EEF 2022: Cô lập Nga là điều bất khả thi

© Sputnik / Alexey Danichev / Chuyển đến kho ảnhTổng thống Nga Vladimir Putin tham dự Diễn đàn Kinh tế Phương Đông lần thứ 7
Tổng thống Nga Vladimir Putin tham dự Diễn đàn Kinh tế Phương Đông lần thứ 7 - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.09.2022
Đăng ký
Quy mô và chủ đề của Diễn đàn Kinh tế phương Đông lần thứ VII chứng minh điều mà Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Vladimirovich Putin khẳng định: “Cô lập Nga là điều bất khả thi”.
Trong những ngày 5-9/9, tại Viễn Đông diễn ra Diễn đàn Kinh tế phương Đông lần thứ VII (EEF 2022). Diễn đàn đã được tổ chức từ năm 2015 trên Đảo Russky trong khuôn viên của Đại học Liên bang Viễn Đông. Hôm thứ Tư, 7/9 Tổng thống Liên bang Nga Putin V.V. đã có bài phát biểu tại phiên họp toàn thể.
Sputnik đã có cuộc phỏng vấn chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Minh Hoàng về những đề tài chính của Diễn đàn Kinh tế phương Đông lần này.

Châu Á – Thái Bình Dương chính là tương lai của thế giới

Sputnik: Trong khuôn khổ Chương trình Diễn đàn Kinh tế phương Đông 2022 đã diễn ra hơn 90 sự kiện, có sự tham gia của 330 diễn giả, của đại diện hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ông đánh giá như thế nào về quy mô của Diễn đàn lần này, đặc biệt trong tình hình thế giới có nhiều biến động và phức tạp như hiện nay?
Ông Nguyễn Minh Hoàng, chuyên gia quan hệ quốc tế:
Chúng ta đều biết rằng Liên bang Nga đang phải chịu đựng tổng cộng gần 11.000 lệnh trừng phạt và cấm vận từ Mỹ và các nước phương Tây. Nhưng cũng như Diễn đàn Kinh tế Quốc tế SPIEF 2022 ở Saint Peterburg, Diễn đàn Kinh tế Phương Đông tại Vladivostok 2022 với số lượng quốc gia tham dự tới trên 60 và số lượng diễn giả lên tới con số 330 đã chứng minh điều mà Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Vladimirovich Putin khẳng định:
“Cô lập Nga là điều bất khả thi”.
Thủ tướng Myanmar gọi Putin là nhà lãnh đạo của thế giới - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.09.2022
Người đứng đầu Myanmar Min Aung Hlaing: Tổng thống Putin đảm bảo sự ổn định trên thế giới
Riêng tôi thì còn có thể thêm vào sự khẳng định đó là “những biện pháp trừng phạt Nga của Mỹ và phương Tây là vô ích và vô tích sự”. Những biện pháp trừng phạt mới nhất mà Washington, London và Brussel tung ra chỉ làm tăng thêm những hậu họa của phản đòn “Bumeran” đối với các nền kinh tế Mỹ và phương Tây, càng làm trầm trọng hơn nguy cơ suy thoái vốn đã hiển hiện ngay trước mắt họ đến mức trong thời gian ngắn sắp tới, nguy cơ đó sẽ trở thành hiện thực.
Sự tham gia đông đảo và có chất lượng của nhiều quốc gia khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và một số khu vực khác, trong đó có hai cường quốc kinh tế là Trung Quốc (lớn thứ hai thế giới) và Ấn Độ (vừa vượt qua Anh để đứng thứ tư thế giới) cho thấy: Châu Á – Thái Bình Dương chính là tương lai của thế giới chứ không phải Châu Âu – Bắc Đại Tây Dương. Sự chuyển động về kinh tế của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã đưa đến những kiến tạo địa kinh tế mới cho toàn cầu với mức tăng trưởng trung bình hàng năm của khu vực này trong 10 năm qua là 5%. Trong khi toàn thế giới là 3%, Mỹ chỉ 2%, còn EU là 1,2%. Xét toàn cục thì từ mức đóng góp 31% tỷ trọng GDP toàn cầu thì chỉ sau 10 năm, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã đóng góp tới 45% tỷ trọng GDP toàn cầu.
Đó là những minh chứng cho thấy nhận định chính xác của Tổng thống Nga:
“Vai trò của các quốc gia và khu vực năng động, đầy triển vọng trên thế giới đã tăng lên đáng kể. Trên hết, rõ ràng đó là khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Các quốc gia này đã trở thành trung tâm mới của tăng trưởng kinh tế và công nghệ, trở thành điểm đến thu hút nhân lực, vốn vào sản xuất”.
Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin - Sputnik Việt Nam
Vladimir Putin
Tổng thống Nga
© Sputnik / Vitaly Ankov / Chuyển đến kho ảnhEEF-2022. Chương trình kinh doanh
EEF-2022. Chương trình kinh doanh - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.09.2022
EEF-2022. Chương trình kinh doanh

Chủ đề của EEF 2022 phản ánh đúng xu thế của thời đại

Sputnik: Chủ đề chính của sự kiện quốc tế quy mô lớn năm nay là “Hướng tới một thế giới đa cực”. Theo lời Phó Thủ tướng – Đại diện toàn quyền của Tổng thống Liên bang Nga tại Khu liên bang Viễn Đông Yury Trutnev, điểm khác biệt chính của diễn đàn hiện nay thể hiện nay ở tên gọi này. Theo ông, tên gọi này đã nói lên điều gì?
Ông Nguyễn Minh Hoàng, chuyên gia quan hệ quốc tế:
Trước hết, chủ đề của EEF 2022 tại Vladivostok đã phản ánh đúng xu thế của thời đại. Đó là xu thế dân chủ hóa toàn cầu, một xu thế dân chủ thực chất, đầy đủ và tích cực chứ không phải là những chiêu trò dân chủ giả hiệu mà Mỹ và phương Tây tung ra để duy trì sự thống trị độc tôn của Mỹ đối với toàn cầu trong một thế giới đơn cực do Mỹ đứng đầu. Còn Châu Âu thì mang tiếng là dân chủ nhưng thực chất chỉ là công cụ trong tay Mỹ nhằm ngăn chặn xu hướng đa cực hóa thế giới.
Từ lâu, Việt Nam đã nhận định rằng xu thế chuyển hóa của thế giới sang mô hình đa cực, nhiều trung tâm là điều tất yếu. Điều đó đã và đang diễn ra. 30 năm qua người Mỹ có thể “một tay che cả bầu trời” , làm mưa làm gió ở Nam Tư, Afghanistan, Iraq, Libya, Syria.v.v… cũng như thúc đẩy các cuộc cách mạng sắc màu ở Đông Âu, Bắc Phi.v.v…, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của hàng loạt quốc gia. Theo đó, cứ 3 năm một lần, Mỹ lại phát động hoặc can dự vào một cuộc chiến mới và hầu như năm nào cũng phát động những cuộc xung đột quân sự hoặc phi quân sự ở các quốc gia không tuân theo lệnh Mỹ.
Alexei Likhachev, Tổng giám đốc Tập đoàn Năng lượng nguyên tử Quốc gia Nga (EEF-2022) - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.09.2022
Rosatom đàm phán với các nước Châu Á - Thái Bình Dương về các dự án mới
Tuy nhiên, thời điểm Liên bang Nga cử quân đội đến giúp đỡ Syria theo lời kêu gọi của chính quyền hợp pháp, hợp hiến ở nước này chính là khởi điểm bắt đầu của quá trình đa cực hóa thế giới. Thời điểm đó cũng gần như trùng với thời điểm mà quy mô nền kinh tế của Trung Quốc (tính theo PPP) đạt đến sự ngang bằng với quy mô của nền kinh tế Mỹ và là nguyên nhân sâu xa của Chiến tranh Thương mại Mỹ - Trung. Thời điểm đó báo hiệu sự sụp đổ của mô hình thế giới đơn cực do Mỹ đứng đầu được khoác cái áo “Toàn cầu hóa”, tất nhiên là kiểu Mỹ.
Ý nghĩa thứ hai của chủ đề này chính là xu thế “Hòa bình, đối thoại, hợp tác và phát triển” đang dần thay thế cho thói hành xử “Đối đầu, áp đặt và uy hiếp an ninh bằng các khối quân sự”. Nước Mỹ duy trì một tiềm lực quân sự mạnh hàng đầu thế giới với hàng nghìn đầu đạn hạt nhân và phương tiện mang các đầu đạn đó cùng với 12 nhóm tác chiến tàu sân bay trong khi không một quốc gia nào trên thế giới gây chiến hoặc có nguy cơ gây chiến với Mỹ. Và chỉ có Mỹ tạo ra nguy cơ chiến tranh với các quốc gia khác, hoặc trực tiếp tham chiến, hoặc dùng “cuộc chiến ủy nhiệm” để tấn công, để gây bất ổn tại các quốc gia khác theo ý đồ “Thiên hạ đại loạn, nước Mỹ đại trị”.
Vì vậy, để “hướng tới một thế giới đa cực”, theo nhận định của tôi, nhân loại còn cần nhiều thời gian công sức, thậm chí cả máu. Bởi vì bên cạnh những nguyên nhân như nhận thức và quan điểm về mô hình đa cực, nhiều trung tâm của thế giới vẫn chưa có được sự thống nhất hay những nguyên nhân khách quan như biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai, dịch bệnh… còn có một nguyên nhân chủ chốt là “kẻ ngồi trên ngai vàng” không dễ chấp nhận “thoái vị”. Đó là Mỹ! Nói đầy đủ hơn là chính quyền Mỹ, đại diện cho các “ông trùm” tư bản tài phiệt Mỹ. Những mâu thuẫn giữa xu hướng xây dựng một thế giới đa cực và chống lại, phá hoại xu thế đó sẽ còn tiếp diễn lâu dài cho đến khi đế quốc hùng mạnh nhất toàn cầu sụp đổ dưới sức nặng của chính nó và trước sức mạnh đoàn kết vì hòa bình, hữu nghị, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau của toàn thể nhân loại.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tham dự Diễn đàn Kinh tế Phương Đông lần thứ 7 - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.09.2022
Tổng thống Nga: Phương Tây tìm cách duy trì trật tự thế giới để chỉ có lợi cho mình

Những điểm đáng chú ý nhất trong bài phát biểu của Tổng thống Putin V.V. tại phiên họp toàn thể

Sputnik: Bài phát biểu tại phiên họp toàn thể của Tổng thống Putin V.V. đã gây tiếng vang lớn. Ông đánh giá như thế nào về bài phát biểu này?
Ông Nguyễn Minh Hoàng, chuyên gia quan hệ quốc tế:
Cũng như nhiều bài phát biểu trước đây, bài phát biểu tại phiên họp toàn thể 7/9/2022 của Tổng thống Vladimir Vladimirovich Putin tiếp tục thu hút sự chú ý của toàn cầu do ông đã đề cập đến một loạt vấn đề mới phát sinh cũng như tiếp tục chỉ ra những sự giả dối của Mỹ và phương Tây xung quanh cuộc chiến ở Ukraina và các hệ quả trực tiếp, gián tiếp của nó.
Điểm đáng chú ý đầu tiên mà Tổng thống Nga đề cập đến chính là hiện tượng “Gió Đông thổi bạt Gió Tây” (về kinh tế) khi ông phát biểu:
“Những thay đổi không thể đảo ngược và thậm chí mang tính kiến tạo đã diễn ra ở mọi mặt quan hệ quốc tế. Vai trò của các quốc gia và khu vực năng động, đầy triển vọng trên thế giới, chủ yếu là khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đã tăng lên đáng kể”.
Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin - Sputnik Việt Nam
Vladimir Putin
Tổng thống Nga
Nhận định này dẫn tới một lập luận khó có thể tranh cãi của Tổng thống Nga rằng không ai khác, chính Mỹ và phương Tây đã “tự bắn vào chân mình” khi sử dụng các biện pháp cấm vận và trừng phạt để chống lại Liên bang Nga. Không ai khác, bằng cách cắt đứt những giao lưu kinh tế với Nga nhằm cô lập và bóp nghẹt Nga, các quốc gia phương Tây đang hủy hoại nền kinh tế của chính họ khi một trong các mắt xích quan trọng của chuỗi cung ứng toàn cầu là Nga, với hai nguồn cung quan trọng là năng lượng và lương thực đã bị “loại khỏi cuộc chơi”. Điều này được ví như một trận “đại dịch phản cấm vận”, có thể gây hậu quả nghiêm trọng hơn về kinh tế và xã hội cho Mỹ và phương Tây trong khi Đại dịch COVID-19 còn chưa chấm dứt.
Điểm đáng chú ý thứ hai là Tổng thống Nga đã dẫn ra những số liệu chứng minh rằng chỉ 3% trong số hàng năm, sáu vạn tấn ngũ cốc được xuất khẩu từ Ukraina theo thỏa thuận giữa Nga và Ukraina được Liên Hợp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ bảo trợ đã không đến được với các quốc gia nghèo đói ở Châu Phi. Nói cách khác, một số nước giàu có (chủ yếu ở Tây Âu) đã “ăn chặn” số ngũ cốc đó để xử lý khủng hoảng cho chính họ.
Thậm chí, còn có ý kiến ngoài lề bên hành lang phiên họp còn cho rằng chính quyền Kievđã dùng chính số ngũ cốc ấy để “thanh toán” kinh phí mua vũ khí đối với các quốc gia phương Tây. Sự đối đáp thẳng thắn đó đã vạch trần thủ đoạn lừa bịp của Mỹ và phương Tây rằng “Chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga là nguyên nhân gây khủng hoảng lương thực trong thực chất là chính những biện pháp trừng phạt, cấm vận của Mỹ và phương Tây đối với Nga mới là nguyên nhân đích thực gây ra tình trạng khủng hoảng đó.
Điểm đáng chú ý tiếp theo là Tổng thống Nga đã khẳng định những đồng tiền trước đây vẫn được coi là biểu tượng của sự giàu có, được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế như Dollar Mỹ, Bảng Anh, EURO thì nay đã suy giảm giá trị. Đứng trước tình trạng đó, nhiều nước đã chuyển sang dùng các đồng tiến khác trong giao dịch. Điều đó có nghĩa là thời kỳ hoàng kim của đồng Dollar Mỹ đang đi đến chỗ chấm dứt khi nó mất dần vị trí là “vua của các đồng tiền” trên thế giới. Sự khẳng định này của Tổng thống Nga không chỉ là lý thuyết mà trên thực tế, Gasprom của Nga và COONC của Trung Quốc đã ký kết nhiều hợp đồng thương mại, trong đó thanh toán với nhau bằng các đồng nội tệ Ruble và Nhân dân tệ theo tỷ lệ 50/50.
Điểm đáng chú ý cuối cùng và cũng là điểm đáng chú ý lớn nhất mà Tổng thống Nga nhắc tới ở đây là vấn đề chủ quyền. Vấn đề này đã được ông đề cập đến tại Diễn đàn kinh tế Saint Peterburg STIEF hồi tháng 6 vừa qua. Tại diễn đàn đó, Tổng thống Nga đã nêu ta tính tổng thể hệ thống của vấn đề chủ quyền quốc gia bao gồm cả chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự, ngoại giao.v.v… Hôm nay, ông nhấn mạnh điều đó bằng cách vạch rõ rằng chủ quyền về không gian an ninh xung quanh mình cũng là một trong các khía cạnh đặc biệt quan trọng trong tổng thể vấn đề chủ quyền.
LHQ  - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.08.2022
LHQ kêu gọi Mỹ và Nga giải quyết các vấn đề liên quan đến Hiệp ước START-3
Có một thực tế là trong 30 năm qua, Mỹ đã lần lượt rút bỏ khỏi hai trong ba trụ cột tạo nên sự cân bằng chiến lược giữa Mỹ và Nga gồm có Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo ABM (Mỹ ký với Liên Xô năm 1972) và Hiệp ước cắt giảm lực lượng hạt nhân tầm trung INF (Mỹ ký với Liên Xô năm 1987), chỉ còn lại Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược START-3 sẽ hết hiệu lực năm 2024. Hệ lụy từ hành động này của Mỹ đã làm cho hòa bình thế giới trở nên mong manh hơn; còn đối với Nga thì đó là nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia hết sức lớn, đặc biệt là khi NATO mở rộng đến sát biên giới Nga và có ý đồ kết nạp Ukraina vào khối này.
Đứng trước mối đe dọa tiềm tàng này, sau nhiều lần bị Mỹ và phương Tây bỏ ngoài tai những đề nghị của mình, Nga buộc phải phát động Chiến dịch quân sự đặc biệt để loại bỏ từ sớm, từ xa nguy cơ đe dọa chủ quyền an ninh quốc gia của mình.
Chính vì vậy mà Tổng thống Nga đã nói thẳng tại phiên họp toàn thể EEF ngày 7/9/2022 rằng:
“Chúng tôi không mất gì, sẽ không mất bất cứ thứ gì. Mọi thứ không cần thiết, có hại và mọi thứ ngăn cản chúng tôi tiến về phía trước sẽ bị loại bỏ. Về những gì Nga đạt được, tôi có thể nói rằng đó là củng cố chủ quyền, đó là kết quả tất yếu của những gì đang diễn ra. Điều đó sẽ củng cố nước Nga từ bên trong”.
Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin - Sputnik Việt Nam
Vladimir Putin
Tổng thống Nga
Sputnik: Cảm ơn ông đã có những bình luận rất thú vị và đã dành thời gian cho Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала