https://kevesko.vn/20221025/gioi-quan-phiet-nhat-ban-muon-do-tham-tat-ca-moi-noi-moi-luc-18846108.html
Giới quân phiệt Nhật Bản muốn do thám tất cả mọi nơi mọi lúc
Giới quân phiệt Nhật Bản muốn do thám tất cả mọi nơi mọi lúc
Sputnik Việt Nam
Tuần trước, những người đứng đầu Chính phủ Nhật Bản và Australia đã thông qua tuyên bố chung, đồng ý củng cố làm cho quan hệ an ninh của họ trở nên sâu sắc hơn... 25.10.2022, Sputnik Việt Nam
2022-10-25T17:58+0700
2022-10-25T17:58+0700
2022-10-25T17:58+0700
quan điểm-ý kiến
tác giả
chuyên gia
nhật bản
australia
chính trị
quân sự
tình báo
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/0a/19/18846899_0:0:2247:1265_1920x0_80_0_0_0bc232dd0fc4c9326446144108f36ba0.jpg
Tokyo chia sẻ thông tin tình báo với ai?Được đưa ra trong thời gian chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Kishida tại Australia, bản tuyên bố nói rằng các bên sẽ tiến hành những cuộc tập trận chung ở Bắc Australia và chia sẻ thông tin tình báo cho nhau.Vài ngày trước đó, các Ngoại trưởng Nhật Bản và Canada đã ký kế hoạch hành động nhằm thắt chặt hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực quốc phòng. Cùng với nhiều hạng mục khác, văn kiện dự trù hoạt động trao đổi thông tin tình báo giữa hai quốc gia.Còn trước nữa, vào những năm khác nhau, Tokyo đã ký kết thỏa thuận về trao đổi thông tin tình báo với các quốc gia như Anh, Ấn Độ, Hàn Quốc và Hoa Kỳ.Nhìn chung, trong giới gián điệp đánh giá rằng dường như Nhật Bản không có mạng lưới gián điệp rộng khắp, rằng ở nước này không có dịch vụ tình báo mạnh, bởi Hiến pháp hòa bình của Nhật Bản ngăn cản Chính phủ phát triển bất kỳ thuộc tính nào của lực lượng vũ trang thực thụ. Nét mạnh duy nhất được thừa nhận của Nhật Bản là khả năng kỹ thuật để tiến hành nghe lén, sử dụng vệ tinh công nghệ cao bay quanh Trái đất.Rõ ràng đây là hình dung khá ngây thơ. Đơn giản chỉ là tình báo Nhật Bản không thấy cần tỏa sáng một cách dư thừa, trong khi thực ra họ do thám không riêng Trung Quốc và Bắc Triều Tiên là hai nước mà Tokyo coi là mối đe dọa chính, mà còn theo dõi tất cả những nước khác – giám sát cả người Mỹ, người Canada, người Australia…Mục tiêu là tiếp tục quân phiệt hóaTăng cường quan hệ an ninh với Australia và Canada chỉ là một phần trong các hoạt động của đảng Dân chủ Tự do cầm quyền ở Nhật Bản. Tokyo cố gắng mở rộng hợp tác quân sự vượt ra ngoài giới hạn quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ, vốn đã cùng Nhật Bản ký hiệp ước an ninh ngay từ năm 1951. Khi ráo riết mở rộng quan hệ quốc phòng với các nước khác nhau trên thế giới, cái cớ mà Tokyo luôn trưng ra là «yêu cầu tự vệ trước hiểm hoạ tiềm tàng» là tham vọng ngày càng bành trướng của Trung Quốc và chương trình tên lửa hạt nhân của Bình Nhưỡng.Hoa Kỳ ủng hộ tâm thế này của Tokyo. Cụ thể, đó là nội dung được thảo luận tại cuộc gặp của các Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, Australia và Nhật Bản tại quần đảo Hawaii hồi đầu tháng 10. Nhà Trắng muốn chia sẻ với các đồng minh gánh nặng tốn phí quân sự chống Trung Quốc.Chỉ có điều không rõ là liệu người Mỹ, Canada, Australia có nhận thức được chăng, khi thiết lập và mở rộng không giới hạn quan hệ với Nhật Bản trong lĩnh vực quân sự ắt sẽ thúc đẩy hồi sinh tư tưởng quân phiệt chủ nghĩa của một bộ phận nhất định trong xã hội Nhật Bản. Mà quân phiệt hóa hiển nhiên là cần thiết đối với những công ty Nhật Bản tham gia sản xuất vũ khí, cũng như cần thiết để bảo tồn tinh thần võ sĩ đạo samurai trong giới tướng lĩnh và đô đốc Nhật Bản nhằm giữ cho binh sĩ Lực lượng Phòng vệ hiện tại luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Không có gì bí mật là đảng Dân chủ Tự do cầm quyền mơ ước biến Nhật Bản thành «đất nước chuẩn mực bình thường» với quân đội được toàn thể công nhận và không bị ràng buộc bởi những điều khoản hòa bình trong Hiến pháp. Khó có khả năng là các bên Hoa Kỳ, Canada và Australia, hiện đang hợp tác với Tokyo trong lĩnh vực quân sự, sẽ phản đối xu thế phát triển sự kiện như vậy. Về chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản hiếu chiến và tàn ác, họ chỉ có thể nhớ đến nếu thượng tầng quân sự Nhật Bản muốn lặp lại chiến tích trong Thế chiến II. Mà giả như tái diễn, hẳn sẽ thật khó cho người Mỹ, người Anh, người Australia, người Canada khi đối mặt với lính Nhật.Trong toàn bộ quá trình dự kiến đưa Nhật Bản trở lại hàng ngũ các cường quốc quân sự thế giới có sự công nhận của quốc tế, động thái củng cố sức mạnh tình báo của Nhật Bản và tham gia tập trận chung chỉ là bước đi nhỏ. Nhưng chỉ cần một bước đi nhỏ cũng có thể bắt đầu con đường dẫn đến thảm kịch lớn hơn cả Thế chiến II đối với các dân tộc trên toàn thế giới, trong đó có nhân dân Nhật Bản.
https://kevesko.vn/20191027/hoa-ky-muon-han-quoc-tiep-tuc-trao-doi-thong-tin-tinh-bao-voi-nhat-ban-8174464.html
https://kevesko.vn/20220113/kishida-fumio-dan-dat-nhat-ban-tren-con-duong-quan-su-hoa-13302103.html
nhật bản
australia
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/0a/19/18846899_86:0:2083:1498_1920x0_80_0_0_4eaa825bb464f3a40324fd24506ff8eb.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
quan điểm-ý kiến, tác giả, chuyên gia, nhật bản, australia, chính trị, quân sự, tình báo
quan điểm-ý kiến, tác giả, chuyên gia, nhật bản, australia, chính trị, quân sự, tình báo
Giới quân phiệt Nhật Bản muốn do thám tất cả mọi nơi mọi lúc
Tuần trước, những người đứng đầu Chính phủ Nhật Bản và Australia đã thông qua tuyên bố chung, đồng ý củng cố làm cho quan hệ an ninh của họ trở nên sâu sắc hơn và cùng thi hành biện pháp chống lại những nước «vi phạm quy tắc và chuẩn mực quốc tế». Quan sát viên Piotr Tsvetov của Sputnik phân tích về đề tài này.
Tokyo chia sẻ thông tin tình báo với ai?
Được đưa ra trong thời gian chuyến thăm của
Thủ tướng Nhật Bản Kishida tại Australia, bản tuyên bố nói rằng các bên sẽ tiến hành những cuộc tập trận chung ở Bắc Australia và chia sẻ thông tin tình báo cho nhau.
Vài ngày trước đó, các Ngoại trưởng Nhật Bản và Canada đã ký kế hoạch hành động nhằm thắt chặt hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực quốc phòng. Cùng với nhiều hạng mục khác, văn kiện dự trù hoạt động trao đổi thông tin tình báo giữa hai quốc gia.
Còn trước nữa, vào những năm khác nhau, Tokyo đã ký kết thỏa thuận về trao đổi thông tin tình báo với các quốc gia như Anh, Ấn Độ, Hàn Quốc và Hoa Kỳ.
27 Tháng Mười 2019, 16:22
Nhìn chung, trong giới gián điệp đánh giá rằng dường như Nhật Bản không có mạng lưới gián điệp rộng khắp, rằng ở nước này không có dịch vụ tình báo mạnh, bởi Hiến pháp hòa bình của Nhật Bản ngăn cản Chính phủ phát triển bất kỳ thuộc tính nào của lực lượng vũ trang thực thụ. Nét mạnh duy nhất được thừa nhận của Nhật Bản là khả năng kỹ thuật để tiến hành nghe lén, sử dụng vệ tinh công nghệ cao bay quanh Trái đất.
Rõ ràng đây là hình dung khá ngây thơ. Đơn giản chỉ là tình báo Nhật Bản không thấy cần tỏa sáng một cách dư thừa, trong khi thực ra họ do thám không riêng Trung Quốc và Bắc Triều Tiên là hai nước mà
Tokyo coi là mối đe dọa chính, mà còn theo dõi tất cả những nước khác – giám sát cả người Mỹ, người Canada, người Australia…
Mục tiêu là tiếp tục quân phiệt hóa
Tăng cường quan hệ an ninh với Australia và Canada chỉ là một phần trong các hoạt động của đảng Dân chủ Tự do cầm quyền ở Nhật Bản. Tokyo cố gắng mở rộng hợp tác quân sự vượt ra ngoài giới hạn quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ, vốn đã cùng Nhật Bản ký hiệp ước an ninh ngay từ năm 1951. Khi ráo riết mở rộng quan hệ quốc phòng với các nước khác nhau trên thế giới, cái cớ mà Tokyo luôn trưng ra là «yêu cầu tự vệ trước hiểm hoạ tiềm tàng» là tham vọng ngày càng bành trướng của Trung Quốc và chương trình tên lửa hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Hoa Kỳ ủng hộ tâm thế này của Tokyo. Cụ thể, đó là nội dung được thảo luận tại cuộc gặp của các Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, Australia và Nhật Bản tại quần đảo Hawaii hồi đầu tháng 10. Nhà Trắng muốn chia sẻ với các đồng minh gánh nặng tốn phí quân sự chống Trung Quốc.
Chỉ có điều không rõ là liệu người Mỹ, Canada, Australia có nhận thức được chăng, khi thiết lập và mở rộng không giới hạn quan hệ với Nhật Bản trong lĩnh vực quân sự ắt sẽ thúc đẩy hồi sinh tư tưởng quân phiệt chủ nghĩa của một bộ phận nhất định trong xã hội Nhật Bản. Mà quân phiệt hóa hiển nhiên là cần thiết đối với những công ty Nhật Bản tham gia sản xuất vũ khí, cũng như cần thiết để bảo tồn tinh thần võ sĩ đạo samurai trong giới tướng lĩnh và đô đốc Nhật Bản nhằm giữ cho binh sĩ Lực lượng Phòng vệ hiện tại luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Không có gì bí mật là đảng Dân chủ Tự do cầm quyền mơ ước biến Nhật Bản thành «đất nước chuẩn mực bình thường» với quân đội được toàn thể công nhận và không bị ràng buộc bởi những điều khoản hòa bình trong Hiến pháp. Khó có khả năng là các bên Hoa Kỳ, Canada và Australia, hiện đang hợp tác với Tokyo trong lĩnh vực quân sự, sẽ phản đối xu thế phát triển sự kiện như vậy. Về chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản hiếu chiến và tàn ác, họ chỉ có thể nhớ đến nếu thượng tầng quân sự Nhật Bản muốn lặp lại chiến tích trong Thế chiến II. Mà giả như tái diễn, hẳn sẽ thật khó cho người Mỹ, người Anh, người Australia, người Canada khi đối mặt với lính Nhật.
Trong toàn bộ quá trình dự kiến đưa Nhật Bản trở lại hàng ngũ các cường quốc quân sự thế giới có sự công nhận của quốc tế, động thái củng cố sức mạnh tình báo của Nhật Bản và tham gia tập trận chung chỉ là bước đi nhỏ. Nhưng chỉ cần một bước đi nhỏ cũng có thể bắt đầu con đường dẫn đến thảm kịch lớn hơn cả Thế chiến II đối với các dân tộc trên toàn thế giới, trong đó có nhân dân Nhật Bản.