«Một lũ đần độn»: Quyết định của EU về dầu Nga khiến dân Bulgaria phẫn nộ
15:42 31.05.2022 (Đã cập nhật: 15:44 31.05.2022)
© Depositphotos.com / Montenegro1Tàu chở dầu.
© Depositphotos.com / Montenegro1
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Độc giả của tờ báo Bulgaria «Fakti» chỉ trích thỏa thuận của EU về cấm vận một phần với dầu Nga để chống Matxcơva, sẽ ảnh hưởng đến tuyến cung cấp bằng đường biển. Nhiều người dự đoán sẽ có vấn đề quy mô lớn hơn với nhiên liệu, còn một số quan chức hứng gạch đá khiển trách vì kém cỏi.
«Như rạp xiếc. Chắc tôi không phải là người duy nhất nghĩ EU là một lũ đần độn đâu nhỉ», - một người dùng mạng nêu câu hỏi.
«Thế là giá nhiên liệu sẽ còn tăng cao hơn, đồng thời tất cả hàng hóa cũng sẽ tăng giá. Chúc mừng EU!», - một độc giả khác mỉa mai.
«Bây giờ vẫn in ra vài tỷ euro, rồi các quý vị phương Tây béo tốt có thể dùng mua dầu từ các nước Ả Rập, nâng giá lên hơn nữa và bằng cách đó đánh lừa tất cả các nước nghèo và cư dân bần cùng ở châu Á và châu Phi. Làm họ phá sản, sau đó mang siêu lạm phát đến cho chúng tôi. Rõ ràng chúng tôi đã cung phụng lại còn thương xót đám quan chức ngu xuẩn nào đó», - độc giả Dakata phẫn nộ.
«Xin chúc mừng về giá mới với nhiên liệu. Sáng nay, dầu đã tăng giá trở lại. Nga sẽ bán dần dần và kiếm được nhiều hơn», - Gorski nhấn mạnh.
«Quỷ tha ma bắt bọn đạo đức giả, phải tống lệnh cấm vận xuống địa ngục. Như vậy, dầu trên tầu chở dầu thì không muốn, nhưng trong đường ống thì hoan nghênh? Bây giờ dễ quá cho Putin, trả đũa trừng phạt trả đũa chỉ cần vặn van. Loại sinh vật không não nào đang điều khiển cuộc sống của chúng ta, hoặc chúng nghĩ rằng đang kiểm soát chúng ta?», - các độc giả khái quát.
Mới đây, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel thông báo rằng sau kết quả của ngày đầu tiên tại hội nghị thượng đỉnh Brussels, lãnh đạo các nước EU đã nhất trí cấm vận một phần đối với việc cung cấp dầu từ Nga. Theo lời ông, quyết định này sẽ ảnh hưởng đến 2/3 khâu nhập khẩu tài nguyên.
Các biện pháp trừng phạt chống Nga
Phương Tây tăng cường sức ép trừng phạt đối với Matxcơva sau khi Nga bắt đầu chiến dịch đặc biệt nhằm phi quân sự hóa và phi phát-xít hóa Ukraina. Các nước thuộc Liên minh Châu Âu xem xét phương án từ bỏ dầu mỏ và khí đốt của Nga. Trong khi đó gói trừng phạt thứ sáu đã bị chặn lại một thời gian dài do sự phản đối của mấy nước trong Liên minh, cụ thể là Hungary.
Tổng thống Vladimir Putin chỉ ra rằng chính sách ngăn chặn và làm suy yếu Nga là chiến lược lâu dài của các nước không thân thiện, còn lệnh trừng phạt đã giáng đòn mạnh vào toàn bộ nền kinh tế toàn cầu. Theo lời ông, mục tiêu chính của Hoa Kỳ và châu Âu là làm cho cuộc sống của hàng triệu người trở nên tồi tệ. Ông Putin nói thêm rằng những sự kiện hiện nay đang vạch ra ranh giới ảnh hưởng từ sự thống trị của phương Tây cả về chính trị và kinh tế.