Khí hóa lỏng là sự thay thế cho than đá, ở Đông Nam Á có đủ LNG để đáp ứng tất cả nhu cầu

© AFP 2023 / LEX VAN LIESHOUTlô hàng khí tự nhiên hóa lỏng
lô hàng khí tự nhiên hóa lỏng  - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.05.2022
Đăng ký
Điện là “máu”, là “nguồn sống” của nền kinh tế, và nhu cầu sử dụng điện của nền kinh tế Việt Nam đang phát triển nhanh chóng tiếp tục tăng cao.
Trước đại dịch và suy thoái kinh tế, nhu cầu tiêu dùng điện ở Việt Nam đã tăng 10% mỗi năm, hệ thống điện phải vật lộn để đối phó, thường xuyên xảy ra những đợt tạm ngừng cấp điện ở các thành phố lớn. Cho đến nay, ở Việt Nam khoảng một nửa lượng điện đến từ than đá. Nguồn than rẻ hơn và hợp lý hơn so với các loại nhiên liệu khác, mặc dù giá than nhập khẩu đã tăng mạnh do các sự kiện ở Ukraina. Tuy nhiên, các nhà máy nhiệt điện than là nguồn phát thải lớn nhất CO2. Vào tháng 11 năm ngoái, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính một lần nữa khẳng định cam kết của Việt Nam giảm phát thải khí carbon đạt mức bằng 0 vào năm 2050. Ban lãnh đạo Việt Nam đã từ bỏ việc sử dụng năng lượng hạt nhân, và các nguồn tái tạo như năng lượng mặt trời và năng lượng gió vẫn chưa cung cấp điện ổn định.

Nhật Bản và Hoa Kỳ quan tâm đến các dự án điện khí LNG ở Việt Nam

Vào tháng 5, Chính phủ CHXHCN Việt Nam sẽ xem xét và thông qua kế hoạch mới về phát triển năng lượng quốc gia, kế hoạch này đã được thảo luận trong một thời gian dài và các thông số của nó đã thay đổi nhiều lần. Theo kế hoạch này, đến năm 2025, điện sản xuất từ các nhà máy thủy điện sẽ chiếm 27,2-27,5% tổng sản lượng điện, điện than sẽ chiếm 29,3-30,8%, nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) sẽ chiếm 15,2-15,9%, và nguồn năng lượng tái tạo (gió, mặt trời, năng lượng sinh khối, v.v.) sẽ chiếm 21,8-23,7%. Đến năm 2030, dự kiến ​​tăng sản lượng điện sản xuất từ ​​các nhà máy nhiệt điện khí lên 24,1-28,9% và vai trò của LNG sẽ ngày càng tăng.
Dự án Kho chứa 1 triệu tấn LNG tại Thị Vải tiếp tục duy trì tiến độ hoàn thiện - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.04.2022
PV Power và áp lực duy trì vị thế số 1 lĩnh vực điện khí LNG ở Việt Nam
Để sử dụng LNG, cần phải xây dựng cơ sở hạ tầng phức hợp: nhà máy sản xuất, hệ thống vận chuyển vào bờ, các phương tiện vận chuyển, hệ thống tái hóa khí trên bờ. Tất cả những thứ này đều là khá đắt tiền. Hiện Nhật Bản rất quan tâm đến việc xây dựng các cơ sở này ở Việt Nam. Vào tháng 3, một tập đoàn của Samsung C&T Corp của Hàn Quốc và Lilama Corp của Việt Nam đã giành được hợp đồng trị giá 940 triệu USD cho các nhà máy điện LNG đầu tiên của Việt Nam. Tập đoàn Tokyo Gas và công ty thương mại Nhật Bản Marubeni đang có kế hoạch xây dựng một nhà máy điện trị giá 1,5 tỷ USD tại tỉnh Quảng Ninh, và tập đoàn năng lượng Nhật Bản JERA sẽ xây dựng một nhà máy điện chạy bằng khí LNG ở miền Bắc Việt Nam.
Hoa Kỳ dự định trở thành nhà cung cấp LNG cho Việt Nam và nhờ đó giảm bớt một phần thâm hụt khổng lồ trong thương mại song phương. Vào tháng 9, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) và Tập đoàn AES (Hoa Kỳ) đã ký kết thỏa thuận liên doanh thành lập và vận hành Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kho cảng LNG Sơn Mỹ để tiếp nhận, xử lý và cung cấp khí LNG từ Mỹ.

Các nước Đông Nam Á có cần nhập khẩu LNG từ các khu vực khác không?

Theo Nikkei Asia, Nhật Bản đang xây dựng những cơ sở hạ tầng LNG ở các nước Đông Nam Á khác: một nhà máy điện khí LNG ở Thái Lan, một kho cảng LNG ở Philippines. Nhưng, trong khi khu vực này cần nhiều lượng hơi LNG hơn, ngày càng có nhiều lo ngại về việc giá nhiên liệu tăng vọt. Tờ báo lưu ý: giá LNG ở châu Á đã tăng gần gấp 5 lần trong năm qua, một phần do chiến dịch đặc biệt của Nga ở Ukraina, và khó có khả năng giảm do phần lớn châu Âu chuyển sang sử dụng LNG như một giải pháp thay thế cho khí đốt được cung cấp từ Nga. Trong điều kiện này, các quốc gia Đông Nam Á có ít ảnh hưởng về kinh tế hơn so với những người mua cạnh tranh có thể gặp khó khăn trong việc đảm bảo nguồn cung khí LNG ổn định lâu dài, tác giả bài báo nhận xét. Việc bù đắp chi phí nguyên liệu gia tăng bằng cách tăng thuế có thể là một nhiệm vụ khó khăn.
Alexander Rogozhin, nhà nghiên cứu hàng đầu tại Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, bày tỏ quan điểm lạc quan hơn.
Ký kết hợp đồng EPC giữa PV Power với liên danh nhà thầu Sam Sung C&T và Lilama - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.04.2022
“Cái nhất và cái khó” ở dự án nhà máy điện khí LNG đầu tiên của Việt Nam

“Ở Đông Nam Á khí LNG được sản xuất với khối lượng khá lớn. Nhà máy Khí hóa lỏng Brunei LNG là cơ sở cung cấp khí hóa lỏng lớn nhất của Brunei, ở Malaysia có một số nhà máy, và một nhà máy rất lớn mới đang được xây dựng ở Indonesia. Cho đến nay, khu vực Đông Nam Á không có nhu cầu lớn về LNG, khí hóa lỏng đã được cung cấp cho khu vực Đông Bắc Á, chủ yếu cho Nhật Bản. Trong khi nhu cầu khí hóa lỏng ở khu vực Đông Nam Á tăng đáng kể, khối lượng sản xuất LNG ở các nước trong khu vực có trữ lượng khí đốt và cơ sở hạ tầng cần thiết có thể tăng lên. Vấn đề duy nhất ở đây là giá cả và mức giá mà các nước trong khu vực sẵn sàng chi trả được”, - chuyên gia Nga nói.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала