Phản ứng của Việt Nam khi cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe qua đời vì bị ám sát

© AP Photo / Eugene HoshikoTổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại cuộc gặp ở Tokyo
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại cuộc gặp ở Tokyo - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.07.2022
Đăng ký
Vụ nổ súng ám sát cựu Thủ tướng tại nhiệm lâu nhất Nhật Bản Shinzo Abe ở Nara ngày 8/7/2022 gây sốc cho dư luận toàn thế giới và Việt Nam.
Lãnh đạo Việt Nam vừa chính thức lên tiếng chia buồn trước sự ra đi đột ngột của cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe - vị chính khách có những tình cảm vô cùng đặc biệt với Việt Nam.

Vụ ông Shinzo Abe bị ám sát: Việt Nam chia buồn với Nhật Bản

Ngày 8/7, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam đã gửi lời chia buồn sâu sắc nhất đến gia quyến cựu Thủ tướng Shinzo Abe cũng như các lãnh đạo đương nhiệm của chính quyền Tokyo liên quan vụ việc chấn động toàn thế giới – cựu Thủ tướng Shinzo Abe bị ám sát và đã qua đời.
Theo thông cáo chính thức được Hà Nội phát đi, lãnh đạo Việt Nam đã thể hiện sự tiếc thương trước tin nguyên lãnh đạo Đảng LDP, nguyên Thủ tướng Shinzo Abe đột ngột qua đời.
Bộ Ngoại giao cho biết, được tin nguyên Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do, nguyên Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo từ trần, ngày 8 tháng 7 năm 2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện chia buồn tới Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio.
Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gửi điện chia buồn tới Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản Hosoda Hiroyuki và Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Santo Akiko.
Trong điện chia buồn, các lãnh đạo Việt Nam gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới Đảng Dân chủ Tự do, Chính phủ, Nhân dân Nhật Bản và gia quyến Ngài Abe Shinzo.
“Việt Nam bày tỏ trân trọng tình cảm đặc biệt và sự ủng hộ, hỗ trợ quý báu mà Ngài Abe dành cho đất nước và con người Việt Nam cũng như quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản”, điện chia buồn nhấn mạnh.
Cùng ngày, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cũng đã gửi điện chia buồn tới Ngoại trưởng Nhật Bản Hayashi Yoshimasa.

Người Việt sốc trước sự ra đi đột ngột của ông Abe Shinzo

Cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sinh năm 1954 ở Tokyo. Ông xuất thân trong một gia đình chính trị nổi tiếng, một gia tộc danh giá được coi là có thể khuynh đảo chính trường Nhật Bản.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.07.2022
Nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam: Sốc vì ông Shinzo Abe “bị giết hại đê hèn như thế”
Ông Abe có mẹ là Yoko Kishi (con gái của cựu Thủ tướng Nhật Bản Nobusuke Kishi), trong khi cha ông, Shintaro Abe, nguyên là Ngoại trưởng Nhật Bản. Đáng kể nhất là ông ngoại là Nobusuke Kishi, Thủ tướng Nhật Bản giai đoạn 1957-1960.
Ông Shinzo Abe tốt nghiệp khoa Khoa học chính trị, Đại học Seikei Tokyo tháng 3/1977 và bắt đầu học chính trị tại trường Đại học Nam California.
Ngay sau khi tin ông Abe bị bắn và ám sát tại thành phố Nara, rất nhiều người Việt Nam đã cầu nguyện cho cựu Thủ tướng Nhật Bản với những cảm xúc chân thành, lo lắng nhất. Cũng như dư luận thế giới, người Việt sốc trước cái chết của ông Abe – chính trị gia của những điều đặc biệt.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng từng cho biết khi ông Abe tuyên bố từ chức hồi năm 2020 rằng, trên cương vị Thủ tướng, ông Shinzo Abe đã đóng góp cho sự phát triển của đất nước Nhật Bản và thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực ở khu vực thế giới, trong đó có thúc đẩy hợp tác quan hệ Việt Nam - Nhật Bản.
“Ngài Abe Shinzo đã được nhân dân Nhật Bản tín nhiệm nhiều năm ở cương vị Thủ tướng, là nhà lãnh đạo có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đất nước Nhật Bản và thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực ở khu vực và thế giới”, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.

Cựu Thủ tướng Shinzo Abe và Việt Nam

Như Sputnik thông tin, ông Shinzo Abe là người bạn lớn và luôn có nhiều tình cảm đặc biệt tốt đẹp với Việt Nam.
Nhiều người hiểu về quan hệ giữa Hà Nội và Tokyo đánh giá, mối quan hệ mà các thế hệ lãnh đạo đương nhiệm đang tiếp tục nỗ lực xây dựng, tình cảm khăng khít giữa Việt Nam và Nhật Bản hiện nay có sự đóng góp không nhỏ của cựu Thủ tướng Shinzo Abe.
Ông Shinzo Abe là được đánh giá cao vì có công vun vén, đưa quan hệ Việt Nam-Nhật Bản bước vào một giai đoạn được coi là “tốt nhất” kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao cho đến thời của Fumio Kishida với những cam kết chặt chẽ cởi mở hơn với chính quyền Hà Nội.
Còn nhớ hồi tháng 9/2015, trên cương vị Tổng Bí thư, đồng chí Nguyên Phú Trọng đã thăm chính thức Nhật Bản.
Phát biểu trong buổi hội đàm với Tổng Bí thư Nguyến Phú Trọng, ông Abe khi đó đang đương nhiệm Thủ tướng Nhật Bản đã nhấn mạnh những tình cảm tốt đẹp với Việt Nam.
“Tôi vô cùng vui mừng đón tiếp ngài Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo cao nhất của Việt Nam, người bạn thân thiết sang thăm Nhật Bản. Tôi rất coi trọng quan hệ với Việt Nam. Tôi đã chọn Việt Nam là nước đầu tiên tới thăm sau khi tái cử Thủ tướng”, ông Abe chia sẻ.
Chưa hết, Việt Nam và Nhật Bản luôn ủng hộ nhau ở cả các cấp quan hệ đa phương, theo đó, tại các diễn đàn quốc tế hay các hội nghị lớn, cựu Thủ tướng Abe đều cố gắng sắp xếp gặp gỡ lãnh đạo Việt Nam khi có thể.
Đặc biệt, theo nhiều chuyên gia, việc Thủ tướng Abe mời Việt Nam tham gia vào Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng tổ chức tại Nhật Bản 5/2016 và G20 tổ chức tại Osaka vào cuối tháng 6/2019 đã cho thấy, ông Abe coi trọng vị thế uy tín của Hà Nội và nỗ lực tăng cường quan hệ hợp tác với Việt Nam như thế nào.
Tiếp đó, đến ngày 5/6/2017, trong chuyến thăm Nhật Bản, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc (trên cương vị Thủ tướng) và người đồng cấp Shinzo Abe đã cùng tham dự Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam với sự tham dự của 1.600 đại biểu, doanh nghiệp, trong đó có 200 đại biểu doanh nghiệp Việt Nam.
Sự kiện ghi nhận sự hiện diện đông đảo nhất đại diện doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản. Đáng chú ý, thông thường, người đứng đầu Nội các Nhật Bản không tham dự những kiện như vậy trong các chuyến thăm của lãnh đạo nước ngoài. Tuy nhiên, với Việt Nam thì khác, Việt Nam là ngoại lệ với ông Abe.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.07.2022
Cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe qua đời sau khi bị ám sát
Trên nền tảng quan hệ tốt đẹp song phương, không chỉ các nhà lãnh đạo Việt Nam thường xuyên thăm Nhật Bản, gặp gỡ ông Abe Shinzo, mà suốt thời gian tại nhiệm cương vị người đứng đầu Chính phủ, ông Abe cũng là Thủ tướng Nhật Bản đầu tiên thăm chính thức Việt Nam nhiều nhất – đến 4 lần, với những tình cảm chân thành, tốt đẹp nhất, đặt nền tảng cho nhiều quan hệ hợp tác và sự gắn bó giữa Hà Nội với Tokyo.
Lần thứ nhất vào tháng 11 năm 2006, chỉ 2 tháng sau khi ông nhậm chức nhân dịp dự Hội nghị APEC ở Hà Nội. Trong chuyến thăm này, hai bên xác lập khuôn khổ quan hệ “hướng tới xây dựng quan hệ đối tác chiến lược” với Việt Nam, tiền đề cho việc ký Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Việt - Nhật thành Đối tác chiến lược sâu rộng năm 2014.
Lần thứ hai sau đúng 1 tháng kể từ lúc tái nhiệm (2013). Cụ thể, tháng 1/2013, nhận lời mời của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và phu nhân, Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo và phu nhân đến thăm chính thức Việt Nam trong 2 ngày 16/1 và 17/1/2013.
Trong chuyến thăm, ông khẳng định, tiếp tục tích cực hỗ trợ Việt Nam hiện đại hóa đất nước thông qua cung cấp viện trợ ODA mới. Năm 2017 (được xem là đặc biệt khi Thủ tướng Shinzo Abe đến Việt Nam tận 2 lần), ông Abe không chỉ cam kết viện trợ thêm ODA cho Việt Nam mà còn giúp quốc gia Đông Nam Á này nâng cao năng lực hàng hải, xử lý nguồn nước thải, phát triển cơ sở hạ tầng, ứng phó biến đổi khí hậu…
Ở lần dự APEC tại Đà Nẵng tháng 11/2017, ông Abe đã gặp gỡ cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang, dạo phố cổ Hội An với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc…
Đó là những kỷ niệm, những hình ảnh tuyệt vời của vị chính khách Nhật Bản ở đất nước yên bình, mến khách với những tình cảm, kỳ vọng đẹp nhất cho quan hệ Việt Nam – Nhật Bản.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала