https://kevesko.vn/20220616/viet-nam-co-lam-phat-tam-ly-xang-tang-cai-gi-cung-tang-15707286.html
“Việt Nam có lạm phát tâm lý”, xăng tăng, cái gì cũng tăng
“Việt Nam có lạm phát tâm lý”, xăng tăng, cái gì cũng tăng
Sputnik Việt Nam
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng, Việt Nam có lạm phát tâm lý, nên khi xăng dầu tăng giá sẽ kéo theo giá nhiều mặt hàng khác tăng theo, khiến... 16.06.2022, Sputnik Việt Nam
2022-06-16T21:48+0700
2022-06-16T21:48+0700
2022-06-16T21:48+0700
việt nam
kinh tế
kinh doanh
doanh nghiệp
bộ tài chính vn
chiến lược phát triển kinh tế
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/06/10/15707638_0:0:2213:1245_1920x0_80_0_0_162eeef63761000245e62317e0d3d58f.jpg
Việt Nam tính nâng dự trữ xăng dầu quốc gia. Theo đó, Bộ Công Thương cho biết, dự trữ quốc gia về xăng dầu sẽ được nâng lên một tháng, gấp khoảng 4 lần hiện nay, từ nay tới 2025.“Dự trữ xăng dầu chỉ đủ 5-7 ngày”Chiều 16/6, Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp báo thường kỳ cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động của ngành Công thương. Buổi họp báo do thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải chủ trì.Tại sự kiện, lãnh đạo Bộ đã nhận được nhiều câu hỏi liên quan việc điều hành mặt hàng xăng dầu. Hiện ở thị trường trong nước, giá xăng bán lẻ RON 95-III đã tăng lên mức kỷ lục, 32.370 đồng/lít từ chiều 13/6.Cơ cấu dự trữ xăng dầu của Việt Nam hiện đến từ 3 nguồn: dự trữ thương mại tại các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối (20 ngày) và thương nhân phân phối 5 ngày; dự trữ sản xuất tại 2 nhà máy lọc dầu; dự trữ quốc gia.Tuy vậy, nguồn dự trữ xăng dầu quốc gia hiện khá mỏng, chỉ đủ 5-7 ngày tiêu dùng, không đủ để đảm bảo an ninh năng lượng thời điểm hiện tại.Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch Bộ Công Thương Nguyễn Thuý Hiền cho biết, Bộ Công Thương đã xây dựng đề án trình Chính phủ về việc nâng mức dự trữ này lên 1 tháng trong thời gian từ nay tới 2025, tức là gấp khoảng 4 lần so với hiện nay. Bộ cũng đang lấy ý kiến các bộ khác như Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch & Đầu tư về đề án này.Theo bà Hiền, nguồn lực Nhà nước hiện có hạn nên việc nâng dự trữ xăng dầu quốc gia sẽ thực hiện theo lộ trình từ nay đến năm 2025.Cũng theo bà Hiền, nguồn dự trữ xăng dầu quốc gia được Nhà nước ký hợp đồng thuê kho bảo quản tại doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có trách nhiệm cam kết đảm bảo hàng bất kể khi nào cần xuất cấp. Tuy nhiên, từ khi có quy định dự trữ quốc gia xăng dầu, nguồn này vẫn chưa phải dùng tới.Theo quy định, nguồn đầu tiên ưu tiên sử dụng là dự trữ thương mại của doanh nghiệp, tiếp tới là nguồn dự trữ sản xuất tại các doanh nghiệp lọc dầu; và cuối cùng mới dùng tới nguồn dự trữ quốc gia.Một số người đặt câu hỏi, việc sử dụng nguồn dự trữ quốc gia để đảm bảo liệu có giúp giảm bớt đà tăng giá xăng dầu hay không.Về điều này, bà Hiền cho biết, cơ chế sử dụng dùng nguồn dự trữ quốc gia hiện nay chưa tính tới việc bình ổn giá, tuy nhiên đề án đang xây dựng sẽ có bổ sung thêm công cụ này.Bộ Công Thương đang lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan về đề án này nên sẽ còn chỉnh sửa nhiều, theo bà Hiền.Có nhập xăng từ Malaysia cũng không rẻ hơn?Liên quan đến thông tin Malaysia muốn bán 300.000 tấn xăng RON 95 cho Việt Nam, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, Bộ Công Thương “trân trọng, cảm ơn” các ý kiến, nguồn thông tin để tăng thêm nguồn cung xăng dầu của đất nước trong bối cảnh nguồn cung thế giới và nhiều nước đang bị ảnh hưởng.Theo ông, trong mọi tình huống, Bộ Công Thương sẽ đảm bảo nguồn cung cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và người dân.Tuy nhiên, hiện mọi quốc gia, vùng lãnh thổ đều tiếp cận mức giá như nhau trên thị trường quốc tế. Riêng Việt Nam đang chọn thị trường Singapore là cơ sở để tính giá xăng dầu.Tương tự với Malaysia, các doanh nghiệp Việt đang nhập khẩu từ thị trường này với mức giá tương đương ở Singapore. Kể cả khi Chính phủ thống nhất được thì khi làm việc giữa các doanh nghiệp với nhau vẫn theo nguyên tắc chung này.Như Sputnik thông tin, trước đó, tại một hội thảo ngày 2/6, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Malaysia Trần Việt Thái cho biết, đại sứ quán sẵn sàng hỗ trợ, kết nối doanh nghiệp Việt nhập khẩu xăng dầu của Malaysia nhằm ổn định thị trường trong nước. Hai bên đang đàm phán để xuất sang Việt Nam xăng RON 95.Hiện mỗi lít xăng tại nước này chỉ ở mức 13.000 đồng một lít. Trong khi đó, tại Việt Nam, giá bán lẻ xăng dầu đã tăng lên mức kỷ lục.Trong văn bản trả lời Bộ Công Thương, đại sứ Trần Việt Thái nhấn mạnh, mức giá 13.000 đồng/lít xăng của Malaysia là giá bán ở thị trường nội địa, đã có trợ giá và “không phải mức đề xuất bán cho Việt Nam”.Lọc dầu Nghi Sơn cung cấp “chập chờn”Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, nguồn cung xăng dầu là yếu tố quan trọng nhất, đảm bảo cung ứng phục vụ cho sản xuất, xuất khẩu. Nửa đầu năm 2022, nguồn cung xăng dầu đã đảm bảo cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, người dân.Đại diện Bộ Công Thương cũng cho hay Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn phải dừng sản xuất, đến nay vẫn chưa ổn định và chưa có cam kết về nhu cầu.Tuy nhiên, Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn hiện vẫn chưa đưa ra cam kết về số lượng cung ứng thời gian tới. Chính vì thế, ngoài nguồn hàng từ nhà máy lọc dầu Dung Quất, Bộ Công Thương đang tính toán nguồn nhập khẩu bổ sung nhằm đảm bảo ổn định nguồn cung.Số lượng cửa hàng phải dừng, đóng cửa không cung cấp xăng dầu chiếm tỉ lệ nhỏ, cơ quan kiểm soát và quản lý thị trường làm việc liên tục, theo báo cáo mỗi ngày có từ hơn 20 cửa hàng tại thời điểm nào đó không bán, nhưng không có nghĩa là thiếu xăng.Về phần mình, Phó vụ trưởng Vụ thị trường trong nước Lê Việt Nga cho biết, cơ quan này đã chỉ đạo các doanh nghiệp đầu mối duy trì nguồn cung, đảm bảo cân đối cung cầu, trong bối cảnh nhà máy Nghi Sơn hoạt động "phập phù" và “chập chờn”.Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đã triển khai xây dựng dữ liệu điều hành xăng dầu bằng công nghệ số, nắm bắt nguồn cung và phân phối hàng hóa. Điều này được kỳ vọng sẽ giúp đảm bảo cung ứng xăng dầu, đảm bảo an ninh năng lượng cho người dân.Theo số liệu đến ngày 13/6, thời điểm điều hành giá bán lẻ trong nước, giá bình quân thành phẩm tại Singapore tăng 41,36 - 84,35% so với đầu năm, trong khi giá trong nước chỉ tăng 24,42-62,44%.Theo bà Nga, mức tăng giá trong nước thấp hơn đà tăng thế giới, chủ yếu nhờ các công cụ như Quỹ bình ổn xăng dầu, cũng như việc giảm 50% thuế bảo vệ môi trường từ 1/4. Điều này đã góp phần "giảm sốc cho giá xăng trong nước".Lạm phát tâm lýPhát biểu tại buổi họp báo, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, Việt Nam có lạm phát tâm lý, nên khi xăng dầu tăng giá sẽ kéo theo giá nhiều mặt hàng khác tăng theo, khiến đời sống người dân bị ảnh hưởng. Khi đó, Quỹ bình ổn xăng dầu sẽ đóng vai trò như "hồ điều hoà, khi no để dành, khi đói bỏ ra dùng, nên có giá trị rất nhiều".Hiện Bộ Tài chính đã có đề xuất đến Chính phủ về việc giảm kịch khung thuế bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, trên cương vị là một trong hai cơ quan điều hành xăng dầu, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng, có thể cân nhắc giảm thêm thuế nhập khẩu, bởi "cái gì làm được thì nên giảm".Mặc dù vậy, cần tính toán kỹ lượng vì không phải giảm nhiều là tốt, bởi "cũng phải đánh đổi khi giảm thuế".Cũng theo đại diện Bộ Công Thương, việc đánh giá giá xăng Việt Nam cao hay thấp cần phải đánh giá tổng thể, toàn diện và rất kỹ như mức thu nhập của người dân, từng đối tượng.
https://kevesko.vn/20220615/viet-nam-lot-xac-hoan-toan-va-se-la-nen-kinh-te-lon-thu-20-the-gioi-sau-14-nam-nua-15680123.html
https://kevesko.vn/20220615/doan-viet-nam-se-tham-du-dien-dan-kinh-te-quoc-te-stpetersburg-15668673.html
https://kevesko.vn/20220609/quan-diem-cua-viet-nam-ve-quan-he-giao-luu-cung-hop-tac-voi-dac-khu-kinh-te-hong-kong-15560487.html
https://kevesko.vn/20220529/quan-he-kinh-te-viet-nam--han-quoc-gio-co-doi-chieu-duoi-thoi-ong-yoon-suk-yeol-15399289.html
https://kevesko.vn/20220513/kinh-te-viet-nam-can-tranh-phu-thuoc-vao-trung-quoc-15178053.html
https://kevesko.vn/20220406/trai-voi-world-bank-adb-co-nhan-dinh-lac-quan-ve-kinh-te-viet-nam-14588357.html
https://kevesko.vn/20220402/vi-sao-kinh-te-viet-nam-khong-lo-lam-phat-nhu-the-gioi-14519987.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/06/10/15707638_255:0:1942:1265_1920x0_80_0_0_624144049cf2ab86cde9e2f74078030a.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, kinh tế, kinh doanh, doanh nghiệp, bộ tài chính vn, chiến lược phát triển kinh tế
việt nam, kinh tế, kinh doanh, doanh nghiệp, bộ tài chính vn, chiến lược phát triển kinh tế
Việt Nam tính nâng dự trữ xăng dầu quốc gia. Theo đó, Bộ Công Thương cho biết, dự trữ quốc gia về xăng dầu sẽ được nâng lên một tháng, gấp khoảng 4 lần hiện nay, từ nay tới 2025.
“Dự trữ xăng dầu chỉ đủ 5-7 ngày”
Chiều 16/6, Bộ Công Thương đã tổ chức
cuộc họp báo thường kỳ cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động của ngành Công thương. Buổi họp báo do thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải chủ trì.
Tại
sự kiện, lãnh đạo Bộ đã nhận được nhiều câu hỏi liên quan việc điều hành mặt hàng xăng dầu. Hiện ở thị trường trong nước, giá xăng bán lẻ RON 95-III đã tăng lên mức kỷ lục, 32.370 đồng/lít từ chiều 13/6.
Cơ cấu dự trữ xăng dầu của Việt Nam hiện đến từ 3 nguồn: dự trữ
thương mại tại các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối (20 ngày) và thương nhân phân phối 5 ngày; dự trữ sản xuất tại 2 nhà máy lọc dầu; dự trữ quốc gia.
Tuy vậy, nguồn dự trữ xăng dầu quốc gia hiện khá mỏng, chỉ đủ 5-7 ngày tiêu dùng, không đủ để đảm bảo an ninh
năng lượng thời điểm hiện tại.
Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch Bộ Công Thương Nguyễn Thuý Hiền cho biết, Bộ Công Thương đã xây dựng đề án trình Chính phủ về việc nâng mức dự trữ này lên 1 tháng trong thời gian từ nay tới 2025, tức là gấp khoảng 4 lần so với hiện nay. Bộ cũng đang lấy ý kiến các bộ khác như
Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch & Đầu tư về đề án này.
Theo bà Hiền, nguồn lực Nhà nước hiện có hạn nên việc nâng dự trữ xăng dầu
quốc gia sẽ thực hiện theo lộ trình từ nay đến năm 2025.
“Trước mắt chưa đủ kho thì tiếp tục thuê kho của các doanh nghiệp, nhưng lộ trình tiến tới sẽ xây dựng, đầu tư kho riêng của Nhà nước”, - bà Hiền nhấn mạnh.
Cũng theo bà Hiền, nguồn dự trữ xăng dầu quốc gia được Nhà nước ký hợp đồng thuê kho bảo quản tại doanh nghiệp. Các doanh nghiệp
có trách nhiệm cam kết đảm bảo hàng bất kể khi nào cần xuất cấp. Tuy nhiên, từ khi có quy định dự trữ quốc gia xăng dầu, nguồn này vẫn chưa phải dùng tới.
Theo quy định, nguồn đầu tiên ưu tiên sử dụng là dự trữ
thương mại của doanh nghiệp, tiếp tới là nguồn dự trữ sản xuất tại các doanh nghiệp lọc dầu; và cuối cùng mới dùng tới nguồn dự trữ quốc gia.
“Bối cảnh căng thẳng vừa qua nhưng vẫn chưa dùng tới nguồn dự trữ quốc gia, tuy nhiên hiện nguồn này mỏng nên cần thiết phải nâng lên”, - bà Hiền lý giải.
Một số người đặt câu hỏi, việc sử dụng nguồn dự trữ quốc gia để đảm bảo liệu có giúp giảm bớt đà tăng giá xăng dầu hay không.
Về điều này, bà Hiền cho biết, cơ chế sử dụng dùng nguồn dự trữ quốc gia hiện nay chưa tính tới việc bình ổn giá, tuy nhiên đề án đang
xây dựng sẽ có bổ sung thêm công cụ này.
Bộ Công Thương đang lấy
ý kiến các bộ, ngành liên quan về đề án này nên sẽ còn chỉnh sửa nhiều, theo bà Hiền.
Có nhập xăng từ Malaysia cũng không rẻ hơn?
Liên quan đến thông tin Malaysia muốn bán 300.000 tấn xăng RON 95 cho
Việt Nam, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, Bộ Công Thương “trân trọng, cảm ơn” các ý kiến, nguồn thông tin để tăng thêm nguồn cung xăng dầu của đất nước trong bối cảnh nguồn cung thế giới và nhiều nước đang bị ảnh hưởng.
Theo ông, trong mọi tình huống, Bộ Công Thương sẽ đảm bảo nguồn cung cho nhu cầu
sản xuất kinh doanh và người dân.
Tuy nhiên, hiện mọi quốc gia, vùng lãnh thổ đều tiếp cận mức giá như nhau trên thị trường quốc tế. Riêng Việt Nam đang chọn thị trường
Singapore là cơ sở để tính giá xăng dầu.
“Hiện nay, tất cả các quốc gia, vùng lãnh thổ đều tiếp cận giá xăng dầu như nhau trên thị trường quốc tế. Việt Nam đang chọn Singapore Plug – cơ quan thông tin đưa ra thông tin chính thống về giá cả xăng dầu hằng ngày. Đây cũng là cơ sở để tính giá xăng dầu trong nước”, - Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nêu rõ.
Tương tự với
Malaysia, các doanh nghiệp Việt đang nhập khẩu từ thị trường này với mức giá tương đương ở Singapore. Kể cả khi Chính phủ thống nhất được thì khi làm việc giữa các doanh nghiệp với nhau vẫn theo nguyên tắc chung này.
“Giá xăng dầu Việt Nam tại thời điểm ngày 13/6 – ngày điều hành giá đứng thứ 85/170 quốc gia”, - ông Hải nói.
Như Sputnik thông tin, trước đó, tại một hội thảo ngày 2/6, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Malaysia Trần Việt Thái cho biết, đại sứ quán
sẵn sàng hỗ trợ, kết nối doanh nghiệp Việt nhập khẩu xăng dầu của Malaysia nhằm ổn định thị trường trong nước. Hai bên đang đàm phán để xuất sang Việt Nam xăng RON 95.
Hiện mỗi lít xăng tại nước này chỉ ở mức 13.000 đồng một lít. Trong khi đó,
tại Việt Nam, giá bán lẻ xăng dầu đã tăng lên mức kỷ lục.
Trong văn bản trả lời Bộ Công Thương, đại sứ Trần Việt Thái nhấn mạnh, mức giá 13.000 đồng/lít xăng của Malaysia là giá bán ở thị trường
nội địa, đã có trợ giá và “không phải mức đề xuất bán cho Việt Nam”.
Lọc dầu Nghi Sơn cung cấp “chập chờn”
Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, nguồn cung xăng dầu là yếu tố quan trọng nhất, đảm bảo cung ứng phục vụ cho sản xuất,
xuất khẩu. Nửa đầu năm 2022, nguồn cung xăng dầu đã đảm bảo cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, người dân.
Đại diện Bộ Công Thương cũng cho hay Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn phải dừng sản xuất, đến nay vẫn chưa
ổn định và chưa có cam kết về nhu cầu.
Tuy nhiên, Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn hiện vẫn chưa đưa ra cam kết về số lượng cung ứng thời gian tới. Chính vì thế, ngoài nguồn hàng từ nhà máy lọc dầu Dung Quất, Bộ Công Thương đang tính toán nguồn
nhập khẩu bổ sung nhằm đảm bảo ổn định nguồn cung.
Số lượng cửa hàng phải dừng, đóng cửa không cung cấp xăng dầu chiếm tỉ lệ nhỏ, cơ quan kiểm soát và quản lý thị trường làm việc liên tục,
theo báo cáo mỗi ngày có từ hơn 20 cửa hàng tại thời điểm nào đó không bán, nhưng không có nghĩa là thiếu xăng.
"Thời gian tới chúng tôi vẫn ưu tiên nguồn xăng dầu từ sản xuất trong nước, còn thiếu thì nhập khẩu để bù, đảm bảo nguồn cung", - ông Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải chia sẻ.
Về phần mình, Phó vụ trưởng Vụ thị trường trong nước Lê Việt Nga cho biết, cơ quan này đã chỉ đạo các doanh nghiệp đầu mối
duy trì nguồn cung, đảm bảo cân đối cung cầu, trong bối cảnh nhà máy Nghi Sơn hoạt động "phập phù" và “chập chờn”.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đã triển khai xây dựng dữ liệu điều hành xăng dầu bằng công nghệ số, nắm bắt nguồn cung và phân phối hàng hóa. Điều này được kỳ vọng sẽ giúp đảm bảo cung ứng xăng dầu,
đảm bảo an ninh năng lượng cho người dân.
Theo số liệu đến ngày 13/6, thời điểm điều hành giá bán lẻ trong nước, giá bình quân thành phẩm tại Singapore tăng 41,36 - 84,35% so với đầu năm, trong khi giá trong nước chỉ tăng 24,42-62,44%.
Theo bà
Nga, mức tăng giá trong nước thấp hơn đà tăng thế giới, chủ yếu nhờ các công cụ như Quỹ bình ổn xăng dầu, cũng như việc giảm 50% thuế bảo vệ môi trường từ 1/4. Điều này đã góp phần "giảm sốc cho giá xăng trong nước".
Phát biểu tại buổi họp báo, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết,
Việt Nam có lạm phát tâm lý, nên khi xăng dầu tăng giá sẽ kéo theo giá nhiều mặt hàng khác tăng theo, khiến đời sống người dân bị ảnh hưởng. Khi đó, Quỹ bình ổn xăng dầu sẽ đóng vai trò như "hồ điều hoà, khi no để dành, khi đói bỏ ra dùng, nên có giá trị rất nhiều".
"Thực tế vừa qua giá tăng như vậy thì quỹ bình ổn đã giúp giảm giá. Tuy vậy khi quỹ âm thì cũng không thể lạm dụng quỹ", - ông Hải cho biết.
Hiện
Bộ Tài chính đã có đề xuất đến Chính phủ về việc giảm kịch khung thuế bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, trên cương vị là một trong hai cơ quan điều hành xăng dầu, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng, có thể cân nhắc giảm thêm thuế nhập khẩu, bởi "cái gì làm được thì nên giảm".
Mặc dù vậy, cần tính toán kỹ lượng vì không phải giảm nhiều là tốt, bởi "cũng phải đánh đổi khi giảm thuế".
"Chính phủ, liên Bộ đang làm quyết liệt và sẽ có đề xuất cấp có thẩm quyền trong thời gian nhanh nhất. Nếu hai biện pháp dùng Quỹ bình ổn xăng dầu, giảm thuế hết dư địa, thì có thể tính thêm dùng quỹ an sinh hỗ trợ người nghèo, thu nhập thấp", - ông Hải nói.
Cũng theo đại diện Bộ Công Thương, việc đánh giá giá xăng Việt Nam cao hay thấp cần phải đánh giá tổng thể,
toàn diện và rất kỹ như mức thu nhập của người dân, từng đối tượng.
“Với những người làm vận tải, chi phí xăng dầu chiếm tới 35% thì giá xăng tăng cũng rất ảnh hưởng”, - đại diện Bộ Công Thương thừa nhận.