https://kevesko.vn/20220715/lieu-co-uan-khuc-trong-qua-trinh-xet-xu-vu-buon-lau-200-trieu-lit-xang-16362310.html
Liệu có uẩn khúc trong quá trình xét xử vụ buôn lậu 200 triệu lít xăng?
Liệu có uẩn khúc trong quá trình xét xử vụ buôn lậu 200 triệu lít xăng?
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Sáng nay, 15/7, phiên tòa xét xử sơ thẩm 14 bị cáo trong vụ buôn lậu gần 200 triệu lít xăng tiếp tục được diễn ra với phần tranh luận. 15.07.2022, Sputnik Việt Nam
2022-07-15T15:20+0700
2022-07-15T15:20+0700
2022-07-15T15:20+0700
việt nam
cán bộ
hối lộ
nhận hối lộ
сuộc chiến chống tham nhũng ở việt nam
buôn lậu
https://cdn.img.kevesko.vn/img/288/99/2889934_76:0:3717:2048_1920x0_80_0_0_cd1b98d3001886b35865a7df264b7d81.jpg
Theo luật sư của bị cáo Nguyễn Thế Anh, trong giai đoạn từ tháng 10/2019 - 1/2021, các vị trí, chức vụ của Nguyễn Thế Anh không có chức năng, nhiệm vụ chống tội phạm, không liên quan hoạt động buôn lậu xăng dầu của Phan Thanh Hữu như nội dung cáo trạng.Luật sư này dẫn chứng cả 3 vị trí công việc của bị cáo Nguyễn Thế Anh là Phó cục trưởng Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng được biệt phái sang giữ chức vụ Phó chánh Văn phòng, thuộc Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia (10/2019 - 3/2020); Phó cục trưởng Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (3 - 8/2020) và Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng Kiên Giang (8/2020 - 1/2021) đều là các vị trí quản lý với nhiệm vụ được giao là nắm bắt thông tin, giúp việc, đề xuất văn bản hoạt động cho các cơ quan này.Luật sư cũng nêu, suốt thời gian công tác, bị cáo Nguyễn Thế Anh đã khẳng định tại tòa không vi phạm kỷ luật về thực hiện chức trách, nhiệm vụ. Ngược lại, Nguyễn Thế Anh có nhiều thành tích trong phòng chống tội phạm, thậm chí bị tạt a xít trả thù vì chống tội phạm cương trực quá.Trong các lần làm việc với luật sư, bị cáo Nguyễn Thế Anh đều khẳng định mình không nhận tiền từ Phan Thanh Hữu Về hành vi nhận tiền hối lộ để bảo kê hoạt động buôn lậu xăng dầu của Phan Thanh Hữu, theo luật sư, do không có chức năng, nhiệm vụ trực tiếp liên quan tới hoạt động này, nên không thể cáo buộc bị cáo Nguyễn Thế Anh tội "nhận hối lộ" vì Nguyễn Thế Anh không làm theo yêu cầu nào của Phan Thanh Hữu.Vì vậy, nếu cựu đại tá Nguyễn Thế Anh có nhận tiền từ Phan Thanh Hữu thì chỉ có thể cáo buộc bị cáo này lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ hoặc nhận quà trái quy định chứ không phải hối lộ.Theo luật sư Cường, trong vụ án này, chưa có tài liệu chứng minh chức vụ của Nguyễn Thế Anh liên quan trực tiếp đến hoạt động buôn lậu của Phan Thanh Hữu.Từ đó, luật sư đề nghị tòa trả hồ sơ vụ án để điều tra làm rõ Phan Thanh Hữu có đưa tiền cho cho bị cáo Nguyễn Văn An hay không? Nếu có đưa thì đưa bao nhiêu và mục đích gì? Nguyễn Văn An có đưa tiền lại cho cựu đại tá Nguyễn Thế Anh hay không?Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ, bị cáo Nguyễn Thế Anh có khi nào thỏa thuận với Phan Thanh Hữu hay không?Theo luật sư Cường, đây đều là mấu chốt để buộc tội cựu đại tá Nguyễn Thế Anh.Được quyền tự bào chữa, bị cáo Nguyễn Thế Anh cho rằng, các cơ quan tố tụng Bộ Quốc phòng đã vi phạm về tố tụng. Theo bị cáo, ngày 11/5/2021, cơ quan tố tụng Bộ Quốc phòng thông tin đã được bàn giao toàn hồ sơ vụ án từ cơ quan tố tụng tỉnh Đồng Nai, ngày 18/5/2021, cơ quan tố tụng Bộ Quốc phòng đã ra quyết định khởi tố bị can.Căc cứ vào đây, bị cáo đặt nghi vấn liệu một tuần có đủ thời gian để nghiên cứu, điều tra khách quan không?Bị cáo này tiếp tục trình bày, khi thay đổi sang tội “nhận hối lộ”, cơ quan tố tụng lại chưa chuyển quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” sang vụ án hình sự “nhận hối lộ”, vậy tội danh “nhận hối lộ” nằm trong vụ án nào.Theo cáo trạng, bị cáo Nguyễn Thế Anh đã nhận tổng cộng 6,2 tỉ đồng và 56.000 USD từ “trùm" xăng lậu Phan Thanh Hữu để giúp Hữu buôn lậu xăng. Trong các lần nhận tiền theo tháng, bị cáo Nguyễn Thế Anh đã nhờ em họ là Nguyễn Văn An nhận thay.Khi biết tin Hữu bị bắt, bị cáo Nguyễn Thế Anh tạo điều kiện cho An vượt biên sang Lào bỏ trốn, nhằm che giấu hành vi phạm tội của mình.Tại tòa, bị cáo Nguyễn Thế Anh liên tục kêu oan và phủ nhận những cáo buộc trong cáo trạng, và khai rằng bị cơ quan điều tra ép phải khai nhận.Trong phiên toà sáng 14/7, đại diện viện kiểm sát đề nghị HĐXX tuyên bị cáo Nguyễn Thế Anh mức án chung thân về tội “nhận hối lộ”, từ 1 - 2 năm tù về tội “tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép”, tổng hình phạt là chung thân.
https://kevesko.vn/20220713/cuu-dai-ta-mot-muc-phu-nhan-viec-duoc-boi-tron-bang-bang-do-la-o-khach-san--16310267.html
https://kevesko.vn/20220714/cuu-dai-ta-quyet-khong-nhan-toi-trong-vu-buon-lau-xang-dau-bi-de-nghi-an-chung-than-16339391.html
https://kevesko.vn/20220714/cuu-thieu-tuong-nhan-hoi-lo-de-duc-chuong-chua-16330265.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/288/99/2889934_531:0:3262:2048_1920x0_80_0_0_fcf196ec084d3cc54ab73e9f7c2558de.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, cán bộ, hối lộ, nhận hối lộ, сuộc chiến chống tham nhũng ở việt nam, buôn lậu
việt nam, cán bộ, hối lộ, nhận hối lộ, сuộc chiến chống tham nhũng ở việt nam, buôn lậu
Liệu có uẩn khúc trong quá trình xét xử vụ buôn lậu 200 triệu lít xăng?
HÀ NỘI (Sputnik) - Sáng nay, 15/7, phiên tòa xét xử sơ thẩm 14 bị cáo trong vụ buôn lậu gần 200 triệu lít xăng tiếp tục được diễn ra với phần tranh luận.
Theo luật sư của bị cáo Nguyễn Thế Anh, trong giai đoạn từ tháng 10/2019 - 1/2021, các vị trí, chức vụ của Nguyễn Thế Anh không có chức năng, nhiệm vụ chống tội phạm, không liên quan hoạt động buôn lậu xăng dầu của Phan Thanh Hữu như nội dung cáo trạng.
Luật sư này dẫn chứng cả 3 vị trí công việc của bị cáo Nguyễn Thế Anh là Phó cục trưởng Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng được biệt phái sang giữ chức vụ Phó chánh Văn phòng, thuộc Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia (10/2019 - 3/2020); Phó cục trưởng Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (3 - 8/2020) và Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng Kiên Giang (8/2020 - 1/2021) đều là các vị trí quản lý với nhiệm vụ được giao là nắm bắt thông tin, giúp việc, đề xuất văn bản hoạt động cho các cơ quan này.
Luật sư cũng nêu, suốt thời gian công tác, bị cáo Nguyễn Thế Anh đã khẳng định tại tòa không vi phạm kỷ luật về thực hiện chức trách, nhiệm vụ. Ngược lại, Nguyễn Thế Anh có nhiều thành tích trong phòng chống tội phạm, thậm chí bị tạt a xít trả thù vì chống tội phạm cương trực quá.
Trong các lần làm việc với luật sư, bị cáo Nguyễn Thế Anh đều khẳng định mình không nhận tiền từ Phan Thanh Hữu
"Bị cáo nhiều lần nói: Nếu tôi làm thế cứ bắn tôi đi", luật sư thuật lại.
Về hành vi nhận tiền hối lộ để bảo kê hoạt động buôn lậu xăng dầu của Phan Thanh Hữu, theo luật sư, do không có chức năng, nhiệm vụ trực tiếp liên quan tới hoạt động này, nên không thể cáo buộc bị cáo Nguyễn Thế Anh tội "
nhận hối lộ" vì Nguyễn Thế Anh không làm theo yêu cầu nào của Phan Thanh Hữu.
Vì vậy, nếu cựu đại tá Nguyễn Thế Anh có nhận tiền từ Phan Thanh Hữu thì chỉ có thể cáo buộc bị cáo này lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ hoặc nhận quà trái quy định chứ không phải hối lộ.
Theo luật sư Cường, trong vụ án này, chưa có tài liệu chứng minh chức vụ của Nguyễn Thế Anh liên quan trực tiếp đến hoạt động
buôn lậu của Phan Thanh Hữu.
Từ đó, luật sư đề nghị tòa trả hồ sơ vụ án để điều tra làm rõ Phan Thanh Hữu có đưa tiền cho cho bị cáo Nguyễn Văn An hay không? Nếu có đưa thì đưa bao nhiêu và mục đích gì? Nguyễn Văn An có đưa tiền lại cho cựu đại tá Nguyễn Thế Anh hay không?
Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ, bị cáo Nguyễn Thế Anh có khi nào thỏa thuận với Phan Thanh Hữu hay không?
Theo luật sư Cường, đây đều là mấu chốt để buộc tội cựu đại tá Nguyễn Thế Anh.
Được quyền tự bào chữa, bị cáo Nguyễn Thế Anh cho rằng, các cơ quan tố tụng
Bộ Quốc phòng đã vi phạm về tố tụng. Theo bị cáo, ngày 11/5/2021, cơ quan tố tụng Bộ Quốc phòng
thông tin đã được bàn giao toàn hồ sơ vụ án từ cơ quan tố tụng tỉnh Đồng Nai, ngày 18/5/2021, cơ quan tố tụng Bộ Quốc phòng đã ra quyết định khởi tố bị can.
Căc cứ vào đây, bị cáo đặt nghi vấn liệu một tuần có đủ thời gian để nghiên cứu, điều tra khách quan không?
"Bị cáo ban đầu bị khởi tố về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, sau đó bị thay đổi tội danh sang tội “nhận hối lộ”. Cơ quan tố tụng ban đầu cho rằng, bị cáo nhận hối lộ trực tiếp, không qua trung gian liệu có chính xác không?", bị cáo Nguyễn Thế Anh trình bày.
Bị cáo này tiếp tục trình bày, khi thay đổi sang tội “nhận hối lộ”, cơ quan tố tụng lại chưa chuyển quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” sang vụ án hình sự “nhận hối lộ”, vậy tội danh “nhận hối lộ” nằm trong vụ án nào.
Theo cáo trạng, bị cáo Nguyễn Thế Anh đã nhận tổng cộng 6,2 tỉ đồng và 56.000 USD từ “trùm" xăng lậu Phan Thanh Hữu để giúp Hữu buôn lậu xăng. Trong các lần nhận tiền theo tháng, bị cáo Nguyễn Thế Anh đã nhờ em họ là Nguyễn Văn An nhận thay.
Khi biết tin Hữu bị bắt, bị cáo Nguyễn Thế Anh tạo điều kiện cho An vượt biên sang Lào bỏ trốn, nhằm che giấu hành vi phạm tội của mình.
Tại tòa, bị cáo Nguyễn Thế Anh liên tục kêu oan và phủ nhận những cáo buộc trong cáo trạng, và khai rằng bị cơ quan điều tra ép phải khai nhận.
Trong phiên toà sáng 14/7, đại diện viện kiểm sát đề nghị HĐXX tuyên bị cáo Nguyễn Thế Anh mức án chung thân về tội “nhận hối lộ”, từ 1 - 2 năm tù về tội “tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép”, tổng hình phạt là chung thân.