Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga góp phần nâng cao sức mạnh cho Quân đội Việt Nam

© Sputnik / Taras IvanovChủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Bezdetko Gennady LB Nga tại Việt Nam, cùng các đại biểu và lãnh đạo Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Bezdetko Gennady LB Nga tại Việt Nam, cùng các đại biểu và lãnh đạo Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga. - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.06.2022
Đăng ký
Theo thông tin từ Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga, ngày 09/6/2022, Đảng ủy đơn vị đã tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 791 - NQ/QUTW về lãnh đạo công tác khoa học, công nghệ và môi trường trong Quân đội đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
Báo cáo được lãnh đạo Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga trình bày cho thấy, kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ và môi trường của Trung tâm có nhiều đóng góp cho nhiệm vụ xây dựng Quân đội, củng cố quốc phòng, phát triển kinh tế, xã hội, gắn kết hợp tác KH&CN Việt Nam – Liên bang Nga.

Đóng góp cho Quân đội

Cụ thể, Đảng ủy Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 791- NQ/QUTW ngày 30/12/2012 của Quân ủy Trung ương về lãnh đạo công tác khoa học, công nghệ và môi trường trong Quân đội đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
Trung tướng Trịnh Văn Quyết, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị chiều nay.
Cùng dự có đại diện Thủ trưởng các cơ quan: Tổng cục Kỹ thuật, Cục Khoa học quân sự, Quân lực/Bộ Tổng tham mưu, Tuyên huấn/Tổng cục Chính trị, chỉ huy các đơn vị chức năng của Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Quân đội Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.05.2022
Viettel giúp Quân đội Việt Nam hiện đại hơn và nâng cao năng lực sẵn sàng chiến đấu
Báo cáo trung tâm do Thiếu tướng Đặng Hồng Triển, Phó Bí thư Đảng Ủy, Tổng Giám đốc Trung tâm và các ý kiến phát biểu tại hội nghị đều nhấn mạnh rằng, giai đoạn 2013 - 2021, Đảng ủy Trung tâm đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết 791-NQ/QUTW.

“Nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, nhân viên đối với công tác khoa học, công nghệ và môi trường được nâng lên”, - theo tướng Đặng Hồng Triển.

Báo cáo cũng cho thấy, kết quả nghiên cứu khoa học của trung tâm đã đóng góp đáng kể cho nhiệm vụ xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, phát triển kinh tế, xã hội đất nước.
Ngoài việc thực hiện Chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ (KH&CN) hỗn hợp Việt - Nga do Uỷ ban phối hợp về Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga phê duyệt trên cơ sở Hiệp định liên chính phủ về Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, Trung tâm đã chủ trì nhiều đề tài, nhiệm vụ khoa học, công nghệ và môi trường các cấp của riêng phía Việt Nam.
Cụ thể, có 15 đề tài, nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, 01 Chương trình KH&CN cấp Bộ Quốc phòng, 41 đề tài, nhiệm vụ KH&CN cấp bộ, cấp tỉnh, 17 nhiệm vụ bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và trên 200 đề tài cấp cơ sở.

“Kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ và môi trường của Trung tâm có nhiều đóng góp cho nhiệm vụ xây dựng Quân đội, củng cố quốc phòng, phát triển kinh tế, xã hội”, - lãnh đạo Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga nhấn mạnh.

© Sputnik / Taras IvanovChủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm và làm việc tại Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm và làm việc tại Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.06.2022
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm và làm việc tại Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga
Trong đó, nhiều sản phẩm KH&CN đã được ứng dụng, chuyển giao thành công phục vụ nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và dân sinh, trong đó điển hình là các sản phẩm trong lĩnh vực độ bền nhiệt đới.
Ngoài ra, Trung tâm đã tham gia tích cực, hiệu quả vào các chương trình mục tiêu quốc gia về quản lý và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Phục vụ an ninh quốc phòng

Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga cũng đã công bố cho khoa học nhiều loài mới; đề xuất với các địa phương những giải pháp hữu ích trong công tác quản lý, bảo tồn, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên sinh vật.
Đơn vị cũng tham gia quan trắc, khắc phục ô nhiễm chất độc hóa học sau chiến tranh tại các điểm nóng ô nhiễm dioxin ở Việt Nam.
Trung tâm đã đẩy mạnh nghiên cứu sinh thái, tài nguyên sinh vật khu vực quần đảo Trường Sa phục vụ nhiệm vụ an ninh, quốc phòng.
Báo cáo cũng cho thấy, Trung tâm tích cực tham gia nghiên cứu các bệnh nhiệt đới và phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh trao Quyết định thăng quân hàm từ Trung tướng lên Thượng tướng đối với đồng chí Ngô Minh Tiến và Lương Đình Hồng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.05.2022
Việt Nam thăng quân hàm cho 2 tướng Quân đội từng chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc
Trong giai đoạn 2013 - 2021, đã có gần 200 bài báo được công bố trên các tạp chí khoa học uy tín trên thế giới (thuộc danh mục ISI, Scopus); phát hành gần 40 ấn phẩm thông tin bằng 03 ngôn ngữ (tiếng Nga, tiếng Anh và tiếng Việt); được Cục Sở hữu trí tuệ/Bộ KH&CN cấp 02 bằng độc quyền giải pháp hữu ích...
Tiềm lực khoa học và công nghệ được chú trọng đầu tư, cả về nhân lực và cơ sỏ vật chất kỹ thuật; mở rộng hợp tác khoa học với các tổ chức khoa học trong và ngoài nước; chủ động đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính bảo đảm cho hoạt động KH&CN theo yêu cầu thực tiễn nhiệm vụ của Trung tâm.

Tăng cường hợp tác khoa học và công nghệ Việt - Nga

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Trung tướng Trịnh Văn Quyết đã biểu dương, đánh giá cao những kết quả nổi bật mà Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga đã đạt được sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 791-NQ/QUTW.
Giao nhiệm vụ thời gian tới, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị yêu cầu Đảng ủy Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt sâu sắc và thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, của Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng và của Ủy ban phối hợp về phát triển khoa học, công nghệ và môi trường.
Cùng với đó, cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chỉ huy các cấp đối với nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, tạo bước đột phá trong đề xuất nhiệm vụ khoa học, công nghệ, ưu tiên các nhiệm vụ phục vụ quân sự, quốc phòng.
Đơn vị cũng cần chú trọng đề xuất các hướng hợp tác nghiên cứu mới, đặc thù, đặc dụng, công nghệ cao.
Xe tăng T-72B3 của đội Việt Nam trong cuộc đua cá nhân trong nội dung thi đấu tại giải thi đấu quốc tế Tank Biathlon-2021 - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.04.2022
ARMY GAMES-2022
Tập trận quân sự chung và Army Games: Quân đội Việt Nam muốn đưa Đội xe tăng sang Nga sớm

“Kết hợp chặt chẽ nghiên cứu cơ bản với nghiên cứu ứng dụng, thích ứng và chuyển giao công nghệ phục vụ các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và kinh tế, phát huy lợi thế hợp tác trực tiếp là cầu nối giữa các đơn vị, tổ chức khoa học công nghệ, sản xuất của Liên bang Nga và Việt Nam, tăng cường hợp tác khoa học, công nghệ với các tổ chức khoa học và công nghệ trong và ngoài Quân đội”, - tướng Quyết nêu rõ.

Bên cạnh đó, Đảng ủy Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga cần lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ có trọng tâm, trọng điểm theo hướng tạo thế mạnh riêng của Trung tâm trong một số lĩnh vực, gắn hoạt động của Trung tâm với công tác kỹ thuật và nhiệm vụ của các đơn vị Quân đội.
Tập trung xây dựng Đảng bộ Trung tâm vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ. Giữ vững nguyên tắc lãnh đạo của Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, phát huy dân chủ rộng rãi, xây dựng mối đoàn kết, thống nhất trong đơn vị, chủ động sáng tạo, quyết tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Cũng theo thông tin từ Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga, tại hội nghị, Thủ trưởng Trung tâm đã trao tặng Bằng khen cho 7 tập thể, 16 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Nghị quyết 791- NQ/QUTW.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала