Vì sao Moskva có quảng trường CHND Donetsk, còn ở TP Hồ Chí Minh không còn quảng trường J. Kennedy?

© Sputnik / Vladimir Astapkovich / Chuyển đến kho ảnhThành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.08.2022
Đăng ký
Gần đây, hai quảng trường mới đã xuất hiện trên bản đồ Moskva - Quảng trường Cộng hòa Nhân dân Lugansk và Quảng trường Cộng hòa Nhân dân Donetsk, nhà phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik cho biết trong bài báo của mình.
Thị trưởng Moskva, ông Sergei Sobyanin đã ký sắc lệnh đổi tên hai quảng trường ở thủ đô Nga. Khu vực đối diện với Đại sứ quán Anh tại Moskva sẽ có tên là Quảng trường Cộng hòa Nhân dân Lugansk, còn địa điểm đối diện với Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Moskva được gọi là Quảng trường Cộng hòa Nhân dân Donetsk. Như Tòa thị chính Moskva giải thích, sự đổi tên này được thực hiện theo đề nghị của các đại biểu Duma thành phố Moskva và công chúng thủ đô Nga.
Rõ ràng, các vị đại diện của nhân dân Moskva đã làm điều này không chỉ vì mong muốn thể hiện tình đoàn kết với nhân dân hai nước cộng hòa mới thành lập, trong 8 năm qua đã sống dưới áp lực của những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraina. Việc lựa chọn vị trí các quảng trường mới nhấn mạnh khía cạnh chính sách đối ngoại trong quyết định của chính quyền Moskva - người Nga không thích quan điểm của chính quyền Mỹ và Anh đối với tình hình Ukraina. Bây giờ mỗi ngày các nhà ngoại giao Mỹ và Anh đều phải nhớ rằng có hai nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Cộng hòa Nhân dân Lugansk độc lập, không trực thuộc chính phủ Zelensky.
© Sputnik / Alexey Filippov / Chuyển đến kho ảnhQuảng trường của Cộng hòa Nhân dân Donetsk ơt Moskva
Quảng trường của Cộng hòa Nhân dân Donetsk ơt Moskva - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.08.2022
Quảng trường của Cộng hòa Nhân dân Donetsk ơt Moskva
Địa danh học (tiếng Anh: toponymy) là tập hợp các địa danh trong lãnh thổ có liên quan đến chính trị, tên gọi thành phố thủ đô chẳng hạn. Thời Trung cổ, các đường phố được gọi theo thực tế - ví dụ như phố Cheryomushki ở Moskva là nơi có trồng nhiều cây dã anh, hoặc phố Liễu Giai ở Hà Nội có nhiều cây liễu mọc. Tên phố cũng được đặt theo nghề nghiệp của những người sống trong khu vực. Phố Kuznetsky Most ở Moskva được đặt tên như vậy vì đó là nơi sinh sống và làm việc của những người thợ rèn. Còn phố Khâm Thiên ở Hà Nội có tên như vậy vì từ thế kỷ XI – XVII, nơi đây có đài Khâm Thiên Giám có nhiệm vụ theo dõi thời tiết, thiên văn và nghiên cứu lịch pháp.
Trong thế kỷ 20 và 21, chính trị can thiệp vào quá trình đặt tên đường phố và quảng trường. Ở Liên Xô, nhiều thành phố được đặt theo tên các nhà lãnh đạo Đảng Bolshevik như thành phố Leningrad, Stalingrad, Kirov, Zhdanov, Frunze, v.v. Khi CCCP tan rã, chính quyền mới bỏ các tên gọi thời kỳ Xô Viết. Và không chỉ gỡ bỏ những cái tên gắn liền với tư tưởng cộng sản, chẳng hạn, phố Bolshaya Kommunisticheskaya ở Moskva ngày nay mang tên nhà văn Alexander Solzhenitsyn. Chính quyền "dân chủ" ở Moskva đã trả lại các tên cũ trước cách mạng cho nhiều đường phố. Chẳng hạn, phố Gorky lại được gọi là phố Tverskaya, phố Chekhov đổi tên thành Malaya Dmitrovka, Quảng trường Dzerzhinsky đổi thành Quảng trường Lubyanka, v.v.
Khách tản bộ trên Quảng trường Trocadero ở Paris - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.06.2022
Thêm một quảng trường ở Paris mang tên người Việt

Còn ở Việt Nam thì sao?

Sẽ thật sai lầm nếu nghĩ rằng chỉ người Nga mới có thói quen đổi tên thành phố, quảng trường, phố xá. Việt Nam cũng có kinh nghiệm không kém Nga về mặt này. Tuy nhiên, Việt Nam không đổi tên các thành phố, ngoại trừ trường hợp Sài Gòn được gọi là thành phố Hồ Chí Minh theo nguyện vọng của đại đa số nhân dân Việt Nam. Nhưng tên các đường phố ở Việt Nam thay đổi khá thường xuyên. Ví dụ, thành phố Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh) đã trải qua ít nhất hai đợt đổi tên. Lần thứ nhất diễn ra sau năm 1954, khi thực dân Pháp rời bỏ Việt Nam. Khi đó chính quyền Sài Gòn quyết định loại bỏ những cái tên gắn liền với người Pháp. Ví dụ, đường Bà Huyện Thanh Quan, nơi đặt Tổng Lãnh sự quán Nga, thời Pháp thuộc có tên là Piere Fladin (cho đến năm 1955).
Khu vực xung quanh Nhà thờ Đức Bà ở trung tâm Sài Gòn từng đổi tên nhiều lần. Dưới thời Pháp, nó được đặt theo tên của vị linh mục Công giáo Pigneau De Behaine có vai trò quan trọng trong quá trình chinh phục thuộc địa của Việt Nam. Năm 1955, khu vực này được đổi tên là Quảng trường Hòa bình, và năm 1963 nó được đặt theo tên của Tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy. Tuy nhiên, những người cộng sản không thể cho phép trên bản đồ thành phố mang tên Hồ Chí Minh lại có tên Tổng thống Mỹ - kẻ thù tồi tệ nhất của dân tộc Việt Nam. Khi đó mọi thứ của Mỹ đều bị cấm – từ thuốc lá Winston cho đến bài hát "Hotel California". Vì vậy, sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, quảng trường bắt đầu mang tên “Công xã Paris”. Sau khi thống nhất đất nước, đường phố của các thành phố miền Nam Việt Nam trải qua làn sóng đổi tên lần thứ hai.
CC BY-SA 3.0 / Diego Delso / Basílica de Nuestra SeñoraQuảng trường Nhà thờ Đức Bà ở thành phố Hồ Chí Minh
Quảng trường Nhà thờ Đức Bà ở thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.08.2022
Quảng trường Nhà thờ Đức Bà ở thành phố Hồ Chí Minh
Tên hiện nay của các thành phố Nga và Việt Nam sẽ bền vững như thế nào? Thật khó để nói chính xác. Thời đại luôn thay đổi. Các thế hệ chính trị gia và cư dân thành phố mới sẽ đến, và họ điều chỉnh các địa danh về mặt chính trị và tư tưởng, đơn giản là đối với thực tế mới của cuộc sống.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала