Với Nga, Caspi là “cái chìa khóa” cho hòa bình và ổn định tại Kavkaz và Trung Á

© Sputnik / Grigory Sysoev / Chuyển đến kho ảnhTổng thống Vladimir Putin tham dự Hội nghị thượng đỉnh Caspi lần thứ sáu
Tổng thống Vladimir Putin tham dự Hội nghị thượng đỉnh Caspi lần thứ sáu - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.07.2022
Đăng ký
Tổng thống Vladimir Putin tham dự Hội nghị thượng đỉnh Caspi lần thứ sáu: Cô lập Nga là điều không thể - một trong những thông điệp của Nga gửi cho Mỹ và phương Tây.
Ngày 29/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bay tới Ashkhabad, thủ đô cộng hòa Turkmenistan và tham dự Hội nghị thượng đỉnh Caspi lần thứ sáu của các quốc gia vùng biển Caspi - Iran, Nga, Turkmenistan, Cộng hòa Azerbaijan và Kazakhstan. Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Tổng thống Liên bang Nga kể từ khi Chiến dịch quân sự đặc biệt để bảo vệ Donbass bắt đầu.
Tại nơi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh này một số cuộc gặp song phương cũng đã được tổ chức, với Tổng thống Turkmenistan Serdar Berdimuhamedov, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev và Tổng thống Iran Ebrahim Raisi.
Tất cả những điều đó nói lên tầm quan trọng của khu vực Caspi đối với Liên bang Nga, đặc biệt tại thời điểm hiện nay.

Caspi có tầm quan trọng lớn về địa chính trị, cực kỳ quan trọng đối với nền kinh tế và an ninh quốc gia của Liên bang Nga

Theo nhà phân tích Nguyễn Hồng Long, sở dĩ Nga đầu tư công sức, tài chính và các nguồn lực quan hệ quốc tế vào vùng biển Caspi trước hết là vì sự ổn định đường biên giới phía Nam của Nga. Sau những biến cố vừa qua tại Kazakhstan, tổng thống Vladimir Putin và các nhà lãnh đạo Nga nhận thấy: Cần phải tăng cường hợp tác trong khu vực để bảo đảm sự ổn định và phát triển.
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.06.2022
Ngoại trưởng Nga: "Bức màn sắt" giữa Nga và phương Tây đã hạ xuống
Điểm thứ hai, biển Caspi là “cái chìa khóa” cho hòa bình và ổn định ở hai khu vực cực kỳ quan trọng đối với Nga là Kavkaz và Trung Á. Tại hai khu vực này, Nga có 4 quốc gia đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước phòng thủ chung gồm Kazakhstan, Tajikistan, Kyrgyzstan và Armenia, một ứng cử viên tiềm năng “nặng ký” là Iran và 3 cựu thành viên gồm Azerbaizhan, Gruzia và Uzbekistan. Tuy có một số khúc mắc giữa các nước này như Armenia với Azerbaizhan và Tazhikistan với Kyrgyzhstan, nhưng nhìn chung, sự ổn định tại khu vực “sân nhà: của Nga vẫn tương đối bền vững, ngay cả khi Mỹ và NATO duy trì sự hiện diện quân sự tại Afghanistan trong suốt 20 năm liền.
“Khu vực Caspi có tầm quan trọng lớn về địa chính trị, vì đây là khu vực lợi ích quốc gia của Nga và cực kỳ quan trọng đối với nền kinh tế và an ninh quốc gia của Liên bang Nga. Cần lưu ý rằng đây là một trong những điểm xung đột địa chính trị giữa các quốc gia khác nhau. Chế độ pháp lý của vùng Biển Caspi đã bất ổn trong một thời gian dài cho đến khi Công ước về Quy chế pháp lý của Biển Caspi được ký kết ngày12/8/2018, tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ tư của các quốc gia vùng biển Caspi”, - TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang phát biểu với Sputnik.
“Các quốc gia ven biển Caspi có thể đóng một vai trò rất quan trọng trong sáng kiến “Đối tác Đại Á-Âu” mà Nga đang xúc tiến thực hiện. Khu vực còn tương đối hoang sơ của thế giới hiện đại này có nhiều tiềm năng để phát triển, làm tăng thêm sức nặng cho khối EAEU. Theo đó, biển Caspi đóng vai trò quan trọng về các nguồn tài nguyên biển sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các nước Trung Á có diện tích sa mạc chiếm tới 4/5 diện tích lãnh thổ của họ”, - Nguyên giám đốc Trung tâm thông tin và sách giáo khoa, Học viện Chính trị Công an Nhân dân, nhà phân tích các vấn đề chính trị và quân sự Nguyễn Minh Tâm nói với Sputnik.
Binh sĩ Hoa Kỳ hạ cờ Mỹ tại trại Anthonic, Afghanistan - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.09.2021
Mỹ muốn sử dụng các căn cứ của Nga ở Trung Á
Cũng theo chuyên gia Nguyễn Minh Tâm, sự đầu tư vào khu vực Caspi giúp kết nối chặt chẽ hơn nữa giữa Nga và đồng minh Iran. Sự kết nối này có vai trò rất quan trọng đối với cả hai quốc gia không chỉ trong việc phát triển công nghiệp dầu khí mà còn góp phần ngăn chặn ảnh hưởng của Mỹ và phương Tây trong khu vực.
“Không phải ngẫu nhiên mà Thượng đỉnh lần thứ 6 được tổ chức tại Ashkhabad, thủ đô Turkmenistan. Bằng việc chọn địa điểm này, Nga có thêm các điều kiện để vận động Turkmenistan tham gia vào Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) cũng như các định chế hợp tác kinh tế, khoa học và công nghệ khác và tăng cường quan hệ với 5 quốc gia vùng Trung Á”, - Chuyên gia Nguyễn Minh Tâm đưa ra bình luận trong trả lời phỏng vấn cho Sputnik.

Những thỏa thuận quan trọng nhất

Các chuyên gia bình luận nhiều về Tuyên bố chung Ashkhabad. Điểm chung nhất, đó là một bước tiếp nối Công ước về quy chế pháp lý biển Caspi năm 2018. Đó còn là một văn kiện nhằm thúc đẩy triển khai, cụ thể hóa công ước đó trên thực tế với nhiều mục tiêu trước mắt và lâu dài. Công ước 2018 gồm 17 nguyên tắc, bao gồm tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước khác và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Công ước cũng nêu mục tiêu thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau, bao gồm kinh tế, văn hóa và khoa học, cũng như bảo vệ an ninh và ổn định của khu vực Biển Caspi.

“Theo tôi, một trong những quyết định quan trọng nhất được đưa ra trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh này là thỏa thuận rằng: Các lực lượng vũ trang của các quốc gia khác sẽ không hiển diện ở Biển Caspi và bản thân khu vực này chỉ được sử dụng cho các mục đích hòa bình. Thông cáo chung về kết quả Hội nghị cũng nói rằng, các quốc gia trong khu vực Caspi sẽ không cho các quốc gia khác sử dụng lãnh thổ của họ để thực hiện xâm lược hay gây hấn. Thỏa thuận đạt được này sẽ tạo điều kiện kiến tạo hòa bình, ổn định tại khu vực này để phát triển kinh tế, vận tải, thương mại mà rất cần thiết cho Nga cũng như các quốc gia trong khu vực này hiện nay. Nó cũng khẳng định "bản chất chiến lược” của hợp tác đa phương ở Caspi”, - TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang nói với Sputnik.

Nền kinh tế của khu vực, sự phát triển mạng lưới logistic và các vấn đề môi trường liên quan đến Caspi đã trở thành những chủ đề trọng tâm tại hội nghị thượng đỉnh. Kim ngạch thương mại của Nga với các nước Caspi ngày càng tăng. Năm 2021, tăng 35% và lên tới 34 tỷ USD.
© Sputnik / Grigory Sysoev / Chuyển đến kho ảnhTổng thống Vladimir Putin tham dự Hội nghị thượng đỉnh Caspi lần thứ sáu
Tổng thống Vladimir Putin tham dự Hội nghị thượng đỉnh Caspi lần thứ sáu - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.07.2022
Tổng thống Vladimir Putin tham dự Hội nghị thượng đỉnh Caspi lần thứ sáu
Tại Thượng đỉnh, Tổng thống Nga đã cho biết về việc việc xây dựng hành lang giao thông quốc tế "Bắc - Nam": Đó là một dự án quy mô lớn có chiều dài 7200 km "từ St.Petersburg đến các thành phố của Iran và Ấn Độ." Vào năm 2021, một thỏa thuận giữa 5 quốc gia về hợp tác trong lĩnh vực giao thông đã có hiệu lực, nhằm biến Biển Caspi thành một trung tâm vận tải và hậu cần lớn.

“Chúng tôi nhất trí thực hiện các bước xây dựng mối quan hệ hợp tác, trước hết trong lĩnh vực công nghiệp và công nghệ cao", - Người đứng đầu nhà nước Nga, Tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh, khi nói về kết quả của Thượng đỉnh Caspi lần thứ 6.

“5 nước thành viên Công ước Caspi 2018 nhất trí ủng hộ việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh kinh tế lần thứ hai tại Nga như một phần của các biện pháp mở rộng hợp tác kinh tế; đồng thời mở rộng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng và vận tải. Cam kết này sẽ giúp thúc đẩy quá trình thành lập “Đối tác Đại Á-Âu” tiến thêm một bước”, - Nhà phân tích Nguyễn Hồng Long bình luận với Sputnik.

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Á-Âu - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.06.2022
Thành lập thực thể “Đối tác Đại Á – Âu”: Thời gian đã chín muồi

Cô lập Nga là điều không thể

Cũng theo nhà phân tích Nguyễn Hồng Long, việc đạt được nhất trí về địa điểm tiếp theo của Hội nghị Caspi lần thứ 7 sẽ là Teheran, thủ đô quốc gia lớn và mạnh thứ hai trong khối Caspi, sẽ là câu trả lời cho các lệnh cấm vận mà Mỹ và phương Tây đang nhằm vào Teheran, khẳng định tính đoàn kết của 5 nước, đồng thời mở ra nhiều cơ hội để thiết lập các tuyến vận tải trên bộ trực tiếp nối biển Caspi với Ấn Độ Dương thông qua vịnh Persian (Vịnh Ba Tư) và biển Aden.

“Việc mở ra”cánh cửa thứ hai” nối biển Caspi với Ấn Độ Dương có giá trị cực kỳ quan trọng đối với Nga và các nước Azerbaizhan, Kazakhstan và Turkmenistan, một khi căng thẳng giữa Nga và NATO cũng như EU tiếp tục leo thang, khiến cho tuyến thủy lộ qua Biển Đen và Địa Trung Hải sẽ bị nghẽn mạch. Đó chính là “ý tại ngôn ngoại” trong phát biểu của tổng thống Iran Raisi với báo giới rằng nước ông “có quan điểm chiến lược trong quan hệ với Nga”, - Nhà phân tích Nguyễn Hồng Long nói với Sputnik.

Xe chính thức của tổng thống Aurus Senat ở Helsinki - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.06.2022
Tại sao xe của ông Putin tại hội nghị thượng đỉnh ở Ashkhabad khác những chiếc xe khác?
Việc chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Tổng thống Nga Vladimir Putin từ khi Chiến dịch quân sự đặc biệt bắt đầu là để tham dự Thượng đỉnh Caspi lần thứ 6 - một hội nghị khu vực có tầm quan trọng còn nhằm gửi một thông điệp đến Mỹ và phương Tây rằng cô lập Nga là điều không thể. Các nước bị Mỹ và phương Tây cấm vận vẫn có thể đoàn kết với nhau, tìm kiếm những sự hợp tác mạnh mẽ hơn để vô hiệu hóa các lệnh cấm vận và trừng phạt đó. Và những cam kết của Iran về hợp tác phát triển trong các lĩnh vực vực vận tải, quá cảnh, đánh cá, du lịch và các lĩnh vực khác cho thấy việc bao vây Nga từ hướng Địa Trung Hải bằng việc đóng cửa eo biển Bosphorus và Dardanelle là vô nghĩa một khi Iran mở ra tuyến vận tải quá cảnh trên bộ giúp “phá thế biển kín” đối với Caspi.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала