- Sputnik Việt Nam, 1920
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Sau khi Kiev tăng cường tấn công DNR và LNR, theo yêu cầu của các nước cộng hòa này, Nga đã công nhận nền độc lập của họ. Lực lượng an ninh Ukraina tiếp tục tấn công Donbass. Ngày 24/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo rằng ông đã quyết định về một chiến dịch quân sự đặc biệt.

«Nước cùng là đóng cửa bầu trời». NATO đi tới quyết định gì?

© Bộ Quốc phòng Nga / Chuyển đến kho ảnhPhòng không Nga bắn rơi máy bay MiG-29 của Ukraina gần Slavyansk
Phòng không Nga bắn rơi máy bay MiG-29 của Ukraina gần Slavyansk - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.10.2022
Đăng ký
Sau những đòn tấn công hữu hình ồ ạt của lực lượng Nga vào cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraina, phương Tây đang xét lại cách tiếp cận với việc cung cấp quân sự cho Kiev. Giờ đây họ muốn «đóng cửa bầu trời» với sự hỗ trợ của hệ thống phòng không.
Thông tin chi tiết trong tài liệu của Sputnik với bình luận của các chuyên gia về hệ thống phòng không và sử dụng hàng không trong chiến đấu.
Ukraina từ lâu đã đề nghị Hoa Kỳ cung cấp hệ thống tên lửa phòng không khét tiếng Patriot, và mong ngóng từ Israel hệ thống «Iron Dome» không kém lừng danh. Nhưng rõ ràng Washington sợ rằng hệ thống phòng không tiên tiến của họ có thể rơi vào tay người Nga. Còn Tel Aviv thì có vẻ chần chừ e ngại không muốn làm hỏng mối quan hệ với Matxcơva.
© AP Photo / Tsafrir AbayovHệ thống phòng thủ tên lửa Israel
Hệ thống phòng thủ tên lửa Israel - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.10.2022
Hệ thống phòng thủ tên lửa Israel
Từ hồi mùa xuân, các nước phương Tây cung cấp cho chế độ Kiev chủ yếu là những tổ hợp phòng không cơ động (MANPADS) như Stinger của Mỹ, Starstreak và Martlet của Anh, cũng như «Igla» do Liên Xô chế tạo hiện có trong kho vũ khí của các nước Đông Âu. Ngoài ra, Kiev còn nhận được từ Đức hơn 30 giàn pháo phòng không tự hành «Gepard». Sự trợ giúp này phần nhiều mang tính biểu tượng bởi cả MANPADS lẫn pháo phòng không đều đã lỗi thời, thậm chí thuộc loại cỡ nòng rất hiếm (35 mm), không đủ khả năng chống lại những cuộc tấn công tên lửa dồn dập.
Bây giờ NATO quyết định cung cấp những hệ thống phòng không sấm sét và hiệu quả hơn. Từ Đức đã chuyển giao cho Ukraina hệ thống phòng không tầm trung hiện đại IRIS-T SLM. 3 bệ phóng, mỗi bệ gồm 8 tên lửa IRIS-T SL. Đây là loại tên lửa «không đối không» đã được cải tiến với hệ thống dẫn đường phức tạp, kết nối định vị vệ tinh, hệ thống chỉ huy vô tuyến và quán tính cũng như một đầu dẫn đường hồng ngoại. Nổi bật là khả năng cơ động cao, phạm vi tiêu diệt tới 40 km, tầm cao tiêu diệt lên tới 20 km.
Hoa Kỳ sẽ cung cấp cho Kiev hai khẩu đội hệ thống phòng không Mỹ-Na Uy NASAMS. Tổ hợp này có thể sử dụng tên lửa phòng không dựa trên cơ sở tên lửa máy bay: AIM-120 AMRAAM tầm trung, IRIS-T SLS tầm ngắn, AMRAAM-ER tầm xa, và thậm chí cả loại đã lỗi thời nhưng vẫn dùng được là AIM-9 Sidewinder tầm ngắn. Về mặt lý thuyết, tổ hợp này là đối thủ nguy hiểm của tên lửa hành trình và máy bay không người lái.
Vương quốc Anh hứa bơm cho Kiev vài trăm tên lửa AMRAAM dành cho hệ thống phòng không NASAMS và lô kế tiếp các tên lửa phóng loạt MANPADS.
Để cung cấp cho Ukraina, Tây Ban Nha sẽ lấy ra từ kho dự trữ của mình 4 tổ hợp "lão làng" vốn được đưa vào hệ trang bị từ đầu những năm 1970, là các hệ thống phòng không Improved Hawk do Mỹ sản xuất.
Pháp hứa hẹn gửi hệ thống phòng không Crotale. Những hệ thống tầm ngắn này vốn được đưa vào phiên chế từ năm 1971 và được hiện đại hóa nhiều lần. Phiên bản hiện đại nhất - Crotale Mk.3 - có thể bắn trúng mục tiêu bay thấp có tốc độ cao (lên đến 500 m/s) ở khoảng cách từ 0,5 km cho đến 10 km (theo dữ liệu của các nguồn khác – tầm bắn tiêu diệt lên đến 16 km). Tổ hợp có thể được lắp đặt trên khung gầm xe tự hành, trên tàu chiến hoặc trạm cố định.
Hà Lan sẵn sàng cấp cho Ukraina các thiết bị phòng không và phòng thủ tên lửa với giá thành 14 triệu 800 nghìn USD.

«Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ Kiev, cần bao lâu sẽ hỗ trợ bấy lâu. Và khối lượng hỗ trợ được chúng tôi tăng cường: cụ thể, chúng tôi sẽ chuyển giao nhiều hệ thống phòng không hơn… Ukraina đang cần nhiều loại hệ thống phòng không tầm xa và tầm ngắn và hệ thống phòng thủ tên lửa khác nhau để đối phó với tên lửa đạn đạo», - Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg thông báo.

Hơn thế nữa, NATO công bố trong những ngày tới sẽ chuyển giao cho Kiev hàng trăm hệ thống đặc biệt để chống lại máy bay không người lái.
Trình khởi chạy IRIS-T  - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.10.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Đức tới năm 2023 mới có thể cung cấp cho Ukraina các hệ thống phòng không IRIS-T còn lại

Theo tiêu chuẩn NATO

Các chuyên gia tin chắc rằng thực ra thì quyết định tăng cường khả năng phòng không của Ukraina đã được thông qua từ 6 tháng trước. Theo lời chuyên gia quân sự Yuri Knutov, chính chừng đó là khoảng thời gian cần thiết để chuẩn bị các hệ thống phòng không và huấn luyện nhân sự. Mục tiêu của phương Tây là tạo ra một hệ thống phòng không hiện đại tích hợp với các hệ thống của NATO.

«Những gì Ukraina có đều là sáng chế thời Xô-viết: S-300P, Buk-M1, S-300V, thậm chí là loại «già cỗi» nhưng người Ukraina đã hiện đại hóa như S-125. Cuộc tấn công bằng tên lửa ồ ạt mới đây cho thấy phòng không không đương đầu nổi: hầu hết các mục tiêu đều bị tiêu diệt. Bây giờ đang tạo lập hệ thống NATO, nhưng nó không phù hợp với những thứ đang có và Kiev sẽ phải mua toàn bộ các trạm radar, hệ thống tên lửa phòng không tầm xa từ nước ngoài», - ông Yuri Knutov giải thích.

© Sputnik / Alexander VilfTổ hợp tên lửa Buk-1M tại Diễn đàn quân sự-kỹ thuật Quân đội 2015
Tổ hợp tên lửa Buk-1M tại Diễn đàn quân sự-kỹ thuật Quân đội 2015   - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.10.2022
Tổ hợp tên lửa Buk-1M tại Diễn đàn quân sự-kỹ thuật Quân đội 2015
Chuyên gia nhấn mạnh, tên lửa hành trình và UAV tấn công tự sát-kamikaze sẽ là mục tiêu chính của hệ thống phòng không cập nhật của Ukraina.

Mục tiêu ẩn của phương Tây: Kiểm nghiệm vũ khí phòng không trong thực chiến

Trên lý thuyết, các đặc tính hoạt động của các hệ thống phòng không phương Tây có vẻ rất hầm hố ấn tượng. Tuy nhiên, phần lớn các mẫu vũ khí này chưa bao giờ tham gia vào hoạt động chiến sự. Vì thế đối với NATO điều quý giá hơn cả là hiện diện của những hệ thống phòng không và chống tên lửa này ở chiến trường Ukraina!

«Vai trò ý nghĩa trong cập nhật hệ thống phòng không thống nhất của các nước NATO gửi gắm cho các tổ hợp NASAMS và IRIS-T, vì thế Đức và các nước đồng minh trong khối nỗ lực thử nghiệm chúng kết hợp với do thám vệ tinh và đường không, thống nhất bởi một tuyến chỉ huy. Dưới góc độ quan điểm này, nhiệm vụ bảo vệ bầu trời không phải là yêu cầu quan trọng vượt bậc…Tuy nhiên, không nên quên rằng Lực lượng Hàng không-Vũ trụ Nga sở hữu các vũ khí huỷ diệt hàng không, cho phép thực hiện nhiệm vụ mà không cần thâm nhập vào vùng hiệu lực của các phương tiện phòng không dù tiên tiến đến đâu chăng nữa», - chuyên gia quân sự Alexei Leonkov nhận xét.

Liệu có đủ chăng?

Tất nhiên, tổ hợp công nghệ "tiên tiến" nhất mà Ukraina sẽ nhận được là NASAMS của Mỹ-Na Uy. Phiên bản cải tiến NASAMS-2 với tên lửa AMRAAM-ER có thể bắn trúng mục tiêu ở cự ly 70 km và độ cao tới 20 km. Tính năng này có thể sánh với đặc điểm của hệ thống phòng không «Buk-M3» của Nga. Nhưng do không có hệ thống vectơ lực đẩy nên sức cơ động của tên lửa AMRAAM chỉ ở mức tầm thường. Chúng có khả năng tiêu diệt các mục tiêu cơ động với tải trọng không quá 15G. Tổ hợp này vô dụng khi gặp hệ thống tên lửa «Iskander-M» và «Kinzhal» siêu thanh, nhưng nó có thể gây vấn đề cho tên lửa hành trình – «Kalibr» và tên lửa hàng không Kh-101 và Kh-555.
© Ảnh : Public domain/Markus Rauchenberger tổ hợp MLRS MARS II
tổ hợp MLRS MARS II - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.10.2022
tổ hợp MLRS MARS II
Tên lửa của hệ thống phòng không Đức IRIS-T SL có tầm hiệu lực ngắn hơn, nhưng bắn trúng các đối tượng cơ động với tải trọng lên đến 25G. Tổ hợp này được thiết kế chủ yếu để chống lại tên lửa hành trình bay thấp. Nó có thể hoạt động ở chế độ thụ động (không có radar dẫn đường), như vậy làm phức tạp thêm cho việc dò tìm vị trí hoả lực của nó trong khu vực đô thị.
Tuy nhiên, bất kỳ hệ thống phòng không nào cũng là hệ thống, chứ không phải là vũ khí phòng không riêng lẻ, ngay cả với radar hiện đại và hệ thống dẫn đường tinh vi. Hiện thời vẫn chưa rõ với sự hỗ trợ của các đồng minh phương Tây, liệu Kiev có thể tạo ra «tấm lá chắn bầu trời» hiệu quả hay không. Để tạo ra một hệ thống phòng không có chiều sâu, đáng tin cậy, cần được cung cấp ở trình độ hoàn toàn khác.
NASAMS - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.10.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Chuyên gia: Phương Tây chuyển giao hệ thống phòng không cho Kiev chủ yếu để thử nghiệm

«Nhìn từ bầu trời»

Một chuyên gia về việc sử dụng hàng không trong chiến đấu, TS Khoa học Quân sự là Đại tá Makar Aksyonenko đề xuất xem xét vấn đề từ góc độ khác.

«Các tổ hợp Crotale và Improved Hawk là tàn tích công nhiên của những năm 1970. Người ta cung cấp các tổ hợp trên với một mục tiêu: «giải quyết hàng tồn» và kiếm được gì đó từ việc này. Còn việc chuyển giao IRIS-T của Đức và NASAMS của Mỹ-Na Uy thực sự là nỗ lực thử nghiệm vũ khí mới trong điều kiện thực tế của chiến tranh hiện đại, để tìm ra các chiến thuật ứng dụng chúng. Tất nhiên, trong «gắn kết» với hệ thống chiếu sáng bối cảnh tích hợp, bao gồm các trạm radar mới và hệ thống vũ trụ viễn thám Trái đất. Đồng thời cũng để xem khi gặp những hệ thống này thì «người Nga xảo quyệt» sẽ nghĩ ra những biện pháp đối phó như thế nào».

Đại tá Aksyonenko cho rằng việc chuyển giao các hệ thống phòng không hiện đại từ các nước NATO nói lên rằng những hệ thống này sẽ được Ukraina sử dụng cục bộ tại địa phương. Rõ ràng là dành cho các đối tượng phòng không của các chủ thể công nghiệp và chính trị quan trọng trong «chiều sâu chiến dịch».
«Quân đội Ukraina ngoài mặt trận sẽ không được sự che chắn bảo vệ trực tiếp của các hệ thống này. Tương ứng là kinh nghiệm sử dụng chiến đấu của các hệ thống mới sẽ mang tính phiến diện, không cho phép tiết lộ khả năng thực chiến của các hệ thống cũng như thiếu sót tiềm ẩn của chúng», - chuyên gia kết luận.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала