https://kevesko.vn/20220712/bloomberg-tai-sao-tong-bi-thu-dcs-viet-nam-noi-nhieu-hon-ve-cuoc-chien-chong-tham-nhung-16284011.html
Bloomberg: Tại sao Tổng Bí thư ĐCS Việt Nam nói nhiều hơn về cuộc chiến chống tham nhũng
Bloomberg: Tại sao Tổng Bí thư ĐCS Việt Nam nói nhiều hơn về cuộc chiến chống tham nhũng
Sputnik Việt Nam
Kể từ khi nhận chức vụ đứng đầu đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 2011, thời gian vừa qua Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng đã nói nhiều hơn bao giờ hết về nạn... 12.07.2022, Sputnik Việt Nam
2022-07-12T17:00+0700
2022-07-12T17:00+0700
2022-07-12T17:09+0700
báo chí thế giới
tổng bí thư
сuộc chiến chống tham nhũng ở việt nam
việt nam
chính trị
đảng cộng sản việt nam
nguyễn phú trọng
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/07/06/16148670_0:0:3067:1725_1920x0_80_0_0_c4093f777ea193854f431ce3aa9f4e83.jpg
Đấu tranh chống tham nhũng, phát triển kinh tếVị Tổng Bí thư đảng 78 tuổi thường xuyên dẫn lời dạy có tính nguyên tắc của cố lãnh tụ Hồ Chí Minh khi thúc đẩy mạnh chiến dịch đấu tranh chống tệ nạn hối lộ có sự dính líu của hàng trăm quan chức «nhúng chàm». Ông Nguyễn Phú Trọng thường nhắc đi nhắc lại cụm từ «hiện tượng tiêu cực», bao hàm hàng loạt tội danh, gồm nhận hối lộ, buông lỏng giám sát và tắc trách để xảy ra tham nhũng.Việc sử dụng ngôn từ như vậy cho thấy nỗ lực phối hợp của chính quyền nhằm xử lý tận gốc nạn tham nhũng khi nền kinh tế phát triển nhanh nhất Đông Nam Á đang cố gắng nâng cao sức hấp dẫn của Việt Nam đối với đầu tư nước ngoài trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung ngày càng gia tăng.Nền kinh tế Việt Nam sẽ vượt mục tiêu tăng trưởng 6-6,5% vào năm 2022. Đó là mức dự báo cao hơn mong đợi, khi dữ liệu quý II chứng tỏ đà phục hồi tổng thể của nền kinh tế.Bloomberg trích lời GS Carl Thayer từ Đại học New Wales Australia:Chuyên gia Australia nói rằng đây chính là mối đe dọa nghiêm trọng đối với Việt Nam. Như Bloomberg lưu ý, tuần trước, ĐCS Việt Nam một lần nữa tuyên bố về «cuộc thập tự chinh» chống tham nhũng, rằng sẽ «không khoan nhượng, không có vùng cấm, không có ngoại lệ». Những cuộc điều tra trải dài từ vụ thao túng giá cổ phiếu cho đến vụ bắt giữ các quan chức cấp cao của Chính phủ gắn với cáo buộc hối lộ trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.Chiến dịch đã dẫn đến việc bắt giữ cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long vì nghi vấn liên quan đến cuộc điều tra hối lộ trên toàn quốc gắn với công ty sản xuất bộ kit xét nghiệm Covid-19. Theo phản ánh của truyền thông địa phương, cũng đã khởi tố vụ án hình sự chống lại hơn 70 nhân vật.Phương hướng đấu tranh chống «những hiện tượng tiêu cực» đã thấm nhuần trong hệ tư tưởng cộng sản Việt Nam suốt nhiều thập kỷ, được coi như một công cụ nhấn mạnh yêu cầu bức thiết xóa bỏ nạn tham nhũng tràn lan. Cố Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng vai trò của ĐCS trong việc sửa chữa những hành vi trái đạo đức của đảng viên là cực kỳ quan trọng đối với sự tồn vong của chính đảng và thành tựu thịnh vượng của quốc gia.Như Bloomberg thống kê, ông Nguyễn Phú Trọng đã sử dụng cụm từ «hiện tượng tiêu cực» 340 lần kể từ tháng 7 năm ngoái, so với 418 lần kể từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2021. Khái niệm này đã trở thành bộ phận không thể thiếu trong nỗ lực đấu tranh chống hối lộ, đến mức năm ngoái, Bộ Chính trị BCH TƯ ĐCS Việt Nam đã đổi tên cơ quan xử lý vấn đề này thành Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng và các hiện tượng tiêu cực. Thêm nữa, cơ cấu đặc biệt này do ông Nguyễn Phú Trọng trực tiếp lãnh đạo.Phía trước vẫn còn rất nhiều việcTrong cuộc gặp ngày 10 tháng 3 với các lãnh đạo cấp cao, ông Nguyễn Phú Trọng kêu gọi họ đẩy mạnh nỗ lực chống tham nhũng «quyết liệt hơn». Ngay từ hồi tháng 1, ông đã chỉ ra rằng “có nhiều vụ tham nhũng lớn với động thái tinh vi hơn và mức vi phạm nghiêm trọng hơn”.Theo dữ liệu của Chính phủ Việt Nam, chỉ riêng trong năm 2021, chính quyền đã khởi tố 3.725 vụ án hình sự và điều tra về tham nhũng, lạm quyền và vi phạm kinh tế, nhiều hơn gấp ba lần so với một năm trước đó.Trong hội nghị video ngày 30 tháng 6 chuyên về tham nhũng với khoảng 81.000 người tham gia, ông Nguyễn Phú Trọng nhận định, những phát ngôn cho rằng các vụ án trong cuộc đấu tranh chống hối lộ mang tính chính trị, là luận điệu xuất phát từ âm mưu gây rối của «các thế lực thù địch».Đúng ra, sự "sửa sai" của ĐCS đã giúp phát triển kinh tế đất nước và đảm bảo ổn định chính trị, - ông nói.
https://kevesko.vn/20220630/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-nhac-nho-can-bo-dang-vien-thuong-bat-chinh-thi-ha-tac-loan-16008574.html
https://kevesko.vn/20220708/viet-nam-quan-chuc-tu-giac-nop-lai-tai-san-tham-nhung-se-duoc-giam-muc-ky-luat-dang-16213679.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/07/06/16148670_338:0:3067:2047_1920x0_80_0_0_9d5a9c65f8c5a1664c7229a18af49ab2.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
báo chí thế giới, tổng bí thư, сuộc chiến chống tham nhũng ở việt nam, việt nam, chính trị, đảng cộng sản việt nam, nguyễn phú trọng
báo chí thế giới, tổng bí thư, сuộc chiến chống tham nhũng ở việt nam, việt nam, chính trị, đảng cộng sản việt nam, nguyễn phú trọng
Bloomberg: Tại sao Tổng Bí thư ĐCS Việt Nam nói nhiều hơn về cuộc chiến chống tham nhũng
17:00 12.07.2022 (Đã cập nhật: 17:09 12.07.2022) Kể từ khi nhận chức vụ đứng đầu đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 2011, thời gian vừa qua Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng đã nói nhiều hơn bao giờ hết về nạn tham nhũng trong thể chế, ông nhấn mạnh nguyện vọng làm trong sạch nền kinh tế và thu hút đầu tư. Đó là nhận xét của Bloomberg.
Đấu tranh chống tham nhũng, phát triển kinh tế
Vị Tổng Bí thư đảng 78 tuổi thường xuyên dẫn lời dạy có tính nguyên tắc của cố lãnh tụ Hồ Chí Minh khi thúc đẩy mạnh chiến dịch đấu tranh chống tệ nạn hối lộ có sự dính líu của hàng trăm quan chức «nhúng chàm». Ông Nguyễn Phú Trọng thường nhắc đi nhắc lại cụm từ «hiện tượng tiêu cực», bao hàm hàng loạt tội danh, gồm nhận hối lộ, buông lỏng giám sát và tắc trách để xảy ra tham nhũng.
Việc sử dụng ngôn từ như vậy cho thấy nỗ lực phối hợp của chính quyền nhằm xử lý tận gốc nạn tham nhũng khi nền kinh tế phát triển nhanh nhất
Đông Nam Á đang cố gắng nâng cao sức hấp dẫn của Việt Nam đối với đầu tư nước ngoài trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung ngày càng gia tăng.
Nền kinh tế Việt Nam sẽ vượt mục tiêu tăng trưởng 6-6,5% vào năm 2022. Đó là mức dự báo cao hơn mong đợi, khi dữ liệu quý II chứng tỏ đà phục hồi tổng thể của nền kinh tế.
Bloomberg trích lời GS Carl Thayer từ Đại học New Wales Australia:
«Ban lãnh đạo thừa nhận rằng tham nhũng tràn lan làm giảm ảnh hưởng của ĐCS đối với cộng đồng xã hội và có thể gây phương hại cho phát triển kinh tế».
Chuyên gia Australia nói rằng đây chính là mối đe dọa nghiêm trọng đối với Việt Nam.
«Tham nhũng làm suy yếu tính hợp pháp của đảng, của hệ thống, và đó là vấn nạn mà ông Nguyễn Phú Trọng tích cực tấn công», - GS Carl Thayer nói thêm.
Như Bloomberg lưu ý, tuần trước, ĐCS Việt Nam một lần nữa tuyên bố về «cuộc thập tự chinh» chống tham nhũng, rằng sẽ «không khoan nhượng, không có vùng cấm, không có ngoại lệ». Những cuộc điều tra trải dài từ vụ thao túng giá cổ phiếu cho đến vụ bắt giữ các quan chức cấp cao của Chính phủ gắn với cáo buộc hối lộ trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.
Chiến dịch đã dẫn đến việc bắt giữ cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long vì nghi vấn liên quan đến cuộc điều tra hối lộ trên toàn quốc gắn với công ty sản xuất bộ kit xét nghiệm Covid-19. Theo phản ánh của truyền thông địa phương, cũng đã khởi tố vụ án hình sự chống lại hơn 70 nhân vật.
Phương hướng đấu tranh chống «những hiện tượng tiêu cực» đã thấm nhuần trong hệ tư tưởng cộng sản Việt Nam suốt nhiều thập kỷ, được coi như một công cụ nhấn mạnh yêu cầu bức thiết xóa bỏ nạn tham nhũng tràn lan.
Cố Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng vai trò của ĐCS trong việc sửa chữa những hành vi trái đạo đức của đảng viên là cực kỳ quan trọng đối với sự tồn vong của chính đảng và thành tựu thịnh vượng của quốc gia.
Như Bloomberg thống kê, ông Nguyễn Phú Trọng đã sử dụng cụm từ «hiện tượng tiêu cực» 340 lần kể từ tháng 7 năm ngoái, so với 418 lần kể từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2021. Khái niệm này đã trở thành bộ phận không thể thiếu trong nỗ lực đấu tranh chống hối lộ, đến mức năm ngoái, Bộ Chính trị BCH TƯ ĐCS Việt Nam đã đổi tên cơ quan xử lý vấn đề này thành Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng và các hiện tượng tiêu cực. Thêm nữa, cơ cấu đặc biệt này do ông Nguyễn Phú Trọng trực tiếp lãnh đạo.
Phía trước vẫn còn rất nhiều việc
Trong cuộc gặp ngày 10 tháng 3 với các lãnh đạo cấp cao, ông Nguyễn Phú Trọng kêu gọi họ đẩy mạnh nỗ lực chống tham nhũng «quyết liệt hơn». Ngay từ hồi tháng 1, ông đã chỉ ra rằng “có nhiều vụ tham nhũng lớn với động thái tinh vi hơn và mức vi phạm nghiêm trọng hơn”.
"Chỉ cần một trường hợp tham nhũng là đã có thể phá hủy cả hệ thống với số lượng lớn các quan chức", - Bloomberg dẫn lời ông Nguyễn Phú Trọng.
Theo dữ liệu của
Chính phủ Việt Nam, chỉ riêng trong năm 2021, chính quyền đã khởi tố 3.725 vụ án hình sự và điều tra về tham nhũng, lạm quyền và vi phạm kinh tế, nhiều hơn gấp ba lần so với một năm trước đó.
Trong hội nghị video ngày 30 tháng 6 chuyên về tham nhũng với khoảng 81.000 người tham gia, ông Nguyễn Phú Trọng nhận định, những phát ngôn cho rằng các vụ án trong cuộc đấu tranh chống hối lộ mang tính chính trị, là luận điệu xuất phát từ âm mưu gây rối của «các thế lực thù địch».
Đúng ra, sự "sửa sai" của ĐCS đã giúp phát triển kinh tế đất nước và đảm bảo ổn định chính trị, - ông nói.
«Chúng ta đã thành công, nhưng phía trước vẫn còn rất nhiều cần làm và chúng ta phải làm tốt hơn nữa trong tương lai gần», - Bloomberg dẫn tuyên bố của Tổng bí thư ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.