‘Hitler, Little women và lính đánh thuê’, Hàn Quốc nợ Việt Nam lời xin lỗi chính thức

© Ảnh : Studio Dragon (2022)Bức ảnh từ bộ phim ‘Little women’
Bức ảnh từ bộ phim ‘Little women’ - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2022
Đăng ký
Chính phủ và nhân dân Hàn Quốc còn nợ Việt Nam lời xin lỗi chính thức. Người Việt Nam không thể chấp nhận được việc lính đánh thuê Hàn Quốc coi việc tham chiến tại Việt Nam, sát hại Bộ đội Việt Nam, thảm sát người dân thường vô tội của Việt Nam là cách để trả ơn Mỹ hay làm cho dân tộc Triều Tiên rạng danh trên thế giới.
Trong khi Chính phủ Hàn Quốc còn nợ Việt Nam lời xin lỗi chính thức thì những tình tiết xuyên tạc sự thật lịch sử trong bộ phim ‘Little women’ – Ba chị em của Hàn Quốc làm bùng lên sự căm phẫn ở những người Việt yêu tổ quốc và ghi nhớ tội ác chiến tranh của lính đánh thuê Hàn Quốc trong chiến tranh Việt Nam.

Vì sao Việt Nam yêu cầu Netflix gỡ bỏ Little women?

Như Sputnik Việt Nam đã thông tin, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông đã yêu cầu Netflix gỡ bỏ bộ phim ‘Little women’ – Ba chị em của Hàn Quốc trước ngày 5/10 vì có nội dung xuyên tạc lịch sử Việt Nam.
Sáng ngày 5/10, ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử thông tin với báo chí cho biết, Cục đã có văn bản (ngày 3/10) yêu cầu nền tảng Netflix gỡ bỏ phim ‘Little women’ – Ba chị em ra khỏi kho ứng dụng phim ở Việt Nam trước ngày 5/10/2022 (tức hôm nay).
© Ảnh : Studio Dragon (2022)Bức ảnh từ bộ phim ‘Little women’
Bức ảnh từ bộ phim ‘Little women’ - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2022
Bức ảnh từ bộ phim ‘Little women’
Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cũng nhấn mạnh, trong trường hợp quá thời hạn xử lý, nếu phía Netflix vẫn chưa gỡ bỏ bộ phim xuyên tạc sự thật lịch sử Việt Nam thì sẽ phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước tiến hành xử lý theo đúng pháp luật. Đáp lại, phía Netflix xin gia hạn thêm vài ngày đồng thời cam kết sẽ thực hiện việc gỡ bỏ nội dung nhạy cảm xuyên tạc lịch sử Việt Nam này ngay trong tuần.
Lập luận của nhà chức trách Việt Nam nêu rõ, bộ phim Ba chị em của Hàn Quốc đã vi phạm quy định tại khoản 4, điều 9 Luật Báo chí về xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm dân tộc và quy định tại khoản 4, điều 11 Luật Điện ảnh với nội dung tương tự.
Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử cũng chỉ ra, các sai phạm xuất hiện trong tập ba và tập tám của bộ phim, khi nhân vật nhắc về chiến tranh Việt Nam. Tuy nhiên, phía công ty Netflix không bị phạt hành chính do không có tư cách pháp nhân ở Việt Nam.
Ông Lê Quang Tự Do cũng nhấn mạnh, Netflix về cơ bản đã kiểm duyệt tốt kho phim, chỉ có một số trường hợp nhỏ vi phạm và đều hợp tác gỡ bỏ theo yêu cầu của phía Việt Nam. Cơ quan của Bộ Thông tin và Truyền thông cũng liệt kê cụ thể phân đoạn các phần nội dung bộ phim “Little Woman” vi phạm những điều cấm theo luật pháp Việt Nam khi nhắc về chiến tranh Việt Nam.
Đáng chú ý nhất là phim truyền tải nội dung đối thoại giữa các nhân vật ca ngợi tội ác của lính đánh thuê Hàn Quốc trong chiến tranh phi nghĩa trái với công lý và luật pháp quốc tế của Hoa Kỳ tại Việt Nam giai đoạn năm 1967.
Bộ phim Uncharted - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.03.2022
Biển Đông
Cài cắm 'đường lưỡi bò' vào các tác phẩm điện ảnh chiếu tại Việt Nam, Trung Quốc có thành công?

‘Bóng ma Việt Nam’

Xuyên suốt 8 tập phim Little women, các nhân vật trong phim này đã nhiều lần mô tả chiến tranh Việt Nam với sự xuyên tạc đến trắng trợn và phi lý.
Không thể bỏ qua hình ảnh bông hoa lan xanh, còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau ở các tập phim khác như “bóng ma xanh dương” hay “bóng ma Việt Nam”.
Hoa lan xanh trong bộ phim Little women được coi là tình tiết xuyên suốt, nơi cất giữ tất cả các bí mật, mâu thuẫn, nút thắt chính và kết nối các tuyến nhân vật của bộ phim. Cùng với đó, hoa lan xanh còn là biểu tượng của tội ác và luôn xuất hiện trong những vụ án mạng ngay từ đầu bộ phim.
Đáng phẫn nộ hơn, trong phần đối thoại, lời thoại của các nhân vật, hoa lan xanh còn được giới thiệu là loài hoa được mang về từ Việt Nam. Theo diễn biến của bộ phim Ba chị em – nhân vật tướng quân Won Si-seon vốn tham gia chiến tranh tại Việt Nam và đã mang loài hoa này về trồng trong hầm nhà. Cũng từ đó mà nhiều nút thắt được hé mở.
Đến tập 7 và tập 8, còn xuất hiện một nhóm 12 người thuộc “Tinh lan hội”, đây đều là những cựu binh, cựu lính đánh thuê từng tham chiến tại chiến trường Việt Nam. Tuy vậy, sau khi trở về, nhóm “Tinh lan hội” này lại lần lượt bị sát hại đầy bí ẩn.
Bộ phim Uncharted - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.03.2022
Báo Trung Quốc khó chịu khi Việt Nam cấm phim Uncharted vì đường lưỡi bò
Cùng với đó, phim Ba chị em chứa nhiều tình tiết, phân cảnh đưa các dữ liệu sai hoàn toàn về chiến tranh Việt Nam nhất là lý do vì sao lính Hàn tham chiến ở Việt Nam và thảm sát dân thường Việt Nam.
Lấy bối cảnh dữ liệu cuộc chiến tranh diễn ra trong giai đoạn 1967-1970 khi Hoa Kỳ và lực lượng lính đánh thuê (trong đó đông nhất là lính Hàn Quốc) đã thực hiện cuộc chiến tàn sát thảm khốc và man rợ người Việt Nam, sự kiện lịch sử được “làm quá”, “làm vống” trong phim thay vì mô tả sự độc ác của cuộc chiến khốc liệt phi nghĩa của quân đội Hoa Kỳ và đồng minh, leo thang bắn phá miền Bắc, phá hoại miền Nam thì lại coi những người lính đánh thuê Đại Hàn Dân quốc như những anh hùng lịch sử.
Thậm chí, một nhân vật trong phim, được khắc họa là từng tham chiến tại Việt Nam trong Little women đã thoại rằng, “chỉ một lính Hàn Quốc đã giết chết được cả trăm lính Việt Cộng” và lấy đây làm niềm tự hào.
“Những đội trinh sát Hàn Quốc do Mỹ đào tạo được giao nhiệm vụ 100:1, tức là cứ một lính Hàn Quốc sẽ giết 100 lính Việt Cộng”, - đoạn thoại trong phim từ nhân vật cựu binh tham chiến trong chiến tranh Việt Nam khiến biết bao người Việt tức giận.
© AFP 2023 / XinhuaNhững người lính trong Chiến tranh Việt Nam
Những người lính trong Chiến tranh Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2022
Những người lính trong Chiến tranh Việt Nam

Người Việt giận dữ kêu gọi tẩy chay phim Hàn Quốc xuyên tạc lịch sử

Trên mạng xã hội Facebook*, tại các diễn đàn lớn, các hội phim, ảnh của Việt Nam, khán giả Việt đặc biệt phẫn nộ vì những tình tiết, thông tin xuyên tạc lịch sử mà bộ phim Little women mô tả, nhất là việc coi thảm sát dân thường binh lính Việt Nam là chiến tích anh hùng của lính đánh thuê Hàn Quốc.
Người Việt Nam không chỉ cho rằng, bộ phim của Kim Go Eun đang bóp méo toàn bộ sự thật lịch sử, cung cấp hàng loạt thông tin sai sự thật, vô cùng nhạy cảm về Việt Nam mà còn xuyên tạc, định hướng lệch lạc nhận thức người dân Hàn Quốc và công chúng thế giới về tội ác của chiến tranh mà lính Hàn gây nên ở biết bao miền quê ngập trong máu của người Việt bị tàn sát vô tội.
Không chỉ yêu cầu tẩy chay phim, khán giả Việt Nam còn kêu gọi chính người hâm mộ trong nước và cơ quan quản lý cần tình táo hơn.

“Phim phản ánh sai lệch về Việt Nam và chiến tranh Việt Nam”, “Bộ phim này đang có nhiều chi tiết gợi nhắc đau thương của chiến tranh Việt Nam”, “Yêu cầu tẩy chay phim Hàn Quốc này, lính Hàn Quốc đã có những tội ác không thể dung thứ trong chiến tranh Việt Nam”, - nhiều bình luận phổ biến trên mạng xã hội.

Đáp lại lời thoại trong phim như “Lính Hàn Quốc là anh hùng chiến tranh Việt Nam”, có khán giả Việt còn cho rằng, nếu coi lính đánh thuê Hàn Quốc là anh hùng trong chiến tranh Việt Nam thì không lẽ có thể coi Adolf Hitler là đấng cứu thế của thế giới?
Robert Downey Jr. - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.07.2021
Iron man Robert Downey Jr. hợp tác với Kim Lý làm phim liên quan chiến tranh Việt Nam
Trước việc Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu Netflix gỡ bỏ bộ phim xuyên tạc lịch sử Việt Nam, khán giả Việt nhiệt liệt đồng tình. Họ cho rằng, dù là phim nghệ thuật, nhưng yếu tố giáo dục cơ bản phải là “tôn trọng sự thật lịch sử” và đặc biệt là “tôn trọng Việt Nam”. Người Việt Nam cũng mong đoàn làm phim phải lên tiếng xin lỗi Việt Nam.

“Đoàn làm phim phải gửi một lời xin lỗi chân thành đến Việt Nam vì đã làm phim mà xem thường lịch sử”, - một người dùng Facebook* viết.

“Sao có thể làm một bộ phim tẩy trắng lịch sử, ca ngợi những người lính đánh thuê Hàn Quốc man rợ này?”, - một thành viên về diễn đàn phim bình luận và cho rằng, dù có mượn câu chuyện đó để lên án hành động làm lính đánh thuê cho Mỹ nhưng không thể chấp nhận khi sự thật lịch sử lại được bóp méo như thế.
Khán giả Việt cũng cho rằng, dù chúng ta thường nói chỉ là làm phim thôi nhưng việc làm phim nghệ thuật này thực sự đáng sợ khi lịch sử bị xuyên tạc. Người Việt Nam cũng cho rằng, nhà chức trách cần xét duyệt kỹ những nội dung liên quan đến chiến tranh Việt Nam và nên cấm hoàn toàn những tác phẩm xâm phạm các giá trị thiêng liêng của dân tộc và ảnh hưởng đến việc giáo dục thế hệ sau này.
“Xuyên tạc lịch sử, bôi xấu lịch sử Việt Nam cần phải bị lên án”, “Hãy học lại lịch sử rồi làm phim”, “Nói sai sự thật không chỉ làm khán giả Hàn Quốc ngộ nhận về bản chất cuộc chiến mà còn đào sâu hơn sự giả dối của quốc gia gây chiến. Tôi tẩy chay bộ phim”, - nhiều bình luận bức xúc.
Chiến tranh ở Việt Nam (1964-1975). Các cư dân Việt Nam bị thiệt hại vì những trận ném bom của máy bay Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.08.2022
Các nhà làm phim Nga lần đầu tiên quay một bộ phim về chiến tranh Việt Nam

“Xin lỗi Việt Nam”

Với tinh thần bao dung, nhân đạo, Đảng và Nhà nước cùng nhân dân Việt Nam vẫn luôn cố gắng quên đi nỗi đau, gác lại quá khứ để hướng tới tương lai, từ đó xây dựng cơ sở xây dựng quan hệ hợp tác thân thiện cùng phát triển với các quốc gia vốn trước đây từng tham gia cuộc chiến tranh ở Việt Nam, trong đó điển hình nhất là Mỹ và Hàn Quốc.
Tuy nhiên, việc ca ngợi hành động thảm sát dân thường Việt Nam, sát hại Bộ đội Việt Nam, và gọi những người lính đánh thuê Hàn Quốc là “vĩ đại”, anh hùng dân tộc là sự đánh tráo sự thật lịch sử không thể chấp nhận.
Lẽ ra, trước khi làm bộ phim Little women và đan xen những tình tiết xuyên tạc sự thật lịch sử Việt Nam đáng lên án như vậy, biên kịch Jung Seo Kyung, nhà sản xuất Kim Hee Won thực hiện, kể về gia đình có ba chị em gái Oh In Joo (Kim Go Eun), Oh In Kyung (Nam Ji Hyun), Oh In Hye (Park Ji Hoo) cần học lại lịch sử và tìm hiểu tại sao ở Hàn Quốc lại ra đời phong trào “Xin lỗi Việt Nam”, tại sao bức tượng “Pieta Việt Nam” được sáng tác để gửi lời xin lỗi, bày tỏ sự hối hận về những gì mà binh sĩ Hàn Quốc đã gây ra ở miền nam Việt Nam trước năm 1975?
Như đã biết, chính quyền Hàn Quốc dưới thời cựu Tổng thống Park Chung-hee đã đóng vai trò tích cực trong chiến tranh Việt Nam, sát cánh cùng với Mỹ tàn sát vô tội vạ người Việt Nam. Suốt từ năm 1964 đến 1973, Hàn Quốc đã gửi hơn 325.000 quân nhân tới Nam Việt Nam tham chiến với tư cách là đồng minh của Hoa Kỳ. Khi tiến hành hoạt động quân sự tại Việt Nam, lính Hàn Quốc đã gây ra hàng loạt vụ thảm sát kinh hoàng như Phong Nhất, Phong Nhị. Bình An, Bình Hòa và Hà My, làng An Lĩnh và Vinh Xuân của Phú Yên. Theo số liệu thống kê sơ bộ, có ít nhất hơn 41 ngàn người lính Việt Nam đã bị lính đánh thuê Hàn Quốc sát hại khi tham chiến cùng Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam.
Chủ tịch nước Việt Nam DCCH đang làm việc, năm 1958 - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.04.2022
Tiền tài, gái đẹp: Bác Hồ từng nói gì về vụ án Trần Dụ Châu nổi tiếng lịch sử Việt Nam?
Cần nhắc lại, lượng binh sĩ đánh thuê của Hàn Quốc chỉ đứng sau Hoa Kỳ, vượt xa hơn rất nhiều so với Australia, Thái Lan, Philippines hay New Zealand trong số các lực lượng quân đội nước ngoài hiện diện ở Nam Việt Nam.
Chưa bao giờ quan hệ Việt Nam và Hàn Quốc đang phát triển tốt đẹp như hiện nay, không nên để những “hạt sạn”, những “con sâu” như bộ phim Ba chị em làm căng thẳng quan hệ Hà Nội – Seoul.
Người Hàn Quốc, nếu muốn nhắc tới quá khứ tàn khốc ở Việt Nam thì hãy nhớ lại lời của ông Kang U-il, Chủ tịch Quỹ Hòa bình Hàn Quốc - Việt Nam, vào ngày 11/3/2018 tại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày 135 người dân vô tội ở Tây Hà My (Quảng Nam) bị lính đánh thuê Hàn Quốc sát hại:
“Thành thật xin lỗi Việt Nam, chúng tôi sẽ không quên, chúng tôi sẽ luôn khắc nhớ, xin các vị hãy nguôi đi sự oán trách, buồn đau về những nỗi oan khiên phẫn nộ ngày nào mà ra đi thanh thản”, - ông Kang nói và nhấn mạnh hay khi chúng ta thắt một nút kết đúng đắn cho quá khứ, thì nút thắt ấy mới trở thành bàn đạp của tương lai, hướng chúng ta tới sự hòa giải và một nền hòa bình chân chính”.
TV - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.11.2021
Việt Nam giám sát chặt hoạt động của Netflix, Apple TV, WeTV, Disney Plus

Hàn Quốc còn nợ Việt Nam lời xin lỗi

Còn nhớ giai đoạn 2017- 2018 khi nhắc về tội ác của lính đánh thuê Hàn Quốc, nhất là phát biểu gây tranh cãi của cựu Tổng thống Moon Jae-in bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với những người tham gia chiến tranh Việt Nam, nêu bật tinh thần yêu nước đặc biệt của họ, những người Việt yêu nước và am hiểu sâu sắc sự thật lịch sử chiến tranh đã vô cùng phẫn nộ.
Như Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VI, nguyên Tư lệnh Quân khu 4, Đại biểu Quốc hội Việt Nam các khóa VIII, IX, X) từng khẳng định trên VTC News rằng, phát biểu của ông Moon Jae-in là không phù hợp và đã xới lại lịch sử, đụng chạm vào nỗi đau chiến tranh mà người Việt Nam phải chịu đựng do lính đánh thuê Nam Hàn gây nên.
Tướng Thước không ngần ngại gọi lính đánh thuê Hàn Quốc, vốn nổi tiếng với những danh xưng như đơn vị Mãnh Hổ, hay Rồng Xanh... là “những tên sát nhân đồ tể đã tàn sát bao dân lành vô tội” ở Việt Nam.
“Trong chiến tranh Việt Nam, lính đánh thuê Đại Hàn là nỗi khiếp đảm của người dân từ Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam. Chỉ cần một lính Đại Hàn bị giết, họ sẽ đem cả làng bị nghi ngờ ra xử bắn. Xả súng, ném lựu đạn thảm sát hàng loạt, hãm hiếp phụ nữ đến chết. Có những làng mà sau một trận càn của lính Đại Hàn đã hoàn toàn bị xóa sổ”, - tướng Nguyễn Quốc Thước nói và nhấn mạnh, ông kể ra không phải để kích động hận thù mà để nói sự thật lịch sử.
Nguyễn Đức Choi, nhân chứng vụ thảm sát dân thường của quân đội Hàn Quốc trong chiến tranh Việt Nam, phát biểu tại cuộc họp báo về vụ bồi thường nhà nước - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.08.2022
Thảm sát Phong Nhị, xin lỗi Việt Nam nhưng Hàn Quốc chối bồi thường nạn nhân chiến tranh
Trong khi đó, thiếu tướng Lê Mã Lương, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam nhấn mạnh, đến nay, rõ ràng, Chính phủ Hàn Quốc còn đang nợ Việt Nam một lời xin lỗi chính thức.

“Chính phủ Hàn Quốc vẫn đang nợ Việt Nam lời xin lỗi chính thức”, - Thiếu tướng Lê Mã Lương nói và nhắc lại rằng, thảm sát của lính Đại Hàn đối với thường dân Việt Nam trong chiến tranh đen tối không thua bất cứ vụ thảm sát nào của quân đội với thường dân trên thế giới.

Giá trị của lịch sử nằm ở chính những sự thật không thế lực nào có thể thay đổi được. Và cho đến tận bây giờ, dù là dân tộc Việt Nam yêu chuộng hòa bình, rất bao dung, luôn gác lại quá khứ đau thương để hướng về phía trước nhưng người Việt Nam vẫn cần một lời xin lỗi chính thức và thành thật từ Chính phủ và nhân dân Hàn Quốc trước những tội ác mà lính đánh thuê Đại Hàn đã gây ra.
* Meta (mạng xã hội Facebook và Instagram) bị cấm hoạt động ở Nga vì là tổ chức cực đoan.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала