Vì sao Việt Nam có thể khẳng định vị thế cứ điểm sản xuất điện thoại thế giới?

© AP Photo / Jeff ChiuĐiện thoại thông minh Samsung Galaxy Z Flip
Điện thoại thông minh Samsung Galaxy Z Flip - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.08.2022
Đăng ký
Với sự có mặt của hàng loạt đại gia công nghệ như Apple, Samsung, Xiaomi, Intel,…, Việt Nam đang từng bước trở thành một trung tâm sản xuất mới trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Các ông lớn smartphone thế giới đều nhận thấy, Việt Nam sở hữu nhiều yếu tố tiềm năng và là một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất cho các dự án FDI lớn.

Những con số biết nói

Vừa qua, tạp chí đầu tư Moneyweek của Anh có bài viết cho rằng, các sản phẩm "Made in Vietnam" đang khẳng định vị thế trên thị trường thế giới. Nhiều tập đoàn đa quốc gia, mà phần lớn là tập đoàn điện tử, đều ghi nhận sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam như một bảo chứng cho chất lượng.
Số liệu của Bộ Công Thương cho thấy, trong năm 2021, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam chiếm tỷ trọng 17,8% toàn ngành công nghiệp, tập trung vào sản phẩm điện tử, máy vi tính và linh kiện...
Trong cả năm 2021, Việt Nam sản xuất 233,7 triệu chiếc điện thoại di động, tăng 7,6% so với năm 2020. Trị giá sản xuất linh kiện điện thoại đạt 580.800 tỷ đồng, tăng 29,5% so với năm 2020.
Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện của cả nước đạt 57,5 tỷ USD, tăng 12,4% so với năm 2020 và chiếm trên 17,1% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong năm 2021.
Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2021 đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2020. Con số này cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài có niềm tin rất lớn vào môi trường đầu tư Việt Nam.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 5 đầu năm 2022, nhà đầu tư nước ngoài đã rót khoảng 7,71 tỷ USD vào Việt Nam, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2021.
Với sự xuất hiện của hầu hết các tên tuổi lớn hàng đầu thế giới về điện tử và công nghệ đã như: Samsung, Intel, LG, Foxconn, Canon, Panasonic, Electronics, Nokia, Meiko, Apple, Microsoft, Qualcomm…, Việt Nam đang vươn mình trỗi dậy trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tiệm thương hiệu Samsung Electronics ở Moscow - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.08.2022
Samsung lên kế hoạch sản xuất sản phẩm chất bán dẫn tại Việt Nam
Đáng chú ý, tập đoàn Samsung của Hàn Quốc đã đầu tư vào Việt Nam gần 18 tỷ USD, tính đến cuối năm 2021.
Samsung Việt Nam hiện vận hành 6 nhà máy tại Bắc Ninh, Thái Nguyên và TP.HCM, một trung tâm nghiên cứu phát triển R&D tại Hà Nội và một pháp nhân bán hàng.
Có đến hơn 50% sản lượng điện thoại Samsung toàn cầu được sản xuất tại Việt Nam và được xuất khẩu đi 128 quốc gia. Việt Nam đang vượt qua vai trò là cứ điểm sản xuất trọng điểm toàn cầu và sẽ trở thành trung tâm chiến lược về R&D của tập đoàn này.
Ngay từ đầu năm 2021, Tập đoàn công nghệ Foxconn, đối tác sản xuất chính của Apple, đã đầu tư xây dựng nhà máy tại Bắc Giang với tổng vốn đầu tư đăng ký 270 triệu USD. Dự án này chuyên sản xuất máy tính bảng và máy tính xách tay với công suất khoảng 8 triệu sản phẩm/năm.
Trước đây, máy tính bảng iPad đều được lắp ráp tại Trung Quốc. Tuy nhiên, theo yêu cầu của Apple, việc sản xuất iPad nay đã mở rộng sang Việt Nam. Các sản phẩm quan trọng của “Táo khuyết” như iPad, AirPods, MacBook, AirPods và AirPods Pro hiện đã được sản xuất tại Việt Nam và xuất khẩu đi khắp thế giới.
Mới đây, Xiaomi cũng đã mở rộng sản xuất sang Việt Nam. DBG Technology Việt Nam, đối tác của Xiaomi, hiện đã xây dựng nhà máy lắp ráp điện thoại tại Thái Nguyên với trị giá 80 triệu USD và bắt đầu hoạt động từ tháng 6 năm 2021. Công suất dự kiến của nhà máy là 20 triệu sản phẩm mỗi năm, với các sản phẩm như điện thoại, máy tính, điện tử gia dụng, linh kiện điện tử.

Việt Nam sở hữu nhiều yếu tố tiềm năng

Các ông lớn smartphone thế giới đều nhận thấy, Việt Nam sở hữu những yếu tố tiềm năng vững chắc và vị thế là một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất cho các dự án FDI lớn.
Việt Nam nằm trong vùng có nền công nghiệp phát triển nhanh và năng động. Việt Nam sở hữu thị trường nội địa gần 100 triệu dân với khả năng tiếp cận trực tiếp với thị trường 600 triệu dân của ASEAN, cũng như thị trường xuất khẩu quốc tế rộng lớn nhờ các hiệp định thương mại tự do (FTAs).
Việt Nam còn có nguồn lao động dồi dào, trẻ và nhất là chi phí khá thấp so với những thị trường lao động khác trên thế giới. Bên cạnh đó, sự ổn định cũng là một lý do để các nhà đầu tư đặt niềm tin vào Việt Nam.
Các dự án nghiên cứu phát triển (R&D) đang được ưu đãi đặc biệt và có nhiều tiềm năng phát triển. Hiện nay, Việt Nam có đủ khả năng cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực này. Thành công của Trung tâm R&D của Samsung Việt Nam là một ví dụ minh chứng cho điều đó.
Theo Thứ trưởng Bộ Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, Việt Nam đang tạo thuận lợi cơ bản cho sự phát triển của khu công nghiệp, khu kinh tế như: môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng hoàn thiện; cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nhất là đường giao thông kết nối vùng, với thị trường quốc tế được nâng cấp và phát triển, tạo điều kiện tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, vị thế quốc tế của Việt Nam được nâng lên và thị trường xuất khẩu được rộng mở thông qua các hiệp định tự do thương mại đa phương, song phương và nguồn lao động có khả năng thích ứng tốt với những thay đổi của khoa học, công nghệ.
Việt Nam là nước có tỷ lệ người dân sử dụng smartphone ở mức cao trên thế giới, trung bình 1 smartphone/người. Điều này đã góp phần khiến Xiaomi đưa ra quyết định xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam, bởi Việt Nam là thị trường lớn của Xiaomi, chỉ sau Trung Quốc.
Cửa hàng Xiaomi ở Trung Quốc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.07.2022
Xiaomi bắt đầu sản xuất tại Việt Nam
Báo cáo năm 2021 của công ty nghiên cứu thị trường GfK cho biết, lượng smartphone bán ra tại Việt Nam đã tăng từ 15,7 triệu chiếc vào năm 2020 lên 16,8 triệu chiếc trong năm 2021. Đáng chú ý, con số tăng trưởng này đạt được trong thời gian dịch bệnh Covid-19.
Tỷ trọng smartphone với điện thoại cơ bản cũng tăng dần qua từng năm. Năm 2020, con số tương ứng là 71% và 29%, đến năm 2021 đã là 80% và 20%. Số tiền chi ra để một chiếc smartphone cũng tăng lên đáng kể, từ khoảng 257 USD (5,8 triệu đồng) năm 2017 lên 292 USD (6,6 triệu đồng).
"Người Việt thích nâng cấp smartphone có cấu hình cao hơn, hỗ trợ công nghệ mới như 5G và bộ nhớ lớn dù giá bán lẻ trung bình của smartphone có xu hướng tăng trong năm 2021", báo cáo của GfK cho biết.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn có những khó khăn cần phải giải quyết. Theo ông Trần Quốc Trung, Phó vụ trưởng Vụ quản lý khu kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), hiện Việt Nam ghi nhận khoảng 85% khu công nghiệp hoạt động theo mô hình đa ngành, đa lĩnh vực; 15% theo mô hình chuyên ngành, hỗ trợ, khu công nghiệp sinh thái, khu đô thị dịch vụ.
Việt Nam chưa có khu công nghiệp nào đạt chuẩn sinh thái. Do đó, mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 35 đưa ra 2 mô hình mới là khu công nghiệp chuyên ngành và khu công nghiệp công nghệ cao; sửa đổi, bổ sung khu công nghiệp sinh thái...
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала