là “cú bồi Domino” khiến xuất khẩu của doanh nghiệp Việt chững lại tại thị trường này.
Theo ông Huy, tình trạng thiếu container rỗng khiến việc đóng hàng xuất khẩu bị đình trệ. Cùng với đó, vô vàn khó khăn đang ập tới với doanh nghiệp xuất khẩu.
Vị lãnh đạo cho biết, thông thường cứ thứ Ba, thứ Sáu hàng tuần, công ty Huy Long An đóng hàng xuất nông sản sang Trung Quốc nhưng nay thời gian khó cố định và luôn phải dời ngày xuất hàng vì thiếu container hoặc tàu về chậm, thậm chí có khi tàu "delay" nhiều ngày.
Do đó, thời gian vận chuyển hàng tăng gấp đôi. Người lao động cũng phải làm việc với thời gian biểu thất thường, có khi họ phải đóng hàng trong đêm.
Cán bộ y tế quận Hai Bà Trưng căng mình chống dịch - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.04.2022
Đi đánh golf làm lây lan Covid-19 bị cách chức, giám đốc vẫn làm giám đốc?
Chưa kể, giá vận chuyển hàng từ Việt Nam sang Trung Quốc liên tục tăng trong gần đây và tăng mạnh nhất so với giá cước vận chuyển sang các quốc gia khác như Nhật, Hàn Quốc... Giá cước vận chuyển một kg chuối cùng kỳ năm ngoái chỉ 2.000 đồng thì nay tăng lên 7.500 đồng, tăng gần 4 lần so với tháng 4/2021.
Theo các chuyên gia, về lâu dài tắc nghẽn tại các cảng của Trung Quốc, kết hợp với cuộc chiến ở Ukraina đang khiến hoạt động xuất nhập khẩu tại các cảng của Mỹ, EU kéo dài ách tắc bởi thời gian qua chuỗi này vốn đã ở trạng thái “trật ray” do dịch Covid-19.

Tắc nghẽn ở Trung Quốc có khiến tăng trưởng kinh tế chậm lại?

Báo cáo mới nhất từ Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nêu nhận định chính sách Zero Covid tại Trung Quốc gây ra những rủi ro gì đối với Việt Nam.
Chứng khoán Rồng Việt nhấn mạnh, tác động đầu tiên là hoạt động vận tải hàng hóa và hàng hóa ứ đọng tại các cảng nằm trong khu vực phong tỏa. Báo cáo dẫn thông tin từ Goldman Sachs cũng cho biết, chuỗi cung ứng của các ngành chịu ảnh hưởng tiêu cực nhất trong đợt phong tỏa gần đây là hóa chất, phương tiện vận tải và sản phẩm gỗ. Tuy nhiên, rủi ro phong tỏa kéo dài sẽ tác động lên việc sản xuất và vận chuyển thêm nhiều mặt hàng khác nữa.
Các nhà quan sát Trung Quốc nhận định chính sách phong tỏa có thể sẽ chưa được nới lỏng cho đến giữa tháng 5 hoặc thậm chí là tháng 6 do nhà điều hành vẫn tiếp tục theo đuổi mục tiêu Zero Covid.
IMF - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.04.2022
IMF: Tình hình thế giới ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Đánh giá tác động của chính sách Zero-COVID của Trung Quốc đối với Việt Nam, VDSC nhìn nhận sẽ có ảnh hưởng ở hai khía cạnh.
Thứ nhất, Trung Quốc là nước cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất lớn nhất cho Việt Nam, nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc chiếm hơn 33% tổng nhập khẩu (2021).
“Việc gián đoạn chuỗi cung ứng do chính sách phong tỏa từng phần tại Trung Quốc nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng đến triển vọng nhập nguyên liệu, làm chậm trễ thời gian giao hàng từ đó ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất trong nước”, Chứng khoán Rồng Việt lưu ý.
Theo đó, tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực sản xuất có thể chậm lại trong thời gian tới nếu phong tỏa kéo dài tại Trung Quốc. Đổi lại, mức nền thấp của năm trước và sự phục hồi của nhu cầu tiêu dùng trong nước, cơ hội thúc đẩy đầu tư công trong nửa cuối năm vẫn đang là cơ sở để tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt được mục tiêu của Chính phủ.
Thứ hai, Việt Nam xuất khẩu khoảng 17% lượng hàng hóa sang Trung Quốc (2021), việc nhiều tổ chức hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chỉ còn khoảng 4,5% so với mức mục tiêu là 5,5% hàm ý nhu cầu tiêu dùng của thị trường lớn này sẽ suy giảm.
Nút giao thông Cầu Giấy với đường vành đai 2 trên cao, tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.05.2022
Hà Nội: 3-5 huyện lên quận trong năm 2025
Theo đó, VDSC cho rằng sự phục hồi tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc có thể sẽ gặp khó khăn trong các tháng tiếp theo.
Về tình trạng này, trước đó, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đã yêu cầu các hiệp hội, doanh nghiệp có đánh giá, rà soát kỹ lưỡng những tác động của việc Trung Quốc áp dụng các biện pháp phong tỏa vì Covid-19.
Bộ Công Thương lưu ý, chủ trương của nước bạn là “Zero Covid” nên doanh nghiệp trong nước cần chủ động thích ứng để có chiến lược phù hợp.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала