Thủ tướng Phạm Minh Chính thẳng thắn nói về lộ trình giảm điện than của Việt Nam

© Ảnh : VGP/Nhật BắcThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và ông Alok Sharma, Bộ trưởng, Chủ tịch COP2.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và ông Alok Sharma, Bộ trưởng, Chủ tịch COP2. - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.08.2022
Đăng ký
Tiếp ông Alok Kumar Sharma, Bộ trưởng Chính phủ Anh, Chủ tịch COP26, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Việt Nam sẽ tiếp tục xem xét có lộ trình giảm nhiệt điện than phù hợp với điều kiện đất nước.
Chủ tịch COP26 Alok Sharma đánh giá cao thông điệp thẳng thắn của Thủ tướng Phạm Minh Chính về công bằng và công lý trong hợp tác chuyển đổi năng lượng, ứng phó với biến đổi khí hậu.

“Việt Nam lo cho chính đất nước và người dân mình”

Ngày 29/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp ông Alok Kumar Sharma, Bộ trưởng Chính phủ Anh, Chủ tịch Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) đang thăm, làm việc tại Việt Nam.
Tại buổi tiếp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hoan nghênh, đánh giá cao những đóng góp của ngài Alok Kumar Sharma trong thúc đẩy triển khai thực hiện cam kết COP26.
Hai bên cũng có chung nhận định rằng, vấn đề biến đổi khí hậu ngày càng trở nên cực đoan, khó lường và khó dự báo trên phạm vi toàn cầu, vì vậy, cần có tinh thần đoàn kết quốc tế và cách tiếp cận toàn cầu để ứng phó với biến đổi khí hậu.
Lãnh đạo Chính phủ nêu rõ, là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, hơn ai hết, Việt Nam lo cho chính đất nước và nhân dân mình.
Ngay sau COP26, Việt Nam chủ động, tích cực triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện các cam kết của mình tại Hội nghị COP26. Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chính phủ Việt Nam đã thành lập ngay Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26; xây dựng Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị COP26, Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050.
Chính phủ cũng có Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí methan của ngành giao thông vận tải, Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, Kế hoạch hành động giảm phát thải khí metan đến năm 2030.

“Việt Nam coi mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” và chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng sạch và tái tạo là xu thế phát triển tất yếu của thế giới cũng như đối với Việt Nam, cũng là xuất phát từ chính lợi ích của nhân dân Việt Nam”, - Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định.

Từng bước thực hiện chủ trương xây dựng Ninh Thuận trở thành Trung tâm Năng lượng tái tạo của cả nước, đến nay, UBND tỉnh Ninh Thuận đã cấp quyết định chủ trương đầu tư cho 37 dự án điện mặt trời và 15 dự án điện gió với tổng công suất trên 3.342 MW - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.02.2022
Cam kết COP26: Việt Nam nghiên cứu thành lập Trung tâm năng lượng tái tạo

Việt Nam tiếp tục xem xét có lộ trình giảm điện than phù hợp

Phát biểu với ông Alok Sharma, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam sẽ tiếp tục xem xét có lộ trình giảm điện than phù hợp.
Theo người đứng đầu Chính phủ, Việt Nam đã thực hiện cắt giảm một số nhà máy nhiệt điện để giảm khí thải, phát triển năng lượng xanh, thúc đẩy đầu tư trồng rừng, giảm phát thải khí metan… Thủ tướng cũng khẳng định, các bộ, ngành của Việt Nam đã và đang có các hành động cụ thể, thiết thực triển khai cam kết của Việt Nam tại COP26 hướng tới mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.
Một lần nữa, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam nhấn mạnh rằng, chống biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu, tác động toàn dân nên cần có cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân. Đặc biệt, cần đảm bảo công bằng, công lý trong thực hiện chống biến đổi khí hậu.
Theo ông Phạm Minh Chính, Việt Nam là nước đang phát triển, trải qua nhiều năm chiến tranh, còn rất nhiều khó khăn nhưng đã đưa ra các cam kết về ứng phó biến đổi khí hậu như các nước phát triển.

“Do đó, cần bước đi, lộ trình phù hợp và sự hỗ trợ của các nước phát triển, các đối tác về tài chính, đào tạo nguồn nhân lực, công nghệ, khoa học quản trị và hoàn thiện thể chế liên quan đến vấn đề này”, - Thủ tướng lưu ý.

Để thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0, theo người đứng đầu Chính phủ, nỗ lực trong nước là tiên quyết, đồng thời, hợp tác quốc tế là quan trọng và mang tính đột phá.
Thủ tướng Chính phủ đề nghị Vương quốc Anh và các đối tác phát triển trong quá trình đàm phán thiết lập Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng cần hỗ trợ Việt Nam về công nghệ và tài chính, bên cạnh phát triển nguồn nhân lực, hoàn thiện thể chế và chia sẻ kinh nghiệm.
Cụ thể, về công nghệ, Việt Nam đề nghị các đối tác phát triển hỗ trợ, chuyển giao công nghệ năng lượng tái tạo, giúp Việt Nam xây dựng và phát triển ngành công nghiệp sản xuất thiết bị năng lượng tái tạo, hỗ trợ Việt Nam xây dựng bản đồ đánh giá chính xác tiềm năng điện mặt trời, điện gió (bao gồm trên bờ và ngoài khơi) trên các vùng miền.
Về tài chính, các đối tác phát triển cần xem xét cho Việt Nam vay mức lãi suất hợp lý, theo Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Thủ tướng khẳng định, Việt Nam có tiềm năng lớn về điện gió, điện mặt trời và chắc chắn sẽ phát triển loại năng lượng này.

“Để có đủ căn cứ, đề nghị Vương quốc Anh và cộng đồng quốc tế hỗ trợ đánh giá chính xác về tiềm năng này để Việt Nam có kế hoạch, lộ trình đầu tư, phát triển phù hợp”, - Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị.

Bên cạnh đó, Việt Nam khuyến khích các nhà đầu tư vào phát triển năng lượng gió, năng lượng mặt trời tại Việt Nam, song phải tính toán để có giá điện phù hợp với điều kiện, thu nhập của người dân Việt Nam.
Thủ tướng đề nghị Bộ trưởng Alok Kumar Sharma vận động Chính phủ Vương quốc Anh, các quốc gia phát triển, Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế hỗ trợ Việt Nam thực hiện ứng phó với biến đổi khí hậu và thực hiện các cam kết tại COP26, đôn đốc, thúc đẩy các nhóm công tác kỹ thuật của hai bên làm việc thường xuyên hơn, nhanh chóng đàm phán các nội dung về chuyển đổi năng lượng công bằng, công lý.
Lãnh đạo Chính phủ nhắc thêm rằng, Việt Nam là một trong những nước chịu tác động của biến đổi khí hậu, vì vậy, việc chuyển đổi năng lượng, thích ứng với biến đổi khí hậu là mối quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước. T

“Tuy nhiên, quá trình này cần được thực hiện một cách công bằng và công lý, sao cho doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam có lợi nhưng người dân Việt Nam cũng được hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc”, - Thủ tướng bày tỏ.

Về phần mình, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Chính phủ sẽ tiếp tục xem xét có lộ trình giảm nhiệt điện than phù hợp với điều kiện của Việt Nam với sự hỗ trợ của đối tác quốc tế.

“Việt Nam mong muốn thúc đẩy quá trình đàm phán thiết lập Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng với các đối tác trong đó có các nước thuộc Nhóm G7”, - Thủ tướng nhấn mạnh.

Sẽ vận động LHQ, các nước hỗ trợ Việt Nam

Phát biểu với Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Chính phủ Anh, Chủ tịch Hội nghị lần thứ 26 Alok Kumar Sharma đã cảm ơn Thủ tướng Việt Nam về những chia sẻ rất chân thành, thẳng thắn.
Ông Sharma thể hiện sự đồng tình với các ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng thời đánh giá cao các cam kết của Việt Nam tại COP26, cũng như việc thực hiện các cam kết này trong thời gian vừa qua.
Đáng chú ý, Bộ trưởng Alok Kumar Sharma khẳng định sẽ vận động các nước, Liên HQợp Quốc và các tổ chức quốc tế để hỗ trợ Việt Nam triển khai các cam kết, thực hiện chuyển đổi năng lượng công bằng, nhất là hỗ trợ về tài chính, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.01.2022
COP26, cam kết của Việt Nam và thể diện của Thủ tướng Phạm Minh Chính
Ông Sharma cho biết sẽ chuyển thông điệp của Thủ tướng Chính phủ về công bằng và công lý trong hợp tác chuyển đổi năng lượng và ứng phó với biến đổi khí hậu đến các đối tác phát triển và mong muốn Tuyên bố chính trị về thiết lập Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng sẽ được thông qua nhân dịp COP27 tại Ai Cập vào cuối năm nay.
Trước đó, ông Alok Sharma cũng đã có cuộc gặp với Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Người đứng đầu Quốc hội cho biết, dù gặp nhiều khó khăn về tài chính, công nghệ, năng lực như nhiều quốc gia đang phát triển khác nhưng Việt Nam quyết tâm triển khai các cam kết tại COP26, trong đó có cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала