https://kevesko.vn/20220915/o-duc-noi-ve-vien-canh-co-hang-tram-nguoi-chet-va-hon-loan-do-mat-dien-17829132.html
Ở Đức nói về viễn cảnh có hàng trăm người chết và hỗn loạn do mất điện
Ở Đức nói về viễn cảnh có hàng trăm người chết và hỗn loạn do mất điện
Sputnik Việt Nam
MOSKVA (Sputnik) - Hơn 400 người chết trong 96 giờ đầu tiên, cảnh tượng cướp bóc và hỗn loạn - đó là những gì có thể xảy ra trong trường hợp mất điện trên diện... 15.09.2022, Sputnik Việt Nam
2022-09-15T11:50+0700
2022-09-15T11:50+0700
2022-09-15T11:50+0700
báo chí thế giới
đức
cái chết
điện
năng lượng
kinh tế
https://cdn.img.kevesko.vn/img/216/42/2164256_0:160:3073:1888_1920x0_80_0_0_f8316b524ab44a60f6c8958ad2c7ddda.jpg
Viễn cảnh nói trên về những gì có thể xảy ra được dự báo cho huyện Rheingau-Taunus thuộc bang Hessen. Theo đó, chỉ sau hai giờ kể từ khi mất điện, hầu hết các thiết bị chống trộm, báo cháy sẽ không hoạt động được nữa. Sau tám giờ thì các phương tiện liên lạc cứu hộ cứu nạn sẽ ngừng hoạt động.Sau 24 giờ mất điện, các cơ sở xử lý nước sạch đầu nguồn sẽ ngừng hoạt động. Không lâu trước khi việc này xảy ra, gia súc bắt đầu chết hàng loạt.Trong trường hợp mất điện từ bốn ngày trở lên sẽ bắt đầu xuất hiện tình trạng cướp bóc và hỏa hoạn, tổng thiệt hại lên đến gần 200 triệu euro.Điện thoại cố định, Internet sẽ trục trặc đầu tiên, tiếp đó là thông tin liên lạc di động và radio kỹ thuật số. Tại các trạm xăng sẽ hết xăng, hệ thống thanh toán điện tử ngừng hoạt động.Trước đó, nhà kinh tế học người Áo Ralf Schellhammer trong một bài báo nhan đề "Sự tự sát quốc gia của Đức" đăng trên báo Spiked, nói rằng giới thượng lưu Đức bị ám ảnh bởi các vấn đề môi trường đang hy sinh an ninh năng lượng và an ninh lương thực cho chương trình nghị sự về khí hậu.Giống như các nước phương Tây khác, Đức phải đối mặt với tình trạng giá năng lượng và lạm phát gia tăng do việc áp đặt trừng phạt Moskva và chủ trương từ bỏ nguồn cung cấp nhiên liệu của Nga. Do giá nhiên liệu tăng cao chủ yếu là khí đốt, ngành công nghiệp ở Đức mất đi phần lớn lợi thế cạnh tranh, điều này cũng ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác của nền kinh tế Đức - quốc gia hùng mạnh nhất trong Liên minh châu Âu.
https://kevesko.vn/20220915/o-ao-noi-ve-su-tu-sat-quoc-gia-cua-duc-17827144.html
đức
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/216/42/2164256_170:0:2901:2048_1920x0_80_0_0_4a0c10a93ceca083827e9a99c8cd74c4.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
báo chí thế giới, đức, cái chết, điện, năng lượng, kinh tế
báo chí thế giới, đức, cái chết, điện, năng lượng, kinh tế
Ở Đức nói về viễn cảnh có hàng trăm người chết và hỗn loạn do mất điện
MOSKVA (Sputnik) - Hơn 400 người chết trong 96 giờ đầu tiên, cảnh tượng cướp bóc và hỗn loạn - đó là những gì có thể xảy ra trong trường hợp mất điện trên diện rộng ở riêng một vùng của Đức, báo Frankfurter Allgemeine Zeitung dự báo.
Viễn cảnh nói trên về những gì có thể xảy ra được dự báo cho huyện Rheingau-Taunus thuộc bang Hessen. Theo đó, chỉ sau hai giờ kể từ khi mất điện, hầu hết các thiết bị chống trộm, báo cháy sẽ không hoạt động được nữa. Sau tám giờ thì các phương tiện liên lạc cứu hộ cứu nạn sẽ ngừng hoạt động.
Sau 24 giờ mất điện, các cơ sở xử lý nước sạch đầu nguồn sẽ ngừng hoạt động. Không lâu trước khi việc này xảy ra, gia súc bắt đầu chết hàng loạt.
Trong trường hợp mất điện từ bốn ngày trở lên sẽ bắt đầu xuất hiện tình trạng cướp bóc và hỏa hoạn, tổng thiệt hại lên đến gần 200 triệu euro.
Điện thoại cố định, Internet sẽ trục trặc đầu tiên, tiếp đó là thông tin liên lạc di động và radio kỹ thuật số. Tại các trạm xăng sẽ hết xăng, hệ thống thanh toán điện tử ngừng hoạt động.
15 Tháng Chín 2022, 08:02
Trước đó, nhà kinh tế học người Áo Ralf Schellhammer trong một bài báo nhan đề "Sự tự sát quốc gia của Đức" đăng trên báo Spiked, nói rằng giới thượng lưu Đức bị ám ảnh bởi các vấn đề môi trường đang hy sinh an ninh năng lượng và an ninh lương thực cho chương trình nghị sự về khí hậu.
"Nước Đức đang tiến dần đến bờ vực thẳm", - ông Schellhammer viết.
Giống như các nước phương Tây khác, Đức phải đối mặt
với tình trạng giá năng lượng và lạm phát gia tăng do việc áp đặt trừng phạt Moskva và chủ trương từ bỏ nguồn cung cấp nhiên liệu của Nga. Do giá nhiên liệu tăng cao chủ yếu là khí đốt, ngành công nghiệp ở Đức mất đi phần lớn lợi thế cạnh tranh, điều này cũng ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác của nền kinh tế Đức - quốc gia hùng mạnh nhất trong Liên minh châu Âu.