https://kevesko.vn/20220711/vay-te-te-la-than-duoc-chua-bach-benh-16247734.html
Vảy tê tê là 'thần dược' chữa bách bệnh?
Vảy tê tê là 'thần dược' chữa bách bệnh?
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Chữa ung thư, cải thiện sinh lý v.v. là lời rao bán vảy tê tê và sản phẩm từ loài động vật quý hiếm này tràn lan trên không gian mạng. Tuy... 11.07.2022, Sputnik Việt Nam
2022-07-11T15:12+0700
2022-07-11T15:12+0700
2022-07-11T17:03+0700
tác giả
việt nam
động vật
sinh thái-môi trường
vườn quốc gia cát tiên
cứu hộ
cứu hộ động vật hoang dã tại việt nam
https://cdn.img.kevesko.vn/img/887/55/8875585_0:71:2000:1196_1920x0_80_0_0_b03c5caaf629e222eea379f13bab76a4.jpg
Những chiêu thức quảng cáo trên được những kẻ săn bắt, buôn lậu động vật hoang dã (ĐVHD) "thổi phồng” cho công dụng “thần kỳ” của vảy tê tê.Đây là chia sẻ của tổ chức Save Vietnam's Wildlife (SVW) tại Hội thảo tập huấn “Rủi ro lên sức khỏe hệ sinh thái và con người từ các hoạt động xâm hại thế giới hoang dã” do Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) tổ chức mới đây tại Ninh Bình.Thực trạng buôn bán tê tê tại Việt NamViệt Nam là nơi cư trú của hai loài Tê tê Java và Tê tê vàng. Cả hai đều đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Dễ hiểu, Việt Nam hiện là điểm nóng của nạn săn bắt, buôn bán bất hợp pháp loài động vật này.Chia sẻ với Sputnik, ông Nguyễn Văn Thái, Giám đốc SVW, cho biết hàng năm có hơn 100.000 cá thể bị săn bắn từ tự nhiên để phục vụ cho hoạt động buôn bán bất hợp pháp. Mục đích chính là sử dụng vảy trong y học cổ truyền và ăn thịt. Theo khảo sát của tổ chức này, đối tượng sử dụng tê tê chủ yếu là doanh nhân (53,73%) và người trong cơ quan nhà nước (29,02%).Theo chuyên gia trên, tại hết các hiệu thuốc Đông y tại Hà Nội hay TP HCM vẫn dễ dàng có thể hỏi mua vảy tê tê tại các cơ sở này cũng như việc buôn bán vẫn diễn ra một cách công khai.Hơn 2.000 cá thể tê tê được cứu hộ, tái thảLà đơn vị tham gia công tác bảo tồn tê tê ngay từ ban đầu, thành tựu nổi bật của SVW là một trong những tổ chức cứu hộ tê tê nhiều nhất trên thế giới. Ông Nguyễn Văn Thái cho biết thêm:SVW còn là đơn vị đầu tiên đưa ra các chương trình nghiên cứu nuôi nhốt, xây dựng các nơi nuôi bán hoang dã để phục hồi các cá thể tê tê. Thành công của Trung tâm trong công tác cứu hộ, phục hồi tê tê được xuất bản thành sách, tài liệu hỗ trợ cho các trung tâm khác không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới.Các công nghệ mới như poacher cam chụp ảnh đối tượng đi vào trong rừng cũng được SVW áp dụng. Poacher cam sẽ trực tiếp gửi hình ảnh đến cán bộ kiểm lâm, cán bộ bảo vệ rừng. Qua đó có thể nhanh chóng phát hiện, bắt giữ đối tượng vi phạm, giúp các cá thể được tái thả an toàn.Chuyển biến tích cựcTheo đánh giá của SVW, công tác truyền thông về ngăn chặn buôn bán, sử dụng tê tê trái phép thu được kết quả đáng khích lệ. Nhiều bạn trẻ thông qua các kênh truyền thông, mạng xã hội biết nhiều hơn về tê tê, chia sẻ câu chuyện về tê tê.Ngoài ra, SVW còn xây dựng các chiến dịch truyền thông như "Huyện Con Cuông nói không với ĐVHD” hay "TP Vinh nói không với ĐHVD”. Ông Nguyễn Văn Thái, Giám đốc SVW, chia sẻ:Hiện SVW đang trực tiếp thúc đẩy công tác bảo vệ tại các VQG Pù Mát, VQG Cát Tiên, VQG U Minh Thượng và U Minh Hạ. Tại tất cả các VQG này đều có tê tê ngoài tự nhiên và các chương trình tái thả và giám sát tê tê trong tự nhiên.Ngày 3-4/7 vừa qua, Trung tâm cứu hộ của SVW đã tiếp nhận hai cá thể cầy vòi hương và một cá thể tê tê Java được các cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh giải cứu thành công. Tình trạng của các cá thể trên hiện đang được Trung tâm cứu hộ SVW chăm sóc và theo dõi.
https://kevesko.vn/20210621/tu-nguoi-yeu-rung-den-hanh-trinh-chinh-phuc-giai-thuong-moi-truong-goldman-2021-10693401.html
https://kevesko.vn/20220322/chuyen-giao-7-con-ho-dong-duong-cho-vuon-quoc-gia-phong-nha---ke-bang-14335891.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/887/55/8875585_156:0:1845:1267_1920x0_80_0_0_20e4c7a72f9216454cfa5d99391f3b86.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
tác giả, việt nam, động vật, sinh thái-môi trường, vườn quốc gia cát tiên, cứu hộ
tác giả, việt nam, động vật, sinh thái-môi trường, vườn quốc gia cát tiên, cứu hộ
Vảy tê tê là 'thần dược' chữa bách bệnh?
15:12 11.07.2022 (Đã cập nhật: 17:03 11.07.2022) HÀ NỘI (Sputnik) - Chữa ung thư, cải thiện sinh lý v.v. là lời rao bán vảy tê tê và sản phẩm từ loài động vật quý hiếm này tràn lan trên không gian mạng. Tuy nhiên, y học chính thống không hề sử dụng tê tê để làm thuốc chữa bệnh. Càng không có bằng chứng khoa học nào chứng minh vảy tê tê có thể chữa được "bách bệnh” như lời đồn.
Những chiêu thức quảng cáo trên được những kẻ săn bắt,
buôn lậu động vật hoang dã (ĐVHD) "thổi phồng” cho công dụng “thần kỳ” của vảy tê tê.
Đây là chia sẻ của tổ chức Save Vietnam's Wildlife (SVW) tại Hội thảo tập huấn “Rủi ro lên sức khỏe hệ sinh thái và con người từ các hoạt động xâm hại thế giới hoang dã” do Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) tổ chức mới đây tại Ninh Bình.
Thực trạng buôn bán tê tê tại Việt Nam
Việt Nam là nơi cư trú của hai loài Tê tê Java và Tê tê vàng. Cả hai đều đang đối mặt với nguy cơ
tuyệt chủng. Dễ hiểu, Việt Nam hiện là điểm nóng của nạn săn bắt, buôn bán bất hợp pháp loài động vật này.
Chia sẻ với Sputnik, ông Nguyễn Văn Thái, Giám đốc SVW, cho biết hàng năm có hơn 100.000 cá thể bị săn bắn từ tự nhiên để phục vụ cho hoạt động buôn bán
bất hợp pháp.
Mục đích chính là sử dụng vảy trong y học cổ truyền và ăn thịt. Theo khảo sát của tổ chức này, đối tượng sử dụng tê tê chủ yếu là doanh nhân (53,73%) và người trong cơ quan nhà nước (29,02%).
“Tình trạng buôn bán tê tê tại Việt Nam trong vòng 2,5 năm trở lại đây có chiều hướng giảm, đặc biệt do đại dịch COVID-19 và việc đóng cửa giữa các quốc gia, điển hình là giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên, hoạt động buôn bán vảy tê tê online vẫn diễn ra, chưa được kiểm soát một cách sát sao", ông Thái cho biết.
Theo chuyên gia trên, tại hết các hiệu thuốc Đông y tại Hà Nội hay TP HCM vẫn dễ dàng có thể hỏi mua vảy tê tê tại các cơ sở này cũng như việc buôn bán vẫn diễn ra một cách công khai.
“Tôi cho rằng, cần có sự vào cuộc của các cơ quan báo chí, cơ quan chức năng phanh phui các hành vi vi phạm đó để bắt giữ, ông Thái đề xuất.
Hơn 2.000 cá thể tê tê được cứu hộ, tái thả
Là đơn vị tham gia công tác bảo tồn tê tê ngay từ ban đầu, thành tựu nổi bật của SVW là một trong những tổ chức cứu hộ tê tê nhiều nhất trên thế giới. Ông Nguyễn Văn Thái cho biết thêm:
“Trong vòng 8 năm qua, SVW phối hợp với các VQG Cúc Phương, VQG Pù Mát cứu hộ được hơn 2.000 cá thể tê tê. Trong đó, hơn 60% các cá thể này được tái thả về thiên nhiên an toàn. Ngoài ra, SVW còn phối hợp hỗ trợ với các trung tâm cứu hộ các tại Việt Nam để cứu hộ và chăm sóc tê tê.
SVW còn là đơn vị đầu tiên đưa ra các chương trình nghiên cứu nuôi nhốt, xây dựng các nơi nuôi bán hoang dã để phục hồi các cá thể tê tê. Thành công của Trung tâm trong công tác cứu hộ, phục hồi tê tê được xuất bản thành sách, tài liệu hỗ trợ cho các trung tâm khác không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới.
“Chúng tôi sử dụng rất nhiều công nghệ để giám sát các cá thể tê tê. Lần đầu tiên trên thế giới, SVW sử dụng máy bay không người lái drone gắn thiết bị thu sóng để theo dõi tê tê để giám sát quá trình tái thả có an toàn không, sinh sống như thế nào. Chúng tôi cũng xây dựng các hoạt động giám sát quần thể tê tê ngoài tự nhiên bằng cách đặt các hệ thống bẫy ảnh tại vị trí. Qua đó đánh giá được phát triển của quần thể tê tê ngoài tự nhiên”, ông Thái chia sẻ với Sputnik.
Các công nghệ mới như poacher cam chụp ảnh đối tượng đi vào trong rừng cũng được SVW áp dụng. Poacher cam sẽ trực tiếp gửi hình ảnh đến cán bộ
kiểm lâm, cán bộ bảo vệ rừng. Qua đó có thể nhanh chóng phát hiện, bắt giữ đối tượng vi phạm, giúp các cá thể được tái thả an toàn.
“Tin vui là hầu hết các khu vực rừng tái thả, số lượng tê tê đã tăng lên. Tin vui hơn nữa, chúng tôi đã nhận được nhiều bức ảnh những con tê tê mẹ cõng tê tê con mà 10-15 năm trước chúng ta không hề ghi nhận được qua các bẫy ảnh", chuyên gia cho biết.
Theo đánh giá của SVW, công tác truyền thông về ngăn chặn buôn bán, sử dụng tê tê trái phép thu được kết quả đáng khích lệ. Nhiều bạn trẻ thông qua các kênh truyền thông,
mạng xã hội biết nhiều hơn về tê tê, chia sẻ câu chuyện về tê tê.
Ngoài ra, SVW còn xây dựng các chiến dịch
truyền thông như "Huyện Con Cuông nói không với ĐVHD” hay "TP Vinh nói không với ĐHVD”. Ông Nguyễn Văn Thái, Giám đốc SVW, chia sẻ:
“Sự khác biệt của các chiến dịch này là chúng tôi đi điều tra xã hội học ở khu vực xung quanh đó. Nguyên nhân họ sử dụng sản phẩm từ tê tê, họ lo lắng vì điều gì, pháp luật hay sức khỏe. Dựa vào đó, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu xem những ai có ảnh hưởng lớn đến họ. Qua đó, đưa ra bảng biểu, hướng dẫn mang lại hiệu quả tốt nhất".
Hiện SVW đang trực tiếp thúc đẩy công tác bảo vệ tại các VQG Pù Mát,
VQG Cát Tiên, VQG U Minh Thượng và U Minh Hạ. Tại tất cả các VQG này đều có tê tê ngoài tự nhiên và các chương trình tái thả và giám sát tê tê trong tự nhiên.
“Chúng tôi sẽ có các chiến dịch về tuyên truyền cho cộng đồng địa phương cũng như khu vực thành phố. Ngoài ra, SVW tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng, các tổ chức nhằm tăng cường điều tra, ngăn chặn các hành vi buôn bán tê tê từ đó thúc đẩy việc bắt các hành vi vi phạm", ông Thái cho biết thêm.
Ngày 3-4/7 vừa qua, Trung tâm cứu hộ của SVW đã tiếp nhận hai cá thể cầy vòi hương và một cá thể tê tê Java được các cơ quan chức năng tỉnh
Nghệ An và Hà Tĩnh giải cứu thành công. Tình trạng của các cá thể trên hiện đang được Trung tâm cứu hộ SVW chăm sóc và theo dõi.