3 lý do khiến chuyên gia thế giới lạc quan về gạo Việt Nam hơn so với đối thủ Thái Lan

© Depositphotos.com / Elena ElisseevaBát cơm và đôi đũa gỗ
Bát cơm và đôi đũa gỗ - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.08.2022
Đăng ký
Chuyên gia quốc tế đưa ra những dự báo lạc quan về gạo Việt Nam. Theo đó, có nhiều nguyên nhân khiến giá gạo tăng, tiếp tục đưa hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam tăng lên cả về khối lượng và giá trị đến năm 2031.
Bên cạnh đó, năng suất và giá trị gạo Việt Nam được đánh giá là có nhiều lợi thế ưu việt về xuất khẩu hơn so với các đối thủ cùng cạnh tranh từ Thái Lan, Ấn Độ.

Ba lý do khiến xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ tiếp tục thăng hoa

Tại báo cáo “Nghiên cứu ngành hàng lúa gạo Việt Nam 2022-2031” được tổ chức ResearchAndMarkets thực hiện đã nêu ra ba nguyên nhân (động lực) chính đưa hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam phát triển ổn định trong thời gian tới.
Theo ResearchAndMarkets, đầu tiên, chính phủ Việt Nam đã ban hành chính sách tái cơ cấu nền nông nghiệp, theo đó cơ cấu ngành lúa gạo được điều chỉnh mạnh mẽ như thay đổi quy trình canh tác, chú trọng nâng cao chất lượng gạo hơn là chỉ tập trung tăng sản lượng - tức phát triển nền nông nghiệp thông minh, hiệu quả, bền vững.
Để so sánh, báo cáo dẫn chứng, vào năm 2015, tỷ lệ hạt giống lúa chất lượng cao của Việt Nam chỉ chiếm 35% -40% cơ cấu sản xuất. Tuy nhiên, đến năm 2020, thực tế đã khác. Cụ thể, theo báo Nông Nghiệp, con số này đã đạt từ 75% -80%, thậm chí có nơi tỷ lệ sử dụng hạt giống chất lượng cao lên tới 90% cho thấy sự thay đổi định hướng đúng đắn.
Một nông dân thu hoạch lúa trên cánh đồng lúa ở Hà Nội, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.07.2022
Là nước xuất khẩu gạo hàng đầu, vì sao Việt Nam vẫn nhập hàng triệu tấn lúa từ Campuchia?
Lý do thứ hai để đưa ra dự báo lạc quan cho gạo Việt Nam, đó là việc Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại song phương (FTA) như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại Tự do EU - Việt Nam (EVFTA) với nhiều nước, tạo điều kiện cho sự bứt phá của xuất khẩu gạo Việt Nam trong những năm tới. Đa dạng hoá thị trường, tăng cường tìm kiếm đối tác xuất khẩu sẽ giúp gạo Việt Nam tiến sâu hơn, rộng hơn ra thị trường toàn cầu.
Nguyên nhân thứ ba là nhu cầu thị trường. Theo ResearchAndMarkets, trong bối cảnh nhiều nước, nhiều ngành vẫn bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 vào năm 2020, cộng thêm ảnh hưởng từ các diễn biến chính trị xung đột, nguy cơ năng lượng, lương thực, nhưng nhu cầu về lương thực, thực phẩm vẫn không hề sụt giảm, thậm chí còn ngày càng cần thiết.

Năng suất và chất lượng gạo Việt Nam tăng

Các chuyên gia đánh giá, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là “vựa lương thực”, trung tâm trồng lúa của Việt Nam.
Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực đóng góp 50% sản lượng lúa gạo và 95% lượng gạo xuất khẩu cho nền nông nghiệp Việt Nam.
Số liệu vào năm 2020 cho thấy, nông dân đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam trồng hơn 1,5 triệu ha lúa mỗi mùa, với năng suất bình quân 6 tấn/ha và sản lượng lúa hàng năm trên 24 triệu tấn. Đồng thời, sản lượng lúa đông xuân tại khu vực này cũng ước đạt khoảng 10 triệu tấn từ năm 2020 đến năm 2021.
Năm 2021, thống kê cho thấy, Việt Nam đạt tổng sản lượng lúa khoảng 44 triệu tấn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, chế biến, làm thức ăn gia súc, gia cầm và xuất khẩu đạt giá trị 3,133 tỷ USD.
Người dân huyện Phong Thổ thu hoạch lúa tẻ râu - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.07.2022
Giá gạo Việt Nam dẫn đầu thế giới, khẳng định vị thế cường quốc về lương thực
Mặt hàng chủ lực là gạo cũng đã trở thành điểm sáng trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong bối cảnh xuất khẩu của nhiều mặt hàng chiếm ưu thế lâu nay của Việt Nam giảm mạnh.
Về giá, mặc dù giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam năm 2021 giảm 3,83% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 477 USD/tấn, nhưng sang đầu năm 2022, giá gạo Việt Nam vẫn giữ vị trí cao nhất.
Trong khi đó, tính đến ngày 25 tháng 3, giá gạo Việt Nam loại 5% tấm trung bình đạt 515-520 USD/tấn, trong khi gạo Thái Lan cùng loại ở mức 500 -518 USD/tấn và gạo Ấn Độ là 398- 403 USD/tấn.
Số liệu thống kê cũng cho thấy, kể từ thời điểm Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực vào ngày 1 tháng 8 năm 2020, hoạt động xuất khẩu gạo đã tăng trưởng nhanh chóng. Theo thoả thuận EVFTA, hàng năm EU sẽ cấp hạn ngạch cho Việt Nam 80.000 tấn gạo xuất khẩu với thuế suất 0% (bao gồm 30.000 tấn gạo đã chế biến, 20.000 tấn gạo chưa xát và 30.000 tấn gạo thơm).
Cũng theo lộ trình của EVFTA, EU sẽ giảm thuế suất nhập khẩu về 0 trong những năm tới. Tận dụng lợi thế trên, ngay từ tháng 9/2020, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu gạo sang EU với giá cao hơn nhiều so với trước đây.
Cụ thể, trước khi EVFTA có hiệu lực, giá gạo ST20 và gạo Jasmine xuất sang EU lần lượt chỉ là 800 USD và 550 USD/tấn, trong khi hiện nay giá lần lượt là trên 1.000 USD và 600 USD/tấn.

Gạo Việt Nam nhiều ưu thế so với các đối thủ

Cập nhật từ Bộ Công Thương cho thấy, 7 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu gạo của Việt Nam đã giảm 9,6% so với cùng kỳ năm 2021, đạt bình quân 489 USD/tấn dù nhu cầu thế giới tăng.
Theo các phân tích, sự sụt giảm này chủ yếu đến từ các lô hàng xuất khẩu sang các thị trường châu Á và châu Phi – nơi quan tâm nhiều đến giá gạo rẻ, còn tại các thị trường EU, Mỹ dù khối lượng không nhiều nhưng giá vẫn tương đối tốt và có xu hướng tăng vì người dân Mỹ và châu Âu chú trọng chất lượng sản phẩm, họ sẵn sàng chấp nhận giá cao hơn miễn là gạo ngon, tốt, sạch.
Cùng với đó, các dự báo cũng cho thấy, giá gạo hiện nay được nhận định là khó có khả năng giảm thêm vì nhu cầu toàn cầu vẫn mạnh, trong khi nguồn cung từ vụ thu hoạch Hè Thu ở Đồng bằng sông Cửu Long đang giảm đi.
Sở KH&CN thành phố Cần Thơ đặt hàng Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long 5 giống lúa thơm ngon, đạt tiêu chuẩn châu Âu để mở rộng vùng nguyên liệu - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.05.2022
Giá gạo Việt Nam "giậm chân tại chỗ" trước cuộc khủng hoảng lương thực
Ông Akio Shibata, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Tài nguyên Thiên nhiên Nhật Bản nêu cảnh báo rằng, châu Á không thể tiếp tục lạc quan về nguồn cung lương thực thiết yếu của mình.
Cụ thể, theo vị chuyên gia, nếu giá phân bón tiếp tục tăng và nguồn cung bị gián đoạn, giá gạo có thể sẽ đi theo ‘vết xe đổ’ của giá lúa mì và ngô.
Mặc dù vậy, chuyên gia người Nhật vẫn tỏ ra lạc quan với gạo Việt Nam so với các đối thủ cùng cạnh tranh. Trên Nikkei Asia, ông Akio Shibataphân tích, Thái Lan sẽ có thể đặc biệt dễ bị tổn thương do nông dân nước Thái thường dựa vào thuốc trừ sâu và phân bón hóa học đắt tiền khi mỗi năm quốc gia Đông Nam Á phải nhập khẩu khoảng 4 triệu tấn phân bón.
Trong khi đó, năng suất lúa của Thái Lan vẫn ở mức thấp, mỗi rai (0,16 ha) đạt khoảng 454 kg, thấp hơn nhiều so với mức 803 kg/rai của Việt Nam.
“Đó là điều khác biệt so với các đối thủ như Việt Nam và Ấn Độ. Việt Nam đã dành nhiều năm để phát triển bộ giống lúa mới và kỹ thuật trồng lúa cải thiện giúp cắt giảm chi phí sản xuất, trong khi Ấn Độ và Pakistan trồng lúa ở những vùng rộng lớn và giá nhân công rẻ”, - Chủ tịch Viện Nghiên cứu Tài nguyên Thiên nhiên Nhật Bản nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала