Nga có thể giúp Việt Nam tránh khủng hoảng lương thực

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamMột nông dân thu hoạch lúa trên cánh đồng lúa ở Hà Nội, Việt Nam.
Một nông dân thu hoạch lúa trên cánh đồng lúa ở Hà Nội, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.07.2022
Đăng ký
Toàn cầu đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng lương thực. Các chính trị gia, các nhà hoạt động xã hội và các nhà báo đang nói về điều này ngày một nhiều hơn, những người dân thường đang cảm nhận điều đó ngày càng rõ ràng hơn.
Các quốc gia đang phát triển sẽ chịu ảnh hưởng nặng nhất của cuộc khủng hoảng lương trực. Do giá lương thực tăng, họ đã giảm nhập khẩu ngũ cốc, hạt có dầu và thịt. Giá phân bón và nhiên liệu tăng cao sẽ tiếp tục làm tăng chi phí nhập khẩu lương thực và sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng mất an ninh lương thực ở nhiều nước nghèo. Tổ chức Lương nông Liên hợp quốc (FAO) ước tính, tổng giá trị hóa đơn nhập khẩu lương thực toàn cầu trong năm nay tăng 51 tỷ USD so với năm 2021, trong đó gần như toàn bộ là do giá cả leo thang.

Nga không phải là nguyên nhân gây ra khủng hoảng lương thực

Có nhiều nguyên nhân của nguy cơ khủng hoảng lương thực trên thế giới. An ninh lương thực toàn cầu đang chịu tác động nghiêm trọng từ lạm phát, gián đoạn chuỗi cung ứng, biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường và sự mở rộng tràn lan của đô thị. Ấn Độ đã áp đặt lệnh cấm chung đối với xuất khẩu lúa mì do đợt nắng nóng gay gắt làm giảm sản lượng lúa mì và đẩy giá trong nước lên mức cao kỷ lục. Brazil đang phải hứng chịu nạn hạn hán kinh hoàng đang tàn phá mùa màng. Indonesia - nhà sản xuất hơn một nửa lượng dầu cọ của thế giới - ra lệnh tạm dừng nguồn cung để giữ giá dầu trong nước ở mức độ vừa phải. Thổ Nhĩ Kỳ đã ngừng xuất khẩu bơ, thịt bò, thịt cừu, dê, ngô và dầu thực vật. Trung Quốc không còn xuất khẩu phân bón. Ukraina đã rải thủy lôi quanh các cảng Biển Đen, cắt nguồn cung từ một trong những khu vực sản xuất ngũ cốc lớn nhất thế giới. Nga và Belarus đã ngừng xuất khẩu phân bón do các lệnh trừng phạt.
Theo Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov, giá năng lượng tăng cao là do các nước phương Tây chuyển đổi thiếu sáng suốt sang năng lượng xanh, cũng như do chính sách kinh tế thiển cận của EU. Chuỗi hậu cần đã bị gián đoạn do chiến tranh thương mại mà phương Tây đã phát động và các lệnh trừng phạt bất hợp pháp chống lại Nga. Tất cả những điều này cuối cùng đã dẫn đến lạm phát nhảy vọt. Giá lương thực bắt đầu tăng vào năm 2020, rất lâu trước khi Nga mở chiến dịch đặc biệt ở Ukraina, mà phương Tây coi chiến dịch này là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng lương thực. Kể từ năm 2020, giá lúa mì đã tăng tổng cộng 62%, hạt cải dầu - 175%, ngô - 162%, và giá phân bón đã tăng gấp đôi.
Người dân huyện Phong Thổ thu hoạch lúa tẻ râu - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.07.2022
Giá gạo Việt Nam dẫn đầu thế giới, khẳng định vị thế cường quốc về lương thực

Việt Nam bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia

Việt Nam là một mắt xích trong chuỗi cung ứng toàn cầu, và mọi thứ đang xảy ra chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến nước này. Người dân Việt Nam đã cảm nhận thấy điều này. Tuy nhiên, an ninh lương thực của Việt Nam vẫn ổn định bởi vì Việt Nam là nước sản xuất và xuất khẩu lương thực thực phẩm lớn, đặc biệt là gạo, thủy sản, sắn, hạt tiêu, v.v.

“Việt Nam thậm chí có thể hưởng lợi từ cuộc khủng hoảng lương thực, vì nước này là một trong những nhà cung cấp gạo hàng đầu cho thị trường thế giới, - TS Vladimir Mazyrin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN (Viện Viễn Đông - Viện Hàn lâm khoa học Nga) nhận xét. - Hà Nội nổi bật bởi quan hệ kinh tế đối ngoại đa dạng hóa cao, có số lượng đối tác lớn. Theo dự báo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, trong những tháng tới, xuất khẩu gạo từ Việt Nam sẽ tăng do nhu cầu cao hơn tại các thị trường như Trung Quốc, Bangladesh, Iran và Sri Lanka. Một thị trường lớn cho xuất khẩu gạo là ở các nước châu Phi đang gặp khủng hoảng, nơi có nhu cầu ngày càng tăng về gạo tấm, đặc biệt là Việt Nam đã thiết lập các liên kết với khu vực này”.

Liên minh các nhà cung cấp ngũ cốc và nguồn cung cấp phân bón

Thời gian gần đây dân số thành thị tăng lên và tầng lớp trung lưu gia tăng, kết quả là sở thích của người Việt Nam đã thay đổi. Việt Nam bắt đầu tiêu thụ ngày càng nhiều các sản phẩm lúa mì và mua ngày càng nhiều ngũ cốc, chuyên gia lưu ý. Nga rất quan tâm đến việc phát triển thương mại với Việt Nam và muốn gia tăng khối lượng vận chuyển ngũ cốc cho nước này.

Giáo sư Mazyrin nói: “Ý tưởng mà tôi đã đề xuất từ ​​lâu sẽ phục vụ lợi ích chung, đó là việc tạo ra cùng với Việt Nam một liên minh các nhà cung cấp ngũ cốc hàng đầu cho thị trường thế giới, cho phép ngũ cốc được bán cho nhau giảm giá. Việt Nam cũng rất cần phân bón của Nga, nếu không có phân bón thì năng suất sẽ thấp trên đất đai cạn kiệt”.

Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.06.2022
Người đứng đầu WTO kêu gọi dỡ bỏ các hạn chế xuất khẩu lương thực
Chuyên gia Nga tin chắc rằng, mối quan hệ tốt đẹp với Nga, việc Việt Nam không tham gia các lệnh trừng phạt chống Nga, ý muốn phát triển hợp tác với Matxcơva đã được khẳng định trong thời gian chuyến thăm Hà Nội của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đều sẽ đóng một vai trò nhất định.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала