https://kevesko.vn/20220815/cac-nuoc-baltic-roi-bo-lien-minh-kinh-te-voi-trung-quoc-vi-chung-bai-nga-17110934.html
Các nước Baltic rời bỏ liên minh kinh tế với Trung Quốc vì chứng bài Nga
Các nước Baltic rời bỏ liên minh kinh tế với Trung Quốc vì chứng bài Nga
Sputnik Việt Nam
Vài ngày trước, chính giới Latvia và Estonia tuyên bố rút các nước này khỏi nền tảng phi chính thức «17 + 1», vốn được tạo ra cách đây 10 năm để thúc đẩy liên... 15.08.2022, Sputnik Việt Nam
2022-08-15T20:03+0700
2022-08-15T20:03+0700
2022-08-15T20:03+0700
chính trị
tác giả
quan điểm-ý kiến
trung quốc
nga
các nước baltic
vùng baltic
latvia
estonia
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/08/0f/17111362_0:177:3013:1872_1920x0_80_0_0_0de80c602f4a843cc5094fca9ac8737f.jpg
Còn trước đó, hồi năm ngoái, chính phủ Litva đã thực hiện bước đi như vậy, - quan sát viên Piotr Tsvetov của Sputnik điểm lại trong bài báo của mình.Phải chăng vấn đề chỉ là thiệt hại kinh tế?Khi lý giải biện minh cho hành động thiếu thân thiện như vậy đối với Trung Quốc, các đại diện của ba nước Cộng hòa vùng Baltic viện dẫn rằng niềm hy vọng về lợi ích kinh tế to lớn mà họ gửi gắm vào việc hợp tác với Trung Quốc đã không thành hiện thực, rằng có rất ít đầu tư từ Trung Quốc, còn thương mại thì thiệt hại bởi sự mất cân bằng thiên về có lợi cho Bắc Kinh. Điều thú vị là trong khi đó các nước Đông Âu khác là thành viên của «17 + 1» lại chẳng phàn nàn chi về kết quả hợp tác với Bắc Kinh và ví dụ như Hy Lạp, họ tham gia vào sáng kiến «Một vành đai, Một con đường» («Nhất đới nhất lộ») do Trung Quốc khởi xướng.Thực ra, yếu tố quyết định trong việc phân định giới tuyến của các nhà cầm quyền ở Latvia và Estonia là thái độ tiêu cực của họ khi chứng kiến quan hệ hữu nghị gắn bó Bắc Kinh và Matxcơva. Ngoại trưởng Estonia Urmas Reinsalu đã thừa nhận trên sóng đài phát thanh ERR rằng quyết định rút khỏi «17 + 1» là «xuất phát từ việc Trung Quốc không lên án cuộc xâm lược của Nga ở Ukraina».Từ lâu các nước Baltic luôn giữ quan điểm chỉ trích Nga, gay gắt nhất trong EU. Điều đó một phần là do di sản lịch sử (ban lãnh đạo hiện tại của các nước Cộng hòa vùng Baltic khẳng định rằng trong thời Liên Xô, những vùng lãnh thổ này nằm dưới ách chiếm đóng của người Nga). Nhưng ở mức độ không nhỏ, hành vi của giới tinh hoa cầm quyền Latvia, Litva và Estonia là do nguyện vọng bày tỏ thái độ tuân phục trước Hoa Kỳ và các nước NATO, với mục tiêu nhận được sự trợ giúp ưu ái từ các «ông lớn» đó. Đáng chú ý là chính trong cùng thời gian này Seimas (nghị viện) của Latvia đã liệt LB Nga vào hàng «Nhà nước bảo trợ cho chủ nghĩa khủng bố», và trước đó, hồi tháng 5 năm nay, Quốc hội Litva công bố Nga là Nhà nước khủng bố. Có thể coi những động thái này là đỉnh cao của chứng bài Nga và thái độ cúc cung tuân phục trong quan hệ với Hoa Kỳ.Điều không bí mật với ai, là các nước Baltic có vị thế khá tai tiếng ở châu Âu. Chính quyền của họ vi phạm nhân quyền khi ngang nhiên hạn chế quyền của cư dân nói tiếng Nga ở các nước này, «tẩy trắng» phục hồi và tôn vinh các đồng phạm của chủ nghĩa phát-xít Đức, phá dỡ các công trình tưởng niệm binh sĩ Liên Xô. Vì những hành động này, Vilnius, Riga và Tallinn đã nhiều lần bị công luận xã hội châu Âu lên án.Ai hưởng lợi từ cuộc tranh cãi này?Có thể giả định rằng Washington và Brussels sẽ ủng hộ quyết định của các nước Baltic rút khỏi định dạng «17 + 1». Mốt thời thượng hiện nay tại các thủ đô kể trên là bất kỳ đòn tấn công nào giáng vào Bắc Kinh cũng đều được hoan nghênh. Đây cũng là những gì người ta đã tính đến ở vùng bờ biển Baltic. Nhưng họ còn đi xa hơn. Chẳng hạn, Ngoại trưởng Litva chính thức hoan nghênh chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi tới Đài Loan. Nhân đây cần nói thêm, ông này là người duy nhất ở EU ủng hộ chuyến công du đầy khiêu khích đó của nữ chính khách Mỹ cao cấp.Phải nói rằng, Litva từ lâu đã tuân theo định tuyến đặc biệt trong quan hệ với Đài Loan. Vilnius coi chính quyền cộng sản ở Trung Quốc là độc tài, còn ở đảo Đài Loan là chế độ dân chủ. Năm ngoái, Chính phủ Litva đã cho phép khai trương «Văn phòng đại diện Đài Loan» với đầy đủ chức năng chính trị tại thủ đô của nước mình. Bắc Kinh kịch liệt phản đối. Và không chỉ phát biểu phản đối mà Trung Quốc còn áp dụng các biện pháp trừng phạt trong quan hệ với Litva: hạ thấp mức độ quan hệ ngoại giao và đưa ra hạn chế về thương mại với nước này.Hiện thời còn khó nói liệu Bắc Kinh có thi hành biện pháp trấn áp với Riga và Tallinn hay chăng. Có thể là không. Những quốc gia này chỉ là «muỗi» so với người khổng lồ Trung Hoa. Và giao dịch thương mại của Bắc Kinh với họ cũng chẳng đáng kể gì. Latvia xuất hàng sang Trung Quốc với mức 162 triệu euro, Estonia - 195 triệu euro. Nếu giao thương hoàn toàn ngừng, có lẽ chẳng một ai ở Trung Quốc nhận thấy. Mà Bắc Kinh hợp tác với 14 nước Đông Âu khác, và ở những quốc gia này, không một ai muốn từ bỏ liên hệ kinh tế với Trung Quốc. Chẳng hạn, Hungary vừa đề xuất tổ chức một «cuộc gặp kỷ niệm cấp Bộ trưởng» tại Budapest trong năm nay nhân dấu mốc 10 năm hình thành định dạng «17 + 1».
https://kevesko.vn/20220518/cac-nuoc-baltic-yeu-cau-nato-trien-khai-them-luc-luong-tren-lanh-tho-nuoc-minh-15235671.html
trung quốc
các nước baltic
vùng baltic
latvia
estonia
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/08/0f/17111362_141:0:2872:2048_1920x0_80_0_0_daf098f03a6c214276e147e28987b565.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
chính trị, tác giả, quan điểm-ý kiến, trung quốc, nga, các nước baltic, vùng baltic, latvia, estonia
chính trị, tác giả, quan điểm-ý kiến, trung quốc, nga, các nước baltic, vùng baltic, latvia, estonia
Các nước Baltic rời bỏ liên minh kinh tế với Trung Quốc vì chứng bài Nga
Vài ngày trước, chính giới Latvia và Estonia tuyên bố rút các nước này khỏi nền tảng phi chính thức «17 + 1», vốn được tạo ra cách đây 10 năm để thúc đẩy liên hệ kinh tế giữa Trung Quốc và các nước Đông Âu.
Còn trước đó, hồi năm ngoái, chính phủ Litva đã thực hiện bước đi như vậy, - quan sát viên Piotr Tsvetov của Sputnik điểm lại trong bài báo của mình.
Phải chăng vấn đề chỉ là thiệt hại kinh tế?
Khi lý giải biện minh cho hành động thiếu thân thiện như vậy đối với Trung Quốc, các đại diện của ba nước Cộng hòa vùng Baltic viện dẫn rằng niềm hy vọng về lợi ích kinh tế to lớn mà họ gửi gắm vào việc hợp tác với Trung Quốc đã không thành hiện thực, rằng có rất ít đầu tư từ Trung Quốc, còn thương mại thì thiệt hại bởi sự mất cân bằng thiên về có lợi cho Bắc Kinh. Điều thú vị là trong khi đó
các nước Đông Âu khác là thành viên của «17 + 1» lại chẳng phàn nàn chi về kết quả hợp tác với Bắc Kinh và ví dụ như Hy Lạp, họ tham gia vào sáng kiến «Một vành đai, Một con đường» («Nhất đới nhất lộ») do Trung Quốc khởi xướng.
Thực ra, yếu tố quyết định trong việc phân định giới tuyến của các nhà cầm quyền ở Latvia và Estonia là thái độ tiêu cực của họ khi chứng kiến quan hệ hữu nghị gắn bó Bắc Kinh và Matxcơva. Ngoại trưởng Estonia Urmas Reinsalu đã thừa nhận trên sóng đài phát thanh ERR rằng quyết định rút khỏi «17 + 1» là «xuất phát từ việc Trung Quốc không lên án cuộc xâm lược của Nga ở Ukraina».
Từ lâu các nước Baltic luôn giữ quan điểm chỉ trích Nga, gay gắt nhất trong EU. Điều đó một phần là do di sản lịch sử (ban lãnh đạo hiện tại của các nước Cộng hòa vùng Baltic khẳng định rằng trong thời Liên Xô, những vùng lãnh thổ này nằm dưới ách chiếm đóng của người Nga). Nhưng ở mức độ không nhỏ, hành vi của giới tinh hoa cầm quyền Latvia, Litva và Estonia là do nguyện vọng bày tỏ thái độ tuân phục trước Hoa Kỳ và
các nước NATO, với mục tiêu nhận được sự trợ giúp ưu ái từ các «ông lớn» đó. Đáng chú ý là chính trong cùng thời gian này Seimas (nghị viện) của Latvia đã liệt LB Nga vào hàng «Nhà nước bảo trợ cho chủ nghĩa khủng bố», và trước đó, hồi tháng 5 năm nay, Quốc hội Litva công bố Nga là Nhà nước khủng bố. Có thể coi những động thái này là đỉnh cao của chứng bài Nga và thái độ cúc cung tuân phục trong quan hệ với Hoa Kỳ.
Điều không bí mật với ai, là các nước Baltic có vị thế khá tai tiếng ở châu Âu. Chính quyền của họ vi phạm nhân quyền khi ngang nhiên hạn chế quyền của cư dân nói tiếng Nga ở các nước này, «tẩy trắng» phục hồi và tôn vinh các đồng phạm của chủ nghĩa phát-xít Đức, phá dỡ các công trình tưởng niệm binh sĩ Liên Xô. Vì những hành động này, Vilnius, Riga và Tallinn đã nhiều lần bị công luận xã hội châu Âu lên án.
Ai hưởng lợi từ cuộc tranh cãi này?
Có thể giả định rằng Washington và Brussels sẽ ủng hộ quyết định của các nước Baltic rút khỏi định dạng «17 + 1». Mốt thời thượng hiện nay tại các thủ đô kể trên là bất kỳ đòn tấn công nào giáng vào Bắc Kinh cũng đều được hoan nghênh. Đây cũng là những gì người ta đã tính đến ở vùng bờ biển Baltic. Nhưng họ còn đi xa hơn. Chẳng hạn, Ngoại trưởng Litva chính thức hoan nghênh chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi tới Đài Loan. Nhân đây cần nói thêm, ông này là người duy nhất ở EU ủng hộ chuyến công du đầy khiêu khích đó của nữ chính khách Mỹ cao cấp.
Phải nói rằng, Litva từ lâu đã tuân theo định tuyến đặc biệt trong quan hệ với Đài Loan. Vilnius coi chính quyền cộng sản ở Trung Quốc là độc tài, còn ở đảo Đài Loan là chế độ dân chủ. Năm ngoái,
Chính phủ Litva đã cho phép khai trương «Văn phòng đại diện Đài Loan» với đầy đủ chức năng chính trị tại thủ đô của nước mình. Bắc Kinh kịch liệt phản đối. Và không chỉ phát biểu phản đối mà Trung Quốc còn áp dụng các biện pháp trừng phạt trong quan hệ với Litva: hạ thấp mức độ quan hệ ngoại giao và đưa ra hạn chế về thương mại với nước này.
Hiện thời còn khó nói liệu Bắc Kinh có thi hành biện pháp trấn áp với Riga và Tallinn hay chăng. Có thể là không. Những quốc gia này chỉ là «muỗi» so với người khổng lồ Trung Hoa. Và giao dịch thương mại của Bắc Kinh với họ cũng chẳng đáng kể gì. Latvia xuất hàng sang Trung Quốc với mức 162 triệu euro, Estonia - 195 triệu euro. Nếu giao thương hoàn toàn ngừng, có lẽ chẳng một ai ở Trung Quốc nhận thấy. Mà Bắc Kinh hợp tác với 14 nước Đông Âu khác, và ở những quốc gia này, không một ai muốn từ bỏ liên hệ kinh tế với Trung Quốc. Chẳng hạn, Hungary vừa đề xuất tổ chức một «cuộc gặp kỷ niệm cấp Bộ trưởng» tại Budapest trong năm nay nhân dấu mốc 10 năm hình thành định dạng «17 + 1».