“Việt Nam không tham gia trừng phạt chống Nga”

© Sputnik / Alexei Filippov / Chuyển đến kho ảnhChủ tịch Liên đoàn Công nghiệp và Doanh nhân Nga Alexander Shokhin
Chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp và Doanh nhân Nga Alexander Shokhin - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.09.2022
Đăng ký
Việt Nam không tham gia vào các biện pháp trừng phạt chống Nga, không bao giờ muốn Nga bị cô lập. Không chỉ là những “người đồng chí” thân thiết, Việt Nam còn là đối tác đầy triển vọng của Nga tại châu Á – Thái Bình Dương, sẵn sàng trở thành cầu nối kết nối Nga với nền kinh tế thế giới.
Theo Chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp và Doanh nhân Nga Alexander Shokhin, Việt Nam là đối tác đặc biệt đáng tin cậy của Liên bang Nga ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương và trên thế giới.

Việt Nam là đối tác đáng tin cậy và đầy triển vọng của Nga

Như Sputnik đã thông tin, Diễn đàn Kinh tế phương Đông lần thứ VII (EEF 2022) được tổ chức tại thành phố Viễn Đông Vladivostosk của Liên bang Nga đang thu hút sự chú ý từ giới quan sát quốc tế.
Ngày 6 tháng 9 năm 2022, Liên đoàn Công nghiệp và Doanh nhân Nga RSPP Alexander Shokhin đã tham gia “Đối thoại kinh doanh Nga-Việt”, sự kiện lần đầu tiên được tổ chức trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Phương Đông lần thứ VII.
Tại đây, người đứng đầu hiệp hội các nhà công nghiệp và doanh nhân Nga đã nêu nhiều nhận định xác đáng về quan hệ Việt – Nga, tiềm năng hợp tác thương mại song phương và vị trí đặc biệt của Việt Nam trong kết nối nền kinh tế Nga với những đối tác còn lại ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

“Việt Nam luôn là một đối tác đáng tin cậy và đầy triển vọng. Trong tình hình hiện nay, giữa các nước ASEAN, khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam không chỉ là một đối tác hữu nghị truyền thống, mà hoàn toàn có thể trở thành trung tâm thúc đẩy lợi ích của các doanh nghiệp Nga ở Đông Nam Á trong một số lĩnh vực”, Chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp và Doanh nhân Nga Alexander Shokhin khẳng định.

Dự phiên thảo luận có ông Đặng Minh Khôi, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Liên bang Nga, Cộng hòa Armenia, Cộng hòa Uzbekistan và Turkmenistan; Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Liên bang Nga Andrey Yatskin; Đại diện Thương mại Liên bang Nga tại Việt Nam Vyacheslav Kharinov; Bộ trưởng Đầu tư Vùng Sakhalin Vasily Grudev; Bộ trưởng Đối ngoại và các vấn đề dân tộc Cộng hòa Sakha Sakha (Yakutia) Gavril Kirillin…
Valentina Matvienko tại cuộc họp Hội đồng An ninh Liên bang Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.09.2022
Chủ tịch Hội đồng LB Nga gọi Việt Nam là đối tác tin cậy nhất của Nga ở Đông Nam Á
Đại diện phía Việt Nam còn có Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam tại Liên bang Nga Lê Trường Sơn, Đại diện Thương mại Việt Nam tại Vladivostok Nguyễn Hồng Thành. Tham dự hội thảo còn có Tổng lãnh sự Việt Nam tại Vladivostosk Nguyễn Đăng Hiền, các doanh nhân Việt Nam và Nga, cũng như nhiều quan chức chính quyền Nga cũng như vùng Viễn Đông Liên bang Nga.

“Việt Nam không tham gia vào các biện pháp trừng phạt chống Nga”

Người đứng đầu Liên đoàn Công nghiệp và Doanh nhân Nga cho biết, thương mại giữa Nga và Việt Nam đang phát triển tích cực, được tạo thuận lợi bởi hiệp định FTA.
Đề cập đến thỏa thuận khu vực thương mại tự do (FTA), Chủ tịch RSPP Shokhin nhắc lại rằng việc ký kết các thỏa thuận như vậy thuộc thẩm quyền của Ủy ban Kinh tế Á - Âu (EEC), thay vì gói gọn với Chính phủ Nga. Tuy nhiên, ông cho rằng hiệp định được ký kết vào năm 2015 là một bước đột phá, vì đây là văn kiện quốc tế đầu tiên về một FTA giữa Liên minh Kinh tế Á – Âu (EAEU) và bên thứ ba.
Có ý kiến chỉ ra việc thiết lập khu thương mại tự do giữa EAEU và Việt Nam có thể nâng kim ngạch thương mại từ mức 4 tỷ USD lên 8 - 10 tỷ USD trong vài năm tới sau khi hiệp định có hiệu lực. Ông Shokhin đồng tình nhưng cho rằng nhiệm vụ này vẫn chưa được hoàn thành và các bên cần nỗ lực nhiều hơn nữa.
Tuy nhiên, trong thời gian hiệp định đi vào có hiệu lực, thực tế, việc cung cấp các sản phẩm của Việt Nam sang các thị trường EAEU đã tăng lên đáng kể. Các doanh nghiệp Nga quan tâm đến việc tăng xuất khẩu của Nga sang Việt Nam và thúc đẩy các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
“Việt Nam không tham gia các biện pháp trừng phạt chống Nga”, Chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp và Doanh nhân Nga nhấn mạnh.
Đây là yếu tố quyết định tạo nên nền tảng tin cậy chính trị và thúc đẩy giao thương tốt đẹp giữa Hà Nội và Moskva.
“Theo cuộc khảo sát mới nhất của Liên đoàn (được thực hiện vào tháng 11 năm 2021) về các rào cản đối với hoạt động của các thực thể kinh doanh trên lãnh thổ các quốc gia thành viên Liên minh Kinh tế Á-Âu cũng khả năng tiếp cận thị trường của các nước thứ ba, không phát hiện trở ngạithương mại nào đáng kể với Việt Nam”, ông Shokhin nhấn mạnh.
Trước đó, tại phiên thảo luận Nga-ASEAN trong khuôn khổ EEF-2022, Chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp và Doanh nhân Nga nhấn mạnh, sự khởi đầu giai đoạn mới trong quá trình phát triển hợp tác thương mại, kinh tế và đầu tư giữa hai nước đã được nêu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Nga-Việt vào tháng 12 năm 2021, do Liên đoàn tổ chức nhân chuyến thăm của Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đến Moskva.
Vào thời điểm đó, Chủ tịch Việt Nam đã tập trung vào nhu cầu thể chế hóa hơn nữa quan hệ hợp tác liên chính phủ giữa hai nước, nghiên cứu kỹ hơn thị trường và xúc tiến thương mại song phương nhằm đạt nhiều kết quả thực chất hơn.
Trong bài phát biểu của mình tại cuộc đối thoại doanh nghiệp Nga-Việt, ông Alexander Shokhin cho biết, hai bên sẽ có thêm nhiều cơ hội để phát triển hợp tác song phương.
Các ngành công nghiệp nhẹ và dệt may, tài nguyên khoáng sản, hàng hải, hiện đại hóa đường sắt, công nghiệp đóng tàu, sản xuất điện tử và công nghệ kỹ thuật số, xây dựng thành phố thông minh, hợp tác trong khu liên hợp công - nông nghiệp và công nghệ thực phẩm được chú ý trong việc phát triển quan hệ kinh doanh giữa Nga với Việt Nam.
Giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia có nhiều năm nghiên cứu về Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.09.2022
Carl Thayer: Việt Nam không chọn về phe Nga hay Mỹ
Theo ông Shokhin, không chỉ tăng khối lượng thương mại thành phẩm và nguyên liệu thô mà hai bên cần tiếp tục trao đổi năng lực để tăng khả năng cạnh tranh của cả hai quốc gia trong cuộc đua công nghệ toàn cầu hiện nay.
Ông Shokhin cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển cơ chế của các khu thương mại tự do, theo định dạng FTA +, nghĩa là bổ sung một số yếu tố hợp tác vào FTA, cụ thể là quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn hóa, công nhận lẫn nhau về chứng nhận và tiêu chuẩn hóa.

Nga là ‘ưu tiên’ trong chính sách đối ngoại của Việt Nam

Diễn đàn Kinh tế Phương Đông (EEF) là diễn đàn quốc tế được tổ chức hàng năm tại Vladivostok nhằm kích thích đầu tư nước ngoài vào vùng Viễn Đông của Nga và phát triển hợp tác kinh tế trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Như Sputnik đã thông tin, trên nền tảng tin cậy chính trị, quan hệ kinh tế thương mại và đầu tư Việt Nam – Liên bang Nga cũng phát triển tích cực.
Kim ngạch thương mại song phương tăng trưởng trung bình 12,6% trong giai đoạn 2015-2020. Số liệu thống kê cũng cho thấy, năm 2021, trao đổi thương mại giữa hai nước Việt Nam và Liên bang Nga đạt 5,54 tỷ USD, tăng trên 14% so với năm 2020.
Về phần mình, phát biểu thông qua hình thức video trực tuyến, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Liên bang Nga Đặng Minh Khôi cho biết, việc lần đầu tiên có một phiên đối thoại dành riêng cho quan hệ Nga - Việt Nam được đưa vào khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế phương Đông mang nhiều ý nghĩa.
Theo Đại sứ Khôi, phiên đối thoại kinh doanh Nga - Việt với sự tham gia của đông đảo các doanh nghiệp hai nước, đã thể hiện sự quan tâm rất lớn của Liên bang Nga trong việc phát triển quan hệ với Việt Nam.
“Đây cũng là cơ hội tốt để các cơ quan, doanh nghiệp hai nước có điều kiện trao đổi, thảo luận về các giải pháp thúc đẩy quan hệ trong thời gian tới”, Đại sứ Việt Nam tại Nga nói.
Phát biểu tại phiên thảo luận, Đại sứ Đặng Minh Khôi khẳng định Việt Nam và Liên bang Nga có quan hệ hữu nghị truyền thống hết sức tốt đẹp đồng thời “Nga cũng là hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Việt Nam”, theo TTXVN dẫn phát biểu của nhà ngoại giao cho hay. Ông Khôi nêu rõ, Đại sứ quán Việt Nam tại Nga sẵn sàng hợp tác, thúc đẩy, kết nối, tạo điều kiện thuận lợi để hợp tác giữa Viễn Đông và Việt Nam ngày càng phát triển thực chất, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và người dân hai nước, góp phần phát triển hơn nữa quan hệ Hà Nội – Moskva.
Cũng tại phiên đối thoại kinh doanh Nga - Việt, ông Nguyễn Hồng Thành nêu 5 kiến nghị để giải quyết những vướng mắc, thúc đẩy ngoại thương giữa Hà Nội với Moskva.
Ông Lê Trường Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam tại Nga bày tỏ, việc thúc đẩy ngoại thương Nga - Việt cần được xúc tiến cả ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời tiếp tục hoàn thiện những gì chưa đạt được.
© Sputnik / Grigory Sysoev / Chuyển đến kho ảnhChủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam Lê Trường Sơn tại phiên thảo luận Nga-Việt tại Diễn đàn Kinh tế Phương Đông (EEF) ở Vladivostok.
Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam Lê Trường Sơn tại phiên thảo luận  Nga-Việt tại Diễn đàn Kinh tế Phương Đông (EEF) ở Vladivostok. - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.09.2022
Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam Lê Trường Sơn tại phiên thảo luận Nga-Việt tại Diễn đàn Kinh tế Phương Đông (EEF) ở Vladivostok.

Việt Nam sẵn sàng kết nối Nga với nền kinh tế thế giới

Như Sputnik đề cập, phát biểu tại phiên thảo luận, Thứ trưởng Nông nghiệp Liên bang Nga Sergey Levin cho rằng Nga và Việt Nam có tiềm tăng lớn về thương mại khi hàng hóa của hai nước không xung đột mà bổ sung cho nhau.
Thứ trưởng Levin nêu rõ, hiện Nga có cơ hội lớn để xuất khẩu các mặt hàng lương thực, thực phẩm sang Việt Nam. Đáng chú ý, Bộ Nông nghiệp Nga nhận thấy tiềm năng lớn trong việc gia tăng nguồn cung lúa mì xuất khẩu từ Nga sang Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Nga đánh giá Việt Nam là thị trường tiềm năng đầy hứa hẹn đối với đa dạng chủng loại lương thực, thực phẩm, từ sản phẩm thô cơ bản đến thành phẩm. Nga quan tâm đến việc mở rộng nguồn cung mặt hàng này.

“Chúng tôi nhận thấy tiềm năng lớn (trong hợp tác về xuất khẩu nông sản với Việt Nam) nhất là tăng nguồn cung ngũ cốc bởi lúa mì là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong thành phần ngũ cốc nhập khẩu của Việt Nam, và Nga vẫn chưa tận dụng hết tiềm năng để cung cấp sản phẩm này”, Thứ trưởng Levin khẳng định.

Việt Nam hiện là thị trường nhập khẩu thịt heo lớn nhất của Nga với 50% thịt lợn xuất khẩu của Nga được xuất sang thị trường Việt Nam.
Thứ trưởng Levin cho hay, Nga cũng là nhà cung cấp ngô chủ yếu cho Việt Nam, cũng như thực phẩm dành cho trẻ em. Ở chiều ngược lại Việt Nam cung cấp sang Nga cà phê, các loại hạt, trái cây và cá (thuỷ hải sản) cho Nga. Nhấn mạnh Nga còn rất nhiều mặt hàng thế mạnh có thể cung ứng cho Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp cũng lưu ý rằng, không chỉ với ngành công - nông nghiệp, mà ở cả nhiều lĩnh vực khác, sự ra đi của hàng loạt công ty lớn khỏi thị trường Nga, sẽ đem tới nhiều cơ hội đầu tư để tăng cường hợp tác song phương giữa Nga đối với những quốc gia khác (trong đó có Việt Nam).
Hầu hết các đại biểu tham dự hội thảo đều này tỏ lạc quan về triển vọng tăng cường hợp tác thương mại, tăng kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước Việt – Nga.
Thu hoạch lúa mì ở miền nam Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.09.2022
Nga có thể tăng xuất khẩu lúa mì sang Việt Nam
Nhiều ý kiến phát biểu tại phiên thảo luận còn nêu đề cập đến các mặt hàng giàu tiềm năng như gỗ, vật liệu xây dựng, dầu hướng dương … đồng thời bày tỏ hy vọng trong tương lai gần, Việt Nam và Nga sẽ đạt được nhiều dấu ấn thương mại mới bất chấp những thách thức hiện nay.
Đáng chú ý, chia sẻ tại phiên đối thoại, đại diện Thương mại Việt Nam tại Vladivostok Nguyễn Hồng Thành lưu ý, Việt Nam là nền kinh tế có độ mở đứng thứ 5 châu Á.
Cùng với đó, Việt Nam đã ký 15 hiệp định thương mại tự do (FTAs) với hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, dân số Việt Nam 99 triệu người.
“Đây là những yếu tố để Việt Nam trở thành đối tác kinh tế quan trọng của Liên bang Nga tại châu Á – Thái Bình Dương”, ông Nguyễn Hồng Thành bày tỏ và khẳng định, Việt Nam sẵn sàng là cầu nối nền kinh tế Nga và thế giới.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала