https://kevesko.vn/20220720/nga-viet-vong-doi-thu-hai-cua-van-tai-duong-sat-bat-dau-khoi-sac-16460018.html
Nga-Việt: Vòng đời thứ hai của vận tải đường sắt bắt đầu khởi sắc
Nga-Việt: Vòng đời thứ hai của vận tải đường sắt bắt đầu khởi sắc
Sputnik Việt Nam
Vận tải hàng hóa bằng đường sắt giữa Nga và Việt Nam đang sang trang mới trong lịch sử mà khởi đầu trùng với cuộc chiến tranh phá hoại trên không của đế quốc... 20.07.2022, Sputnik Việt Nam
2022-07-20T10:46+0700
2022-07-20T10:46+0700
2022-07-20T13:30+0700
việt nam
chuyên gia
tác giả
quan điểm-ý kiến
nga
đường sắt
logistics
container
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/07/13/16449471_0:175:3075:1904_1920x0_80_0_0_8bf650c99b27e682c190dae13b8657da.jpg
Về cơ bản, hồi đó là những chuyến tàu hoả vận chuyển vũ khí, quân trang, vật tư để khắc phục hậu quả bom đạn Mỹ, thuốc men, lương thực… phục vụ dân sinh, đưa từ Liên Xô thông qua Trung Quốc sang Việt Nam. Nhưng vào thời kỳ đó, quan hệ Xô-Trung hoàn toàn không phải là ấm áp thân thiện. Trên lãnh thổ Trung Quốc, ngày càng hay xảy ra chuyện phá kẹp chì niêm phong các toa tàu chở hàng của Liên Xô, các thiết bị quân sự bí mật chịu sự kiểm tra bất hợp pháp của chuyên gia Trung Quốc, và nhiều thứ hàng bị đánh cắp một cách trắng trợn. Trong bối cảnh đó, ban lãnh đạo Liên Xô quyết định chuyển hàng cung cấp cho Việt Nam bằng đường biển. Có lần, khi đàm đạo với phái đoàn Việt Nam, Bộ trưởng Hải quân Liên Xô đã dẫn ra hình ảnh so sánh như sau: nếu đem toàn bộ hàng hóa vận chuyển bằng đường biển từ Liên Xô sang Việt Nam (mà chỉ riêng trong năm 1970) xếp lên những toa xe đường sắt cỡ lớn, thì đoàn tàu như vậy phải có chiều dài khủng, tới 800 km!Vận tải hàng hóa bằng đường sắt đang hồi sinhTuy nhiên, những năm gần đây trong bối cảnh địa chính trị mới đang hình thành, vận tải hàng hóa đường sắt giữa các nước chúng ta một lần nữa chiếm vị trí dẫn đầu. Kể từ năm 2018, một công ty con của tập đoàn «Đường sắt Nga» là «Logistics» đã hiệp lực với nhà điều hành kho vận Việt Nam «Ratraco», triển khai dịch vụ vận chuyển hàng hóa dọc theo hành lang vận tải đường bộ hai chiều Nga-Việt-Nga. Dịch vụ này lập tức đáp ứng nhu cầu của các nhà xuất-nhập khẩu Nga cũng như Việt Nam. Để kịp thời phục vụ không lỡ bước, mùa xuân năm nay, có thêm cả công ty «TransContainer» của Nga cũng liên kết tổ chức hành lang vận tải đường sắt.Hành lang đường sắt mới«TransContainer» là công ty dẫn đầu trong lĩnh vực hậu cần đường sắt container ở Á-Âu, chuyện vận hành đội tàu container và toa xe vận tải lớn nhất ở Nga. Công ty tích luỹ được nhiều kinh nghiệm phong phú trong khâu quản lý hiệu quả chu trình vận chuyển hàng hóa trên hơn 300.000 tuyến đường ở Nga và nước ngoài, cho phép vận chuyển container hàng đến bất kỳ điểm nào ở Nga, các nước SNG, Châu Âu và Châu Á, sử dụng khoản có tài sản vận tải của riêng mình hoặc nếu cần thiết thì thu hút sự tham gia của các công ty đối tác.Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, ông Nikita Pushkarev Giám đốc phụ trách Bán hàng và Dịch vụ hậu mãi của «TransContainer» cho biết rằng trong giai đoạn đầu của hoạt động hành lang vận tải mới, các mặt hàng trà, cà phê, gia vị, giày dép và quần áo sẽ được chuyển từ Việt Nam để bán trong mạng lưới bán lẻ của Nga.Triển vọng của tuyến đường mớiÔng Nikita Pushkarev nói:Thời gian vận chuyển từ Hà Nội tới ngoại ô Matxcova, đến ga Elektroygli với tổng chiều dài hơn 10.000 km, sẽ là khoảng 35 ngày. «TransContainer» cung cấp các thiết bị riêng, đồng thời sẵn sàng đảm bảo khâu bảo quản hàng hóa trong kho tại Việt Nam, đóng vào container, cũng như làm thủ tục thông quan và bảo hiểm quốc tế. Hàng hóa sẽ từ Việt Nam đến Trung Quốc theo lô gồm 12 container 40 feet, sau đó tập kết trên lãnh thổ Trung Quốc và gửi đến Nga bằng các đoàn tàu với khoảng 50 container.
https://kevesko.vn/20220704/he-thong-duong-sat-nga-dong-gop-cho-phat-trien-kinh-te-viet-nam-16092793.html
https://kevesko.vn/20220701/lao-quyet-theo-duoi-du-an-duong-sat-lao--viet-nam-noi-vientiane-voi-cang-vung-ang-16043874.html
https://kevesko.vn/20220707/trung-quoc-va-thai-lan-san-sang-ket-noi-chau-a-voi-chau-au-bang-duong-sat-16180090.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/07/13/16449471_0:0:2729:2047_1920x0_80_0_0_943e4d96b5f1a94deef971bd75b308d6.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
việt nam, chuyên gia, tác giả, quan điểm-ý kiến, nga, đường sắt, logistics, container
việt nam, chuyên gia, tác giả, quan điểm-ý kiến, nga, đường sắt, logistics, container
Nga-Việt: Vòng đời thứ hai của vận tải đường sắt bắt đầu khởi sắc
10:46 20.07.2022 (Đã cập nhật: 13:30 20.07.2022) Vận tải hàng hóa bằng đường sắt giữa Nga và Việt Nam đang sang trang mới trong lịch sử mà khởi đầu trùng với cuộc chiến tranh phá hoại trên không của đế quốc Mỹ chống nước Việt Nam DCCH.
Về cơ bản, hồi đó là những chuyến tàu hoả vận chuyển vũ khí, quân trang, vật tư để khắc phục hậu quả bom đạn Mỹ, thuốc men, lương thực… phục vụ dân sinh, đưa từ Liên Xô thông qua Trung Quốc sang Việt Nam. Nhưng vào thời kỳ đó, quan hệ Xô-Trung hoàn toàn không phải là ấm áp thân thiện. Trên
lãnh thổ Trung Quốc, ngày càng hay xảy ra chuyện phá kẹp chì niêm phong các toa tàu chở hàng của Liên Xô, các thiết bị quân sự bí mật chịu sự kiểm tra bất hợp pháp của chuyên gia Trung Quốc, và nhiều thứ hàng bị đánh cắp một cách trắng trợn. Trong bối cảnh đó, ban lãnh đạo Liên Xô quyết định chuyển hàng cung cấp cho Việt Nam bằng đường biển. Có lần, khi đàm đạo với phái đoàn
Việt Nam, Bộ trưởng Hải quân Liên Xô đã dẫn ra hình ảnh so sánh như sau: nếu đem toàn bộ hàng hóa vận chuyển bằng đường biển từ Liên Xô sang Việt Nam (mà chỉ riêng trong năm 1970) xếp lên những toa xe đường sắt cỡ lớn, thì đoàn tàu như vậy phải có chiều dài khủng, tới 800 km!
Vận tải hàng hóa bằng đường sắt đang hồi sinh
Tuy nhiên, những năm gần đây trong bối cảnh địa chính trị mới đang hình thành,
vận tải hàng hóa đường sắt giữa các nước chúng ta một lần nữa chiếm vị trí dẫn đầu. Kể từ năm 2018, một công ty con của tập đoàn «Đường sắt Nga» là «Logistics» đã hiệp lực với nhà điều hành kho vận Việt Nam «Ratraco», triển khai dịch vụ vận chuyển hàng hóa dọc theo hành lang vận tải đường bộ hai chiều Nga-Việt-Nga. Dịch vụ này lập tức đáp ứng nhu cầu của các nhà xuất-nhập khẩu Nga cũng như Việt Nam. Để kịp thời phục vụ không lỡ bước, mùa xuân năm nay, có thêm cả công ty «TransContainer» của
Nga cũng liên kết tổ chức hành lang vận tải đường sắt.
«TransContainer» là công ty dẫn đầu trong lĩnh vực hậu cần đường sắt container ở Á-Âu, chuyện vận hành đội tàu container và toa xe vận tải lớn nhất
ở Nga. Công ty tích luỹ được nhiều kinh nghiệm phong phú trong khâu quản lý hiệu quả chu trình vận chuyển hàng hóa trên hơn 300.000 tuyến đường ở Nga và nước ngoài, cho phép vận chuyển container hàng đến bất kỳ điểm nào ở Nga, các nước SNG, Châu Âu và
Châu Á, sử dụng khoản có tài sản vận tải của riêng mình hoặc nếu cần thiết thì thu hút sự tham gia của các công ty đối tác.
Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, ông Nikita Pushkarev Giám đốc phụ trách Bán hàng và Dịch vụ hậu mãi của «TransContainer» cho biết rằng trong giai đoạn đầu của
hoạt động hành lang vận tải mới, các mặt hàng trà, cà phê, gia vị, giày dép và quần áo sẽ được chuyển từ Việt Nam để bán trong mạng lưới bán lẻ của Nga.
Triển vọng của tuyến đường mới
Ông Nikita Pushkarev nói:
"Từ Hà Nội, hàng hoá sẽ được chuyển trên các toa xe tiêu chuẩn 1.435 mm, đi qua lãnh thổ CHND Trung Hoa và sau đó được bốc dỡ lên toa xe khổ đường 1.520 mm của Nga tại sàn riêng của công ty ở ga Zabaikalsk. Việc vận chuyển hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam và Trung Quốc sẽ do công ty con TCFF của chúng tôi đảm trách. Trong số những lợi thế của tuyến mới có tốc độ vận chuyển cao so với các tuyến đường biển thay thế qua vùng Viễn Đông của Nga (nhanh hơn 5-8 ngày) và giá thành chi phí tối ưu. Ngoài ra, lô hàng được xử lý trong khuôn khổ chế độ pháp lý thống nhất, bởi Việt Nam, Trung Quốc và Nga đều là các thành viên tham gia hiệp định vận tải hàng hóa đường sắt quốc tế. Trong tương quan này, chúng tôi có thể lưu hành một chứng từ vận tải (vận đơn đường sắt) cho toàn bộ tuyến đường".
Thời gian vận chuyển từ
Hà Nội tới ngoại ô Matxcova, đến ga Elektroygli với tổng chiều dài hơn 10.000 km, sẽ là khoảng 35 ngày. «TransContainer» cung cấp các thiết bị riêng, đồng thời sẵn sàng đảm bảo khâu bảo quản hàng hóa trong kho tại Việt Nam, đóng vào container, cũng như làm thủ tục thông quan và bảo hiểm quốc tế. Hàng hóa sẽ từ Việt Nam đến Trung Quốc theo lô gồm 12 container 40 feet, sau đó tập kết trên lãnh thổ Trung Quốc và gửi đến Nga bằng các đoàn tàu với khoảng 50 container.
"Chúng tôi dự kiến mỗi tháng sẽ gửi ít nhất hai chuyến tàu container theo tuyến đường này. Đồng thời, đang tích cực nghiên cứu các giải pháp vận tải để theo chiều khứ hồi thường xuyên đưa đến Việt Nam các lô hàng xuất khẩu của Nga, cụ thể là ngũ cốc, gỗ xẻ và các hóa chất không nguy hiểm", - ông Nikita Pushkarev, Giám đốc Kinh doanh và Dịch vụ hậu mãi của «TransContainer» cho biết thêm.