Kỳ lân công nghệ đầu tiên của Việt Nam VNG sắp niêm yết trên sàn Nasdaq Mỹ?

© Ảnh : VNGСông ty VNG
Сông ty VNG  - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.07.2022
Đăng ký
VNG - kỳ lân công nghệ đầu tiên của Việt Nam, theo DealStreetAsia đưa tin, được cho là đang thành lập pháp nhân ở nước ngoài như một bước đi chiến lược để tiến hành IPO tại sàn chứng khoán lớn nhất nước Mỹ và thứ hai thế giới Nasdaq.
Trước đó, khi nói về tham vọng IPO trên Nasdaq (nơi cả Apple, Facebook, Google, Microsoft, eBay… đều niêm yết cổ phiếu ) của VNG, lãnh đạo sàn Nasdaq cho rằng, kỳ lân công nghệ hàng đầu của Việt Nam và Đông Nam Á này có thể là “biểu tượng” cho nền kinh tế Việt Nam.

VNG có thể niêm yết tại Mỹ vào cuối năm nay

Nhiều hãng tin chuyên công nghệ của châu Á và thế giới đang dồn sự chú ý vào VNG - kỳ lân công nghệ đầu tiên, một trong những công ty internet lớn nhất Việt Nam có thể sẽ niêm yết vào cuối năm nay tại Nasdaq, Mỹ.
Theo Nikkei, kỳ lân VNG của Việt Nam xem xét chào bán 12,5% cổ phần để niêm yết trên sàn Nasdaq.
Trong khi đó, DealStreetAsia cũng khẳng định rằng, VNG đang thành lập một pháp nhân ở nước ngoài nhằm mục đích (IPO) niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán lớn nhất Hoa Kỳ và thứ hai thế giới – Nasdaq.
Tất nhiên, quá trình này không dễ dàng, cũng như tham vọng của nhiều công ty tư nhân hàng đầu Việt Nam khách, chẳng hạn như VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng.
Theo DealStreetAsia, VNG được cho là đang nghiêm túc xem xét kế hoạch IPO tại Mỹ vào cuối năm nay và dự định sẽ chào bán 12,5% cổ phần khi lần đầu chào bán cổ phiếu ra đại chúng (IPO).
Đây thực tế không phải thông tin mới mà chỉ là bước đi thực tế gần hơn đến mục tiêu IPO tại Nasdaq của kỳ lân công nghệ đầu tiên của Việt Nam.
Trình bày trong tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 công bố hồi đầu tháng 6, VNG đề cập việc chuyển nhượng cổ phần của nhóm nhà đầu tư nước ngoài – đây là bước đi chiến lược tiến đến việc IPO.
Theo đó, lãnh đạo đương nhiệm của VNG đề xuất được thông qua việc miễn trừ chào mua công khai với giao dịch chuyển nhượng cổ phần của VNG Limited - một pháp nhân mới được thành lập ngày 1/4/2022 tại Cayman Islands – vốn được mệnh danh là “thiên đường thuế”. Đây cũng là “bước đệm” cho kế hoạch IPO của VNG.
Đặc biệt, VNG Limited cũng dự kiến sẽ nhận chuyển nhượng 16,9 triệu cổ phần, tương đương 47,359% tổng số cổ phần của doanh nghiệp từ 13 cổ đông nước ngoài. Tuy nhiên, thương vụ chiến lược này phải đảm bảo quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài không vượt quá 49%.

Việc niêm yết tại Mỹ sẽ yêu cầu các cổ đông nước ngoài của VNG phải hoán đổi cổ phần sang một pháp nhân Cayman Islands mới thành lập. Sau khi IPO tại Mỹ, công ty mới thành lập sẽ nắm giữ 49% cổ phần VNG”, - DealStreetAsia tóm tắt.

Tuy nhiên tính theo quyền biểu quyết, thì VNG Limited sẽ nắm giữ hơn 59% quyền biểu quyết do hiện VNG đã mua lại gần 20% vốn điều lệ làm cổ phiếu quỹ (không có quyền biểu quyết), cộng với 8% cổ phần được nắm giữ bởi các các công ty con, được coi như là cổ phiếu phiếu quỹ trên báo cáo tài chính hợp nhất.
Theo logic, nhiều khả năng, việc nộp hồ sơ xin IPO của VNG sang Mỹ cũng sẽ do VNG Limited đảm nhận. Các bước đi của kỳ lân công nghệ Việt Nam có nhiều điểm khá tương đồng với VinFast, khi công ty mẹ là Vingroup đã tiến hành chuyển 51,52% vốn VinFast Việt Nam sang VinFast Singapore hồi đầu tháng 12/2021, và đến tháng 4 năm nay, VinFast Singapore công bố đã nộp dự thảo hồ sơ niêm yết sơ bộ của VinFast lên Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, DealStreetAsia lưu ý, một công ty holding có trụ sở tại Việt Nam sẽ nắm 21,2% cổ phần và các nhà đầu tư Việt Nam có 29,8% cổ phần.
Đồng thời, cần lưu ý rằng, những thông tin mà DealStreetAsia nắm cũng chưa phải là thông tin cuối cùng và hoàn toàn có thể sẽ thay đổi trong quá trình IPO của VNG.
Dây chuyền sản xuất tại Công ty Cổ phần Sun Tech - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.02.2022
Việt Nam không đóng cửa doanh nghiệp nữa

VNG sẽ IPO theo kiểu truyền thống?

Cần nhắc lại rằng, từ hồi tháng 8/2021, Bloomberg đã đưa tin ‘VNG một trong hai kỳ lân công nghệ của Việt Nam cùng với VNLIFE thời điểm đó đang tìm kiếm cơ hội và cân nhắc việc niêm yết cổ phiếu tại Mỹ thông qua sáp nhập với một SPAC’. Thương vụ này có thể định giá VNG ở mức 2 - 3 tỷ USD.
Bloomberg cũng đánh giá rất có thể VNG nghiêng về phương án thực hiện niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ theo phương thức IPO truyền thống.
Trước khi tiến hành IPO, VNG cũng cần kêu gọi được từ 200 triệu USD đến 300 triệu USD từ cả các nhà đầu tư mới và hiện hữu.
Thực tế, kỳ lân đầu tiên của Việt Nam VNG đã có kế hoạch niêm yết trên Nasdaq từ năm 2017. Đáng kể nhất, là đã từ năm 2017, VNG đạt được biên bản ghi nhớ (MOU) với lãnh đạo sàn Nasdaq về việc IPO. VNG cũng được cho là đang tái cấu trúc hoạt động kinh doanh để tạo điều kiện dễ dàng hơn cho việc niêm yết tại Mỹ, theo thông tin trên báo Đầu Tư.
Cụ thể, mục tiêu đến năm 2023, VNG sẽ đạt 320 triệu người dùng toàn cầu, 32 triệu người dùng cho các sản phẩm mới như ZaloPay, VNG Cloud, AI và 320.000 khách hàng doanh nghiệp. Đặc biệt, đối với mảng game online, VNG sẽ trở thành công ty game toàn cầu với mục tiêu dài hạn là tổng doanh thu đạt 1 tỷ USD sau 3 năm tới.

“Biểu tượng cho nền kinh tế Việt Nam”

Như đã biết, kỳ lân VNG xuất thân là một công ty chuyên phát hành game online và đến tận bây giờ thì đây vẫn là nguồn thu chính của công ty internet lớn hàng đầu Việt Nam này.
Hiện VNG vận hành nền tảng OTT Zalo, hệ sinh thái mạng xã hội giải trí Zing (Zing TV, Zing MP3, Zing News), trang tin tức Báo Mới... VNG đầu tư khá rộng từ Day One JSC (đơn vị chủ quản giải pháp quà tặng Got It), trang thương mại điện tử Tiki, Telio, Haegin, Ecotruck liên quan đến giải pháp vận tải và Dorocat – mảng sản xuất trò chơi. Năm nay, VNG cũng rót 22,5 triệu USD vào Funding Societies (hoạt động với tên gọi Modalku tại Indonesia) - nền tảng tài trợ vốn kỹ thuật số cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) lớn nhất Đông Nam Á hay hợp tác cùng Do Ventures rót 7 triệu USD vào OpenCommerce Group nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới.
VNG được World Startup Report định giá 1 tỷ USD và trở thành kỳ lân đầu tiên của Việt Nam từ năm 2014. Báo cáo doanh thu của VNG cho thấy, tính chung cả năm 2021, doanh nghiệp này ghi nhận doanh thu đạt 7.651 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ, nhưng lại lỗ 71 tỷ đồng sau thuế so với hồi năm 2020 khi mức lãi đạt 201 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 414 tỷ đồng, nhưng lỗ sau thuế cổ đông không kiểm soát là 485 tỷ đồng được cho là do khoản đầu tư vào ZaloPay. Hiện VNG nắm giữ 62,32% cổ phần của CTCP Zion - công ty sở hữu ZaloPay.
Doanh thu từ mảng dịch vụ quảng cáo trực tuyến của VNG năm qua cũng đem về 1.001 tỷ đồng doanh thu. Năm 2022, VNG công bố kế hoạch doanh thu dự kiến khoảng 10.178 tỷ đồng, tăng hơn 33% so với doanh thu thực tế năm 2021 và mức cao nhất tính đến nay. VNG cũng dự kiện lợi nhuận sau thuế cho cổ đông dự kiến âm khoảng 311 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cho công ty dự kiến âm khoảng 993 tỷ đồng.
Các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Ba Vì nỗ lực ổn định sản xuất, khắc phục khó khăn do giá nhiên liệu tăng cao và dịch COVID-19. - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.07.2022
Tương lai xán lạn của nền kinh tế Việt Nam
Nhận định về kế hoạch IPO của VNG trên sàn Nasdaq (nơi Apple, Amazon, Tesla, NVIDIA, Microsoft, Google, Facebook, Ebay, Alphabet … cùng nhiều ty công nghệ hàng đầu thế giới khác đang niêm yết cổ phiếu của mình), ông Robert H. McCooey Jr, Phó chủ tịch Nasdaq hồi 2017 cho biết ông thực sự ấn tượng với sự tăng trưởng nhanh chóng của các kỳ lân công nghệ Việt Nam và nhấn mạnh, VNG có thể là trọng tâm và biểu tượng cho nền kinh tế Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала