Chuyên gia: Các ông Putin và Biden sẽ không để tái diễn khủng hoảng Caribe

© Sputnik / Sergey Bobylev / POOL / Chuyển đến kho ảnhTổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc gặp ở Geneva tại Villa La Grange
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc gặp ở Geneva tại Villa La Grange - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.10.2022
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Nga và Hoa Kỳ ngày nay vẫn chưa mấp mé bờ vực chiến tranh hạt nhân, như cách đây 60 năm trong cuộc khủng hoảng Caribe.
Mặc dù có những mâu thuẫn sâu sắc và thực tế thiếu thiện cảm giữa các Tổng thống Vladimir Putin và Joe Biden, nhưng họ đánh giá đúng mức về khả năng của nhau, như vậy cần cho phép họ ngăn chặn tái diễn cuộc khủng hoảng tương tự. Đó là nhận xét do Viện sĩ Alexei Arbatov đứng đầu Trung tâm An ninh Quốc tế của Viện Hàn lâm Khoa học Nga nêu ra trong cuộc đàm đạo với Sputnik.
Cuộc khủng hoảng Caribe năm 1962 là tình huống gia tăng căng thẳng quốc tế xuất phát từ nguy cơ xảy ra chiến tranh giữa Liên Xô và Hoa Kỳ do việc triển khai vũ khí tên lửa của Liên Xô ở Cuba. Nhờ kết quả đàm phán, Matxcơva chấp nhận yêu cầu của Washington, rút tên lửa khỏi hòn đảo này đổi lấy việc Chính phủ Hoa Kỳ cam kết tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Cuba và đảm bảo không can thiệp vào công việc nội bộ của nước Cộng hoà. Theo thỏa thuận mật, phía Hoa Kỳ cũng đồng ý rút tên lửa khỏi Thổ Nhĩ Kỳ và Ý.
“Nếu nói về mức độ cận kề khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân, thì tất nhiên, bây giờ các bên không gần ranh giới hiểm hoạ như hồi tháng 10 năm 1962. Khi đó, mọi thứ đã ở bên bờ vực và chỉ nhờ mấy lần may mắn mới giúp tránh được cuộc chiến hạt nhân”, - Viện sĩ Arbatov nói.
Tổng thống Joe Biden phát biểu tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington trong lễ tưởng niệm Chiến sĩ trận vong của Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.09.2022
Biden khẩn cấp viết lại bài phát biểu tại Đại hội đồng LHQ sau thông điệp của Tổng thống Nga Putin
Ông giải thích rằng sáu chục năm trước, cả tiềm năng hạt nhân của các bên, đặc điểm chất lượng của vũ khí đã triển khai cũng như bối cảnh của bản thân cuộc khủng hoảng đã thực sự đẩy thế giới đến trước bờ vực chiến tranh hạt nhân.
“May mắn thay, bây giờ chúng ta đang ở xa ranh giới đó hơn, dù như vậy không có nghĩa là có thể bình thản với tình hình hiện tại", - viện sĩ nhận xét.

Sự khác biệt về lãnh đạo

Viện sĩ Alexei Arbatov lưu ý rằng trong thời gian khủng hoảng Caribe, các nhà lãnh đạo của Liên Xô và Hoa Kỳ là Nikita Khrushev và John Kennedy đối xử với nhau rất thiếu lòng tin, sự tôn trọng lẫn nhau chỉ nảy sinh sau khi cuộc khủng hoảng được hoá giải. Ông Arbatov nhớ lại rằng mặc dù hiện nay thực trạng quan hệ Nga-Mỹ đang là hoàn toàn «đóng băng», giữa hai Tổng thống Vladimir Putin và Joe Biden không có sự đồng cảm hay thấu hiểu lẫn nhau, thế nhưng họ hình dung khá đúng mức và tỉnh táo về khả năng của nhau... để tránh lặp lại khủng hoảng Caribe.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала