Việt Nam có nhu cầu về vũ khí hạt nhân hay không?

© AP Photo / Vahid SalemiCơ sở làm giàu uranium của Iran
Cơ sở làm giàu uranium của Iran - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.09.2022
Đăng ký
Các vấn đề an ninh và quan hệ quốc tế, nền kinh tế, ngành giáo dục và du lịch – đây là những chủ đề chính của các bài báo và thông tin về Việt Nam trên các phương tiện truyền thông Nga và nước ngoài vào tuần này.
Các chủ đề này sẽ được đề cập đến trong chuyên mục hàng tuần "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".

Việt Nam cần có quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc

Ấn phẩm có uy tín The Diplomat đăng tải một bài viết về khả năng của Việt Nam sở hữu vũ khí hạt nhân. Với sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc trên bộ và trên biển, một số nhà khoa học đã đề nghị Việt Nam phát triển vũ khí hạt nhân để cân bằng sức mạnh với nước láng giềng phương Bắc. Nhưng, Hà Nội sẽ không bao giờ làm điều này, tác giả bài báo chắc chắn như vậy. Việt Nam đã ký tất cả các hiệp ước liên quan đến việc không phổ biến vũ khí hạt nhân. Liên Xô đã có thể cung cấp vũ khí hạt nhân cho Việt Nam theo yêu cầu của họ, nhưng Hà Nội không muốn. An ninh và thịnh vượng của Việt Nam phụ thuộc vào mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc. Đối với Việt Nam, việc sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ là một vấn đề tự vệ; nhưng, đối với Trung Quốc, đây sẽ là một tín hiệu mạnh mẽ cho thấy Việt Nam đang có ý đồ xấu. Hơn nữa, Trung Quốc quản lý kho vũ khí hạt nhân của mình trong gần 50 năm, trong khi Việt Nam không có kinh nghiệm quản lý loại vũ khí này, điều đó cũng sẽ làm tăng nguy cơ sự cố nếu Việt Nam quyết định sở hữu vũ khí hạt nhân.
"Việc sử dụng biện pháp răn đe hạt nhân chống lại hành động của Trung Quốc sẽ làm suy giảm uy tín quốc tế của Việt Nam và gây bất an trong quan hệ với Bắc Kinh", tác giả bài báo kết luận.
Cơ quan đầu mối Quốc gia Việt Nam về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt họp phiên thứ nhất
 - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.02.2022
Thế giới điên đảo vì hạt nhân, Việt Nam sẽ có Luật chống vũ khí hủy diệt hàng loạt?

Triển vọng tươi sáng của hợp tác Việt Nam-LB Nga

Báo chí Nga đưa tin rộng rãi về Diễn đàn Kinh tế Phương Đông (EEF-2022), bao gồm cả Đối thoại kinh doanh Nga – Việt được tổ chức trong khuôn khổ diễn đàn này. Hãng thông tấn Krasnaya Vesna giới thiệu bài phát biểu ghi hình của Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tại Diễn đàn Kinh tế phương Đông, trong đó ông cho biết rằng, Việt Nam ủng hộ việc mở rộng hợp tác kinh tế với Nga, sử dụng tiềm năng phong phú của vùng Viễn Đông Nga. Ông Phạm Minh Chính đặc biệt nhấn mạnh độ tin cậy của chuỗi cung ứng hàng hóa logistics, kể cả vận tải đường biển. Virtual Customs viết về triển vọng tươi sáng cho xuất khẩu lúa mì, thịt lợn, dầu hướng dương, cá tươi của Nga sang Việt Nam, nội dung này cũng đã được thảo luận tại Diễn Đàn EEF-2022. Don24 đưa tin về phái đoàn kinh tế từ khu vực sông Đông đã lên đường đến tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu để ký kết thỏa thuận hợp tác mới trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp dệt may. Và East Russia đưa tin về chuyến tàu chuyên container đầu tiên chở hàng hoá của Việt Nam từ cảng biển thương mại Vladivostok đến Matxcơva có sử dụng hợp đồng thông minh cho phép chủ sở hữu theo dõi tất cả các giai đoạn vận chuyển.
Hãng tin Krasnaya Vesna kể về việc nhân viên của hai công ty y tế tại Việt Nam đã trao tặng Cuba 17 nghìn USD để chung tay cùng đảo quốc Caribe khắc phục hậu quả vụ hỏa hoạn nghiêm trọng xảy ra tại khu công nghiệp Matanzas. Nguồn kinh phí này được huy động từ sự quyên góp ủng hộ 1 ngày lương của cán bộ, công nhân viên của hai công ty, bằng cách này họ khẳng định tình đoàn kết anh em gắn bó, thủy chung giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Cuba.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tham dự Diễn đàn Kinh tế Phương Đông lần thứ 7 - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.09.2022
EEF 2022: Cô lập Nga là điều bất khả thi

Châu Á đang tụt dốc, Việt Nam - “Ngôi sao đang lên”

Như thường lệ, những tin tức về kinh tế Việt Nam rất đáng khích lệ. Quỹ Tiền tệ Quốc tế lạc quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trái ngược với sự chậm lại ở các nước châu Á khác. Trong khi đó, mức lạm phát tương đối thấp cũng là một ngoại lệ đối với quy luật chung trong khu vực. Sau khi nới lỏng các hạn chế liên quan đến dịch COVID-19, nền kinh tế phục hồi nhanh chóng, chính sách tài khóa hỗ trợ của chính phủ đi kèm với sản lượng cao và sự phục hồi của thương mại bán lẻ và ngành du lịch. Kết quả là Quỹ Tiền tệ quốc tế đã nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam lên 7% trong năm 2022, cao hơn 1% so với mức dự báo của ba tháng trước đó, mức tăng đáng kể duy nhất trong số các nền kinh tế lớn nhất châu Á. Bloomberg viết rằng, Việt Nam đặt lãi suất VNĐ ở mức thấp kỷ lục, mở đường cho đồng tiền quốc gia suy yếu hơn nữa. VNĐ đã giảm giá tháng thứ tám liên tiếp do đồng USD phá giá các đồng tiền của thị trường mới nổi xuống mức thấp mới. Nguồn tin này trích dẫn bức thư của Phòng Thương mại Mỹ, Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam cùng với Liên minh Internet Châu Á đại diện cho các hãng công nghệ lớn gồm Google, Meta và Amazon gửi cho các quan chức Việt Nam. Theo bức thư, quy định mới bắt các hãng công nghệ phải lưu trữ dữ liệu người dùng tại Việt Nam “là một gánh nặng rất lớn đối với các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng và có thể gây tác động đáng kể lên môi trường đầu tư và kinh doanh ở Việt Nam”.
Business Wire cung cấp thông tin tổng quan về ngành chế biến gỗ của Việt Nam. Ấn phẩm lưu ý rằng, hiện nay các sản phẩm gỗ của Việt Nam có tính cạnh tranh cao hơn do giá nhân công thấp hơn, thuế thấp hơn, thuế suất ưu đãi nhất định đối với hàng xuất khẩu. Việt Nam vẫn là nước xuất khẩu đồ gỗ lớn thứ hai trên thế giới (sau Trung Quốc), Việt Nam đã vượt Trung Quốc trở thành nhà xuất khẩu đồ nội thất lớn nhất ở Mỹ. Hiện nay, trong số các thị trường xuất khẩu đồ gỗ chủ lực của Việt Nam, ngoài Mỹ, còn có Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và EU. Nikkei Asia viết về tập đoàn Lotte đang có tham vọng mở rộng kinh doanh tại Việt Nam sau những thất bại về địa chính trị buộc công ty phải rời khỏi Trung Quốc. Việt Nam đang trở thành thị trường lớn thứ ba của Lotte sau Hàn Quốc và Nhật Bản. Lotte coi Việt Nam là "quốc gia có tiềm năng tăng trưởng cao nhất ở châu Á", theo giám đốc điều hành của công ty. Newsclick cho biết rằng, các công ty Đan Mạch đang mở rộng “dấu chân” ở Việt Nam trong khi đất nước này nhanh chóng leo lên nấc thang giá trị gia tăng và trở thành trung tâm sản xuất công nghệ chính. Số công ty Đan Mạch tại Việt Nam nhiều gấp đôi so với số công ty từ các nước Bắc Âu khác cộng lại. Lego - công ty của Đan Mạch được biết đến trên toàn cầu với những mảnh ghép đồ chơi đầy màu sắc - đang xây dựng nhà máy đầu tiên tại Việt Nam. Đây là dự án với số vốn đầu tư lớn nhất do một doanh nghiệp Đan Mạch. Các công ty Đan Mạch cũng đang đầu tư phát triển ngành năng lượng gió của Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế phương Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.09.2022
Việt Nam ủng hộ chính sách của Nga về mở rộng hợp tác với các nước Châu Á - Thái Bình Dương

Giáo dục là chìa khóa để hướng tới tương lai

Worldbank dành một bài viết về những vấn đề của giáo dục Việt Nam, mà đây là yếu tố chính trong việc tạo ra nguồn nhân lực đảm bảo tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn phát triển tiếp theo. Bài báo nêu rõ sự chênh lệch giữa các nhóm kinh tế xã hội về trình độ học vấn, chất lượng giáo dục trẻ em và mức chi tiêu của các hộ gia đình cho giáo dục. Cần có hành động chính trị kịp thời để cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục bình đẳng, khắc phục sự chênh lệch kỹ năng giữa học sinh thành phố và “tỉnh lẻ”. Và Techcrunch đưa tin về công ty khởi nghiệp Edupia, một nền tảng tự học trực tuyến đang sử dụng các công nghệ để xóa nhòa mọi khoảng cách về điều kiện học tập giữa các thành thị và các thị trấn nhỏ hơn cũng như khu vực nông thôn, nơi 80% học sinh đang sinh sống.

Người Ấn Độ chọn Việt Nam

Outlook India thông báo rằng, nhu cầu du lịch Việt Nam của du khách Ấn Độ đang bùng nổ, sau dịch COVID-19 lượng khách Ấn xin visa vào Việt Nam đã tăng gấp 24 lần. Ngày càng nhiều người Ấn Độ chọn Việt Nam là điểm đến mong muốn. Gần đây Việt Nam đã khai trương thêm 11 đường bay kết nối hai nước. Tổng số đường bay đến Ấn Độ đã tăng từ 8 đến 19 đường.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала