Chip và chất bán dẫn: Vì sao điện thoại Việt Nam luôn thua Samsung, LG?

© Ảnh : BphoneBphone B86
Bphone B86 - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.10.2022
Đăng ký
Khi dấn thân vào mảng smartphone, các doanh nghiệp Việt đều rất tự tin cạnh tranh sản phẩm với các hãng smartphone khác tại Việt Nam, như Samsung, LG.
Tuy nhiên, do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan mà các doanh nghiệp nội, cho đến nay, đều để thua đối thủ ngay trên sân nhà.

Phụ thuộc nguồn cung chip bán dẫn nước ngoài

Theo thông tin từ Thành uỷ TP.HCM, ngày 21/10, Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền Thông) và Ban quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM (SHTP) đã tổ chức hội thảo “Giải pháp và cơ chế chính sách phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam”.
Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông cho biết, Việt Nam hiện phụ thuộc 100% nguồn cung chip bán dẫn từ nước ngoài. Chỉ có 2 doanh nghiệp trong nước đang tham gia thiết kế chip. Trong khi đó, các công ty trong nước có vốn đầu tư nước ngoài đa phần là gia công thiết kế vi mạch, lắp rắp, kiểm định.
Hiện có khoảng 30 công ty nước ngoài đã đầu tư tại Việt Nam, với đội ngũ nhân lực ước tính khoảng 5.000 kỹ sư, có thể đảm nhận công việc ở tất cả các mảng trong khâu thiết kế. Trong số đó, nhân lực tập trung nhiều nhất tại TP.HCM (85%), sau đó là Hà Nội (8%) và Đà Nẵng (7%).
Tại Hội thảo, các đại biểu đã thảo luận, đóng góp y kiến về định hướng phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam, chính sách, giải pháp để nâng cao vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị công nghiệp vi mạch bán dẫn thế giới.
Điện thoại thông minh Samsung Galaxy Z Flip - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.08.2022
Vì sao Việt Nam có thể khẳng định vị thế cứ điểm sản xuất điện thoại thế giới?
Nhiều người cho rằng, vi mạch bán dẫn là nền tảng của tính toán hiện đại, giữ vai trò đặc biệt quan trọng khi thế giới bước sang giai đoạn bùng nổ nghiên cứu, ứng dụng và phát triển các công nghệ mới như AI, IoT, 5G, Big Data…
Các hoạt động nghiên cứu, thiết kế, sản xuất vi mạch bán dẫn đang được hưởng các ưu đãi cao trong hệ thống chính sách mà Chính phủ ban hành.
Với lợi thế tình hình kinh tế, chính trị ổn định, Việt Nam đang có cơ hội trở thành điểm đến thu hút nguồn vốn FDI của một số tập đoàn công nghệ bán dẫn hàng đầu thế giới.
Tuy vậy, ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam vẫn chưa có chiến lược, giải pháp, kế hoạch đầu tư bài bản tầm cỡ quốc gia để phát triển.
Nhìn chung, ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam vẫn chỉ ở giai đoạn khởi đầu, đa phần các cơ sở sản xuất chỉ thực hiện các công đoạn lắp ráp thành phẩm có giá trị gia tăng thấp trong chuỗi cung ứng.

Tại sao smartphone Việt Nam thua Samsung, LG?

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông Nguyễn Thiện Nghĩa dẫn ra ví dụ thất bại của 2 doanh nghiệp sản xuất thiết bị smartphone tại Việt Nam.
Theo ông, một doanh nghiệp có thế mạnh về phần mềm chuyển sang sản xuất phần cứng và không thành công (Bkav). Doanh nghiệp còn lại có tiềm lực kinh tế mạnh, nhưng đã rút lui sau 2 năm tham gia sản xuất điện thoại thông minh (Vinsmart của Vingroup).
Ông Nghĩa cho biết, các doanh nghiệp đều rất tự tin cạnh tranh sản phẩm với các hãng smartphone khác tại Việt Nam, như Samsung, LG. Tuy vậy, do các hãng này đều sản xuất số lượng lớn phục vụ thị trường toàn cầu, nên doanh nghiệp Việt không thể cạnh tranh do quy mô thị trường nội địa còn nhỏ.
Tiệm thương hiệu Samsung Electronics ở Moscow - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.08.2022
Samsung lên kế hoạch sản xuất sản phẩm chất bán dẫn tại Việt Nam
“Hầu hết các hãng lớn đều xem thị trường toàn cầu là thị trường của họ, không chỉ gói gọn trong nước. Việt Nam chưa thể cạnh tranh trên quy mô toàn cầu ngay lúc đầu, song có thể tìm thị trường ngách để phát triển”, - ITC News dẫn lời Phó Cục trưởng thừa nhận.

Vai trò quan trọng của Việt Nam trong sản xuất chip, chất bán dẫn

Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đã dành sự ưu tiên vào loại cao nhất cho ngành công nghiệp thiết kế bán dẫn. Dù vậy, ngành này vẫn chưa thực sự phát triển do thiếu chiến lược lâu dài.
Theo số liệu, ngành công nghiệp công nghệ thông tin & truyền thông có tốc độ phát triển 7-9% trong 10 năm qua. Năm 2021, ngành này đạt doanh thu 150 tỷ USD. Tốc độ phát triển như vậy là tích cực, nhưng Việt Nam không đóng góp nhiều trong chuỗi giá trị này.
Ví dụ, có hơn 90% phần mềm cá nhân trong nước là đến từ các công ty nước ngoài, 60-70% phần mềm chuyên dụng cũng là thương hiệu quốc tế. Gần 99% sản phẩm phần cứng cá nhân không thuộc doanh nghiệp trong nước.
Công nghệ sản xuất chip - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.10.2022
Việt Nam hoàn toàn đủ năng lực sản xuất chip, chất bán dẫn
Trong khi đó, những yếu tố vĩ mô của Việt Nam đang gặp nhiều vấn đề: dân số già hoá nhanh, các ưu thế về dân số và lao động phổ thông dồi dào sẽ không còn nữa.
Do đó, Việt Nam cần tự chủ về nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành vi mạch bán dẫn.
Theo Trưởng ban quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM Nguyễn Anh Thi, dù Chính phủ hiện có nhiều chính sách về tự chủ kinh tế, điều này sẽ không thực hiện được nếu không tự chủ công nghệ. Muốn vậy, trước hết cần phải tự chủ về vi mạch.
“Việt Nam không thể tham gia toàn bộ hệ sinh thái này, song cần tham gia tích cực và nắm giữ vai trò quan trọng, nắm được cán cân đàm phán quyết định trong ngành”, - chuyên gia lưu ý.
Tại Khu công nghệ cao TP.HCM, nhà máy sản xuất chip của Intel đóng góp tới 70% sản lượng đóng gói chip toàn cầu của hãng này, cho thấy vai trò của nhà máy tại Việt Nam rất quan trọng.
Tuy nhiên, ông Thi cho rằng, năng lực nội sinh về vi mạch bán dẫn tại Việt Nam còn yếu, thiếu doanh nghiệp trong nước tham gia vào cả hệ sinh thái.
Theo đại diện Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, Việt Nam cần xây dựng một một ngành công nghiệp bán dẫn tự chủ, nhằm tự chủ về chuyển đổi số, đảm bảo an ninh quốc gia.
Lắp ráp chip. - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.10.2022
Việt Nam ghi danh trên bản đồ công nghệ chip thế giới
Tiếp đến, cần hợp tác song phương và đa phương, bởi lẽ xu hướng thế giới đang hình thành nhiều mối quan hệ tương tự. Đồng thời, cần tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài nhằm tạo nền tảng cho nền công nghiệp.
Quan trọng nhất, Việt Nam cần có chính sách phát triển nhân lực chất lượng cao, vì ngành này đòi hỏi rất lớn về trình độ chuyên môn. Nhất là phải tập trung đào tạo, chú trọng khả năng trải nghiệm thực tế cho người học.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала