https://kevesko.vn/20220621/phai-chang-nha-trang-da-binh-tam-ve-lien-minh-trung-nga-15808609.html
Phải chăng Nhà Trắng đã bình tâm về liên minh Trung-Nga?
Phải chăng Nhà Trắng đã bình tâm về liên minh Trung-Nga?
Sputnik Việt Nam
Ngay từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraina, Nhà Trắng đã bày tỏ sự lo ngại, rằng liệu Bắc Kinh có viện trợ cho Matxcơva? Liệu mối lo đó... 21.06.2022, Sputnik Việt Nam
2022-06-21T15:28+0700
2022-06-21T15:28+0700
2022-06-21T15:26+0700
thế giới
tác giả
quan điểm-ý kiến
nga
trung quốc
hoa kỳ
chính trị
cuộc khủng hoảng ở ukraina
ukraina
nato
https://cdn.img.kevesko.vn/img/358/27/3582779_0:159:3077:1890_1920x0_80_0_0_e72270b49147cded42f1c2a45af50f15.jpg
Ban lãnh đạo Trung Quốc không lên án hoạt động của Nga ở Ukraina như Washington mong muốn. Bắc Kinh đánh giá hành động của Matxcơva là chính đáng và chỉ ra lỗi can dự của Hoa Kỳ và các nước NATO thực tế làm bùng phát trầm trọng thêm tình hình xung quanh Ukraina. Do đó, Nhà Trắng đau đầu đoán xem Bắc Kinh và Matxcơva có thể tiến xa đến đâu trong mối quan hệ mà Tổng thống Nga Vladimir Putin định tính là hình thức tương tác giữa các quốc gia vượt trội hơn cả liên minh quân sự-chính trị. Thế mà chính kiểu liên minh này là nỗi sợ của Hoa Kỳ.Trong tuần trước, sau nhiều lần tiếp xúc với người đồng cấp Trung Quốc, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jack Sullivan dường như đã khá an lòng khi nhận ra rằng Trung Quốc không sửa soạn cung cấp hỗ trợ kinh tế hoặc quân sự cho Nga. Tóm lại, theo ý kiến của vị quan chức Nhà Trắng nổi tiếng này, Bắc Kinh sẽ không vượt qua «lằn ranh đỏ» do Hoa Kỳ vạch ra.Tại sao không có hiệp ước đồng minh giữa Bắc Kinh và Matxcơva?Bắc Kinh giữ quan điểm khá cân bằng về những sự kiện xung quanh Ukraina. Mới đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố rằng «tất cả các bên hữu quan có trách nhiệm khắc phục tình hình ở Ukraina». Mà giả như giữa LB Nga và Trung Quốc có thỏa thuận về liên minh chính trị-quân sự, thì ban lãnh đạo Trung Quốc ắt sẽ phải nghiêm túc xem xét vấn đề hiệp lực thực tế với đồng minh của mình.Tuy nhiên không hề có hiệp định liên minh nào, bất kể thực tế là ở cả hai nước đều có những nhà quân sự và chính trị gia dân sự tỏ thái độ ủng hộ ký kết thoả thuận tương tự. Nhưng các ông Vladimir Putin và Tập Cận Bình đã nhiều lần cùng nhau tuyên bố rằng họ không cần đến văn kiện như vậy. Ví dụ, ý này được chính thức công bố trong thời gian chuyến công du của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Matxcơva vào tháng 6 năm 2019. Một trong những lý do khiến Matxcơva không muốn ký thỏa thuận về quan hệ đồng minh với Bắc Kinh là xuất phát từ nhận thức rằng một văn bản như vậy rất có thể khơi lên phản ứng tiêu cực từ các nước láng giềng của Trung Quốc mà Matxcơva trân trọng duy trì quan hệ đối tác - đó là Ấn Độ, Việt Nam, Mông Cổ.Bắc Kinh cũng có những lý do nặng ký của mình để không tạo lập liên minh chính trị-quân sự với Nga. Thứ nhất, làm vậy sẽ mâu thuẫn với một trong những nguyên tắc truyền thống trong chính sách đối ngoại của CHND Trung Hoa là không liên kết vào bất kỳ khối quân sự. Và thứ hai, ắt sẽ đẩy tăng mức đối đầu của Trung Quốc với Hoa Kỳ, trong khi hiện hữu nguyện vọng không bí mật gì là Bắc Kinh rất trông đợi rằng một ngày nào đó quan hệ với nước Mỹ sẽ trở nên ấm áp hơn.Dù đã phần nào tin được rằng Trung Quốc sẽ không cung cấp hỗ trợ vật chất cho Nga trong chiến dịch ở Ukraina, các chính trị gia Mỹ cũng không trở thành «bồ câu». Trong cùng hội nghị kể trên, cố vấn Jack Sullivan tuyên bố rằng Hoa Kỳ cần chống lại chính sách của Nga về Ukraina, để «những kẻ xâm lược tiềm năng khác, gồm cả Trung Quốc, sẽ không làm điều tương tự» như Nga. Tức là Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa xung đột ở Ukraina.Hóa ra là thế này: người Mỹ đánh Nga là để Trung Quốc phải sợ Hoa Kỳ.Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
https://kevesko.vn/20220621/trung-quoc-neu-ten-hai-at-chu-bai-chinh-cua-nga-de-doi-pho-voi-lenh-trung-phat-15801800.html
https://kevesko.vn/20220620/trung-quoc-tang-luong-nhap-khau-dau-nga-len-muc-ky-luc-15782216.html
trung quốc
ukraina
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/358/27/3582779_173:0:2904:2048_1920x0_80_0_0_04466b4ecf38ac6ac711c3f39b311a8c.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
thế giới, tác giả, quan điểm-ý kiến, nga, trung quốc, hoa kỳ, chính trị, cuộc khủng hoảng ở ukraina, ukraina, nato
thế giới, tác giả, quan điểm-ý kiến, nga, trung quốc, hoa kỳ, chính trị, cuộc khủng hoảng ở ukraina, ukraina, nato
Phải chăng Nhà Trắng đã bình tâm về liên minh Trung-Nga?
Ngay từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraina, Nhà Trắng đã bày tỏ sự lo ngại, rằng liệu Bắc Kinh có viện trợ cho Matxcơva? Liệu mối lo đó có làm giảm bớt hiệu suất của các biện pháp trừng phạt kinh tế hay chăng? Bài viết của quan sát viên Piotr Tsvetov từ Sputnik phân tích về vấn đề này.
Ban lãnh đạo Trung Quốc không lên án hoạt động của Nga ở Ukraina như Washington mong muốn. Bắc Kinh đánh giá hành động của Matxcơva là chính đáng và chỉ ra lỗi can dự của Hoa Kỳ và các nước NATO thực tế làm bùng phát trầm trọng thêm tình hình xung quanh Ukraina. Do đó,
Nhà Trắng đau đầu đoán xem Bắc Kinh và Matxcơva có thể tiến xa đến đâu trong mối quan hệ mà Tổng thống Nga Vladimir Putin định tính là hình thức tương tác giữa các quốc gia vượt trội hơn cả liên minh quân sự-chính trị. Thế mà chính kiểu liên minh này là nỗi sợ của Hoa Kỳ.
Trong tuần trước, sau nhiều lần tiếp xúc với người đồng cấp Trung Quốc, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jack Sullivan dường như đã khá an lòng khi nhận ra rằng Trung Quốc không sửa soạn cung cấp hỗ trợ kinh tế hoặc quân sự cho Nga.
Phát biểu tại hội nghị mạng về an ninh quốc gia kéo dài 3 ngày do Trung tâm mới của Mỹ về an ninh (CNAS) tổ chức, ông Sullivan tuyên bố: «Chúng tôi chưa thấy Trung Quốc tiến tới với bất kỳ hình thức hỗ trợ quân sự trực tiếp nào cho Ukraina, và chúng tôi cũng chưa thấy Bắc Kinh thực hiện nỗ lực nào có hệ thống để giúp Nga né tránh lệnh trừng phạt và kiểm soát xuất khẩu».
Tóm lại, theo ý kiến của vị quan chức Nhà Trắng nổi tiếng này, Bắc Kinh sẽ không vượt qua «lằn ranh đỏ» do Hoa Kỳ vạch ra.
Tại sao không có hiệp ước đồng minh giữa Bắc Kinh và Matxcơva?
Bắc Kinh giữ quan điểm khá cân bằng về những sự kiện xung quanh Ukraina. Mới đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố rằng «tất cả các bên hữu quan có trách nhiệm khắc phục tình hình ở Ukraina». Mà giả như giữa LB Nga và Trung Quốc có thỏa thuận về liên minh chính trị-quân sự, thì ban lãnh đạo Trung Quốc ắt sẽ
phải nghiêm túc xem xét vấn đề hiệp lực thực tế với đồng minh của mình.
Tuy nhiên không hề có hiệp định liên minh nào, bất kể thực tế là ở cả hai nước đều có những nhà quân sự và chính trị gia dân sự tỏ thái độ ủng hộ ký kết thoả thuận tương tự. Nhưng các ông Vladimir Putin và Tập Cận Bình đã nhiều lần cùng nhau tuyên bố rằng họ không cần đến văn kiện như vậy. Ví dụ, ý này được chính thức công bố trong thời gian chuyến công du của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Matxcơva vào tháng 6 năm 2019.
Rồi trong một bài phát biểu hồi năm ngoái, Tổng thống Nga giải thích rõ: «Chúng tôi kết thân với Trung Quốc không để chống lại ai, mà vì quan tâm lợi ích của nhau, đó là điểm đầu tiên. Thứ hai, không giống như các nước NATO, chúng tôi sẽ không tạo ra bất kỳ khối quân sự khép kín nào, sẽ không có khối liên minh quân sự «Nga và Trung Quốc». Cả Nga và Trung Quốc đều không có mục tiêu tạo lập khối quân sự. Vì vậy, chuyện nói về điều này hoàn toàn là vô căn cứ».
Một trong những lý do khiến Matxcơva không muốn ký thỏa thuận về quan hệ đồng minh với Bắc Kinh là xuất phát từ nhận thức rằng một văn bản như vậy rất có thể khơi lên phản ứng tiêu cực từ các nước láng giềng của Trung Quốc mà Matxcơva trân trọng duy trì quan hệ đối tác - đó là Ấn Độ, Việt Nam, Mông Cổ.
Bắc Kinh cũng có những lý do nặng ký của mình để không tạo lập liên minh chính trị-quân sự với Nga. Thứ nhất, làm vậy sẽ mâu thuẫn với một trong những nguyên tắc truyền thống trong chính sách đối ngoại của CHND Trung Hoa là không liên kết vào bất kỳ khối quân sự. Và thứ hai, ắt sẽ đẩy tăng mức đối đầu của Trung Quốc với Hoa Kỳ, trong khi hiện hữu nguyện vọng không bí mật gì là Bắc Kinh rất trông đợi rằng một ngày nào đó quan hệ với nước Mỹ sẽ trở nên ấm áp hơn.
Dù đã phần nào tin được rằng Trung Quốc sẽ không cung cấp hỗ trợ vật chất cho Nga trong
chiến dịch ở Ukraina, các chính trị gia Mỹ cũng không trở thành «bồ câu». Trong cùng hội nghị kể trên, cố vấn Jack Sullivan tuyên bố rằng Hoa Kỳ cần chống lại chính sách của Nga về Ukraina, để «những kẻ xâm lược tiềm năng khác, gồm cả Trung Quốc, sẽ không làm điều tương tự» như Nga. Tức là Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa xung đột ở Ukraina.
Hóa ra là thế này: người Mỹ đánh Nga là để Trung Quốc phải sợ Hoa Kỳ.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.