Xuất khẩu năng lượng Việt Nam có điểm tương đồng với Nga, ‘đầy túi tiền’ nhờ dầu thô

© Ảnh : Vietnam Oil and Gas GroupGiàn khoan dầu của Petrovietnam
Giàn khoan dầu của Petrovietnam  - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.09.2022
Đăng ký
Cũng như Nga, doanh thu xuất khẩu năng lượng của Việt Nam tăng trưởng rất khả quan, đặc biệt, thu từ dầu thô tăng cao giúp ngân sách Việt Nam tăng đáng kể.
Theo Bộ Tài chính nước này, thu ngân sách từ dầu thô gấp 2,1 lần kế hoạch giúp ngân sách của bội thu hơn 241.000 tỷ đồng, gần cán đích cả năm.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 sẽ ước đạt 7-7,5%, nguồn thu ngân sách ước vượt dự toán, trong đó, các lĩnh vực tăng trưởng tốt gồm thu từ dầu thô, thu cân đối xuất nhập khẩu, từ các khu vực sản xuất kinh doanh và thuế sử dụng đất.

Thu ngân sách của Nga tăng mạnh nhờ xuất khẩu dầu, khí đốt

Bất chấp các đòn trừng phạt liên tiếp từ Mỹ và đồng minh phương Tây, mức thu ngân sách của Nga vẫn rất khả quan.
Dữ liệu từ cơ quan Xếp hạng tín dụng quốc gia (NCR) hồi trung tuần tháng 8/2022 cho biết, mức thu ngân sách tổng thể của cả nước Nga trong nửa đầu năm nay tăng trưởng danh nghĩa là 24,8%.
Trong khi đó, báo cáo hàng tháng cập nhật về thị trường năng lượng của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, Nga thu về đến 19 tỷ USD từ xuất khẩu dầu trong tháng 7 và 21 tỷ USD trong tháng 6.
Triển vọng về nguồn cung dầu thế giới đã được điều chỉnh theo hướng tăng lên, với sự sụt giảm nguồn cung của Nga hạn chế hơn so với dự báo trước đây. Điều này đi ngược hoàn toàn các kịch bản mà giới chức phương Tây đưa ra trước đó.
dầu mỏ - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.07.2022
Ở Nga chỉ ra điều kiện khiến nước này có thể ngừng xuất khẩu dầu
Chính IEA cũng khẳng định, các biện pháp trừng phạt năng lượng Nga của phương Tây chẳng mấy tác dụng, thậm chí, còn làm Trung Quốc, Nga, Ấn Độ hình thành quan hệ chặt chẽ hơn trong xuất nhập khẩu dầu thô, khí đốt.
Việc Nga tái định hình lại thị trường xuất khẩu dầu thô, cắt giảm nguồn cung cho các quốc gia không mấy thân thiện với Moskva như Mỹ, Nhật Bản, EU, chuyển trọng tâm sang khu vực châu Á với những người bạn đáng tin cậy và sẵn sàng đồng hành cùng Nga như Trung Quốc, Ấn Độ là chiến lược khôn ngoan của Moskva nhằm giảm thiểu thiệt hại từ các lệnh trừng phạt của phương Tây cũng như thu hẹp thị trường năng lượng.

Thu ngân sách Việt Nam bội thu nhờ dầu thô

Cũng như Nga, tăng trưởng ngành năng lượng ấn tượng giúp Việt Nam được hưởng lợi từ xuất khẩu dầu thô.
Theo báo cáo từ Tổng cục Thống kê (GSO), thu Ngân sách Nhà nước (NSNN) 9 tháng năm 2022 ước tăng 22% so với cùng kỳ năm trước, trong khi chi ngân sách ước chỉ tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2021.
Cụ thể, theo cơ quan thống kê, tổng thu ngân sách Nhà nước của Việt Nam tháng 9/2022 ước đạt 94,8 nghìn tỷ đồng. Lũy kế tổng thu ngân sách Nhà nước 9 tháng năm 2022 đạt 1.327,3 nghìn tỷ đồng bằng 94% dự toán năm và tăng 22% so với cùng kỳ năm trước.
Thông tin này cũng được Bộ Tài chính xác nhận tại cuộc họp báo quý 3 chiều ngày 29/9.
“Tổng thu ngân sách 9 tháng ước tính là 1,33 triệu tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2021 và đạt khoảng 94% dự toán năm”, - theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi.
Số liệu từ cơ quan thống kê cho biết, thu nội địa của Việt Nam tháng 9/2022 ước đạt 71.300 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng năm 2022 đạt 1,04 triệu tỷ đồng, bằng 88,9% dự toán năm và tăng 18,8% so với cùng kỳ năm trước.
Công tác thăm dò của PetroVietnam trên thềm lục địa Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.03.2022
Dầu khí Việt Nam thăng hoa bất chấp khủng hoảng năng lượng và biến động chính trị thế giới
Thu từ dầu thô tháng 9/2022 ước đạt 7.000 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng năm 2022 đạt 60.100 tỷ đồng, gấp 2,1 lần dự toán năm và tăng 103,5% so với cùng kỳ năm trước.
“Thu từ dầu thô đạt 213% dự toán, tăng 103,5%, thu nội địa đạt 88,9% dự toán, tăng 18,8%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 108,8% dự toán, tăng 22,1%”, - Thứ trưởng Chi nói.
Tổng cục Thống kê cũng cho biết, thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu tháng 9/2022 ước đạt 16.500 tỷ đồng, lũy kế 9 tháng năm 2022 đạt 216.500 tỷ đồng, bằng 108,8% dự toán năm và tăng 22,1% so với cùng kỳ năm trước.
“Việc ngân sách bội thu đảm bảo các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, thanh toán các khoản nợ đến hạn cũng như chi trả kịp thời cho các đối tượng theo quy định”, - GSO nhấn mạnh.
Trong khi đó, về chi ngân sách Nhà nước, tổng chi NSNN tháng 9/2022 ước đạt 132.700 tỷ đồng; lũy kế 9 tháng năm 2022 ước đạt 1.086,3 nghìn tỷ đồng bằng 60,9% dự toán năm và chỉ tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, chi thường xuyên 9 tháng năm 2022 đạt 758.800 nghìn tỷ đồng, bằng 68,3% dự toán năm và tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước; chi đầu tư phát triển đạt 253.100 tỷ đồng, bằng 48,1% và tăng 15,8%; chi trả nợ lãi 72.600 tỷ đồng, bằng 70% và giảm 9,1%.
Như vậy, tính trong 9 tháng đầu năm 2022, ngân sách của Việt Nam bội thu hơn 241.000 tỷ đồng.

Thu ngân sách sẽ vượt dự toán 1,41 triệu tỷ đồng

Tại cuộc họp báo, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cho biết, Bộ Tài chính dự kiến thu ngân sách sẽ vượt dự toán là 1,41 triệu tỷ đồng.
Trong đó, các lĩnh vực tăng khá như thu từ dầu thô, thu cân đối xuất nhập khẩu, thu từ khu vực sản xuất kinh doanh và thu từ tiền sử dụng đất sẽ là các nguồn bổ sung chính vào thu ngân sách.
Tuy nhiên, ông Dương Tiến Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ ngân sách Nhà nước (Bộ Tài chính) cho biết, hiện vẫn còn 2 khoản thu chưa đảm bảo tiến độ dự toán là thu thuế bảo vệ môi trường chỉ đạt 62,1% và thu hồi vốn, thu cổ tức, lợi nhuận, lợi nhuận sau thuế, chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước đạt 59%, chưa đảm bảo tiến độ.
Hiện trường ngổn ngang sắt thép - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.08.2022
Dầu thô được giao dịch nhiều nhất, Việt Nam tiếp tục nhập siêu sắt thép
Trong số tổng chi ngân sách 9 tháng đạt 1,086 triệu tỷ đồng, Bộ Tài chính cho hay, chi đầu tư phát triển ước đạt 48,1% dự toán Quốc hội quyết định; chi trả nợ lãi ước đạt 70% dự toán; chi thường xuyên ước đạt 68,3% dự toán.
Bộ Tài chính cũng thông tin, Ngân sách Trung ương chi từ dự phòng là 4.610 tỷ đồng, chủ yếu là bổ sung kinh phí phòng chống dịch Covid-19 cho Bộ Quốc phòng (729,8 tỷ đồng) và hỗ trợ cho các địa phương (3.136 tỷ đồng) kinh phí phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19.
Ngoài ra, tiền còn dùng để hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, tạm cấp bổ sung hơn 4.100 tỷ đồng cho các địa phương để thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động theo Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Riêng về chi đầu tư phát triển, Bộ Tài chính cho biết giải ngân 9 tháng đầu năm giá trị có tăng so với cùng kỳ năm trước ở mức 13%, nhưng tiến độ vẫn chậm so với yêu cầu.
Tỷ lệ giải ngân mới đạt 46,7% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, trong khi cùng kỳ năm 2021 đạt 47,38%. Trong đó, giải ngân vốn ngoài nước chỉ đạt 19,07% kế hoạch.
Với việc chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 9 tháng năm 2022 tăng 2,73% so với bình quân cùng kỳ năm ngoái, theo Tổng cục Thống kê, nhiều chuyên gia khẳng định, dư địa kiểm soát của Việt Nam còn tương đối lớn.
Đặc biệt, mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% trong năm nay hoàn toàn có thể đạt được nếu không có yếu tố tác động lớn.

“Thị trường hàng hóa thế giới tiếp tục có nhiều biến động và chịu ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế, chính trị, giá năng lượng tăng cao gây lạm phát trên toàn thế giới. Ngành Tài chính đã nỗ lực điều hành thu chi ngân sách, ổn định mặt bằng giá nhằm kiểm soát lạm phát cả năm theo mục tiêu Quốc hội đề ra ở mức 4%”, - Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi nhấn mạnh.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала