Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Vì sao Việt Nam cần xoay trục về đất liền kể cả Trung Quốc muốn dạy Hà Nội thêm bài học?

© AFP 2023 / -Quần Đảo Hoàng Sa.
Quần Đảo Hoàng Sa. - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.10.2022
Đăng ký
Nếu nhìn từ việc Trung Quốc chiếm Hoàng Sa năm 1974 hay hải chiến Gạc Ma 1988, nhiều nhà nghiên cứu sẽ cho rằng, Việt Nam cần đặc biệt quan tâm đến chủ quyền ở Biển Đông vốn luôn bị Bắc Kinh thách thức.
Tuy nhiên, theo chuyên gia Vũ Khang bình luận trên Viện Chính sách Chiến lược Australia (ASPI), Việt Nam cần bảo vệ chủ quyền biển đảo, nhưng trong quốc sách hàng đầu của mình, Hà Nội cần đặc biệt tập trung vào an ninh lãnh thổ, xoay trục về đất liền vì nhiều yếu tố địa chính trị, lịch sử, kinh tế cũng như diễn biến tình hình thực tế hiện nay.
Vì sao các nhà lãnh đạo Việt Nam cần đặc biệt tập trung chú ý đến các chính sách an ninh bảo vệ Tổ quốc trên đất liền song song với quyết tâm khẳng định chủ quyền của Hà Nội đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ở Biển Đông?

Lựa chọn khó khăn

Vũ Khang, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Khoa Chính trị học tại Đại học Boston (Boston College), đồng thời cộng tác thường xuyên với “The Interpreter” của Viện Lowy, Australia đã có lý giải vì sao Việt Nam cần xoay trục chính sách an ninh về đất liền để bảo vệ Tổ quốc.
Phân tích được đăng tải trên cổng thông tin của Viện Chính sách Chiến lược Australia (ASPI).
Theo chuyên gia, trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng sức ép cả trên bộ (đất liền) và trên biển (hải đảo), Việt Nam đang đứng trước một lựa chọn khó khăn - nên tiếp tục đặt các chính sách chiến lược nghiêng về bảo vệ chủ quyền biển đảo đã áp dụng từ đầu những năm 2000 hay xoay trục - quay trở lại đất liền như đã từng làm trong suốt những năm thời Chiến tranh Lạnh?
Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản tham gia các cuộc tập trận chung với Hoa Kỳ ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.07.2022
Biển Đông
BNG Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam
Theo quan sát viên Vũ Khang, gần đây, theo ông, Hà Nội nên ưu tiên an ninh trên đất liền của mình.
Chuyên gia này lập luận rằng, việc tích lũy tập trung nguồn lực để xây dựng và duy trì đồng thời cả Quân đội và Hải quân hiện đại, tinh nhuệ, uy lực mạnh đã được chứng minh là vượt quá khả năng của Việt Nam, xét về mặt lịch sử.
“Hà Nội có xu hướng thường tập trung vào các mối đe dọa trên đất liền trước khi cân nhắc đến các thách thức trên biển”, - theo đánh giá của tác giả Vũ Khang được Viện Chính sách Chiến lược Úc dẫn ra.
Chuyên gia này nhấn mạnh rằng, Việt Nam đã buộc phải chấp nhận im lặng khi Trung Quốc dùng vũ lực trắng trợn sáp nhập Hoàng Sa vào năm 1974, cũng như phản ứng của Hà Nội đối với việc Trung Quốc đưa quân xâm chiếm bãi đá ngầm Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa vào năm 1988 là tương đối yếu.
Nguyên do là vì Việt Nam khi đó đang phải cật lực vật lộn chiến đấu trên đất liền chống lại tàn dư của chế độ Việt Nam Cộng Hòa cũng như quân diệt chủng Khmer Đỏ, hay thậm chí là chống lại cả quân xâm lược Trung Quốc ở biên giới phía Bắc.
Tàu Trung Quốc ở Biển Đông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.06.2022
Biển Đông
Việt Nam phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa
Trong suy nghĩ của các nhà lãnh đạo Hà Nội khi ấy, Hoàng Sa và Trường Sa có thể không quan trọng đối với sự tồn vong của Việt Nam, của Tổ quốc với những nguy cơ hiện hữu trên đất liền.

Vì sao Việt Nam cần xoay trục về đất liền để bảo vệ an ninh Tổ quốc?

Theo nhà nghiên cứu Vũ Khang, trong bối cảnh còn tồn tại nhiều tranh cãi về đối sách – những chiến lược lớn của Việt Nam trong thế kỷ 21, quan điểm của Euan Graham và Bích Trần đối với lập luận của vị chuyên gia này được đánh giá là những góc nhìn bổ sung đáng hoan nghênh.
Hai tác giả này cho rằng Hà Nội cần duy trì xoay trục hướng về Biển Đông vì sự thịnh vượng của Việt Nam gắn liền với tự do hàng hải.
Từ bỏ các chính sách bảo vệ biển đảo hiện có, có thể dẫn đến việc Trung Quốc với lối hành xử gây hấn của Bắc Kinh, sẽ xâm chiếm bao vây những cảng biển quan trọng nhất của Việt Nam, từ đó, tước đoạt các lợi ích kinh tế ngoài khơi của Hà Nội.
Tàu Cảnh sát biển Việt Nam mang số hiệu 8002  - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.04.2022
Mỹ đã chuyển những trang thiết bị quân sự nào giúp Việt Nam bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông?
Điểm mấu chốt quan trọng hơn, các nhà nghiên cứu cho rằng mối đe dọa trên đất liền của Trung Quốc hiện nay đối với Việt Nam không nghiêm trọng bằng mối đe dọa trên biển và do đó Việt Nam hiện không cần phải lo lắng gì nhiều về an ninh trên bộ của mình.

“Cho dù lập luận này là hoàn toàn có lý nếu chúng ta chỉ tập trung vào các yếu tố môi trường chiến lược của Việt Nam trong 20 năm qua, nhưng sẽ là không đúng khi xem xét tình hình an ninh trên đất liền lãnh thổ của Việt Nam đã ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh hàng hải và nhiều chính sách phát triển kinh tế của Việt Nam như thế nào kể từ khi thành lập nước năm 1945”, - chuyên gia Vũ Khang lập luận.

Theo nhà nghiên cứu này, các đánh giá của hai chuyên gia Euan Graham và Bích Tran chỉ ra nguồn gốc về mặt kinh tế cho các chính sách an ninh của Hà Nội, trong đó, cần lưu ý rằng nền kinh tế định hướng xuất khẩu của Việt Nam cũng gắn liền với khả năng tiếp cận biển, đại dương và trọng tâm phát triển của đất nước trong thế kỷ 21 về biển là để bảo vệ chính những lợi ích kinh tế đó.
Tuy nhiên, chuỗi sự kiện đó đã bỏ qua lý do tại sao Việt Nam quyết định áp dụng một nền kinh tế tập trung nhiều vào xuất khẩu ngay từ đầu trong cuộc cải cách năm 1986 - công cuộc Đổi mới và lý do đó liên quan đến an ninh đất liền.
Việt Nam cũng đã suy nghĩ cân nhắc về ý tưởng phân cấp kinh tế nhiều lần, tuy nhiên, việc thực hiện một chính sách như vậy trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam là bất khả thi xét về đủ các mặt chính trị và kinh tế.
Sau khi thống nhất đất nước, mục tiêu phân quyền được đặt lên hàng đầu vì Việt Nam vẫn cần một nền kinh tế chỉ huy thời chiến để hỗ trợ việc đưa quân tình nguyện sang giúp đỡ Campuchia và sự hiện diện quân sự quy mô lớn dọc biên giới với Trung Quốc để ngăn chặn nguy cơ đe dọa từ Bắc Kinh.
Chỉ sau khi Việt Nam rút quân tình nguyện về từ Campuchia vào năm 1989 và bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc vào năm 1991, người ta mới thấy sự thay đổi cơ bản trong chính sách an ninh đất liền của Việt Nam, theo Vũ Khang.
Đặc biệt là sau khi công cuộc Đổi mới mới thực sự thành công nhờ việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt quốc tế và giải trừ quân bị số lượng lớn từ lực lượng vũ trang Việt Nam để phục vụ các mục tiêu tập trung sản xuất kinh tế trong nước.
Mỏ Bạch Hổ - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.01.2022
PVN và Quân chủng Hải quân quyết giữ chủ quyền Việt Nam
Đáng chú ý, theo đánh giá của Viện ASPI, dù Việt Nam khó ngăn Trung Quốc chiếm Hoàng Sa từ năm 1974, nhưng thực tế này không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế sau Chiến tranh Lạnh của đất nước.

“Những cải thiện trong quan hệ với phương Tây và thu hút đầu tư nước ngoài sau đó là kết quả của việc Việt Nam áp dụng chính sách đối ngoại an ninh thân thiện hơn đối với các nước láng giềng, chứ không phải đặt nặng chính sách nghiêng về bảo vệ biển đảo”, - theo vị chuyên gia.

Xét chung lại, chính sách Đổi mới và nền kinh tế định hướng xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc vào tình hình biên giới đất liền an toàn và được đảm bảo.
Môi trường an ninh bên ngoài thúc đẩy các chính sách kinh tế của Hà Nội, chứ không phải ngược lại như quan điểm của hai nhà nghiên cứu Graham và Tran đề xuất. Đánh giá về quốc gia này, ông Vũ Khang tin tưởng rằng, Việt Nam chắc chắn sẽ tái khởi động nền kinh tế thời chiến một lần nữa nếu an ninh đất đai của nước bị suy giảm hay đe dọa nghiêm trọng.

Bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông nhưng cần tập trung đến an ninh trên bộ

Cũng theo ông Vũ Khang, các nhà nghiên cứu khác dường như đã đánh giá thấp các mối đe dọa trên đất liền và quá tập trung đến các mối đe dọa trên biển đối với an ninh của Việt Nam.
“Mặc dù phần lớn dân số và cơ sở hạ tầng của Việt Nam phân bổ tập trung dọc theo bờ biển, nhưng một cuộc đổ bộ xâm lược từ ngoài khơi Biển Đông gần như sẽ rất khó khăn về mặt quân sự và khả năng đó cũng khó xảy ra”, - theo đánh giá của ông Vũ Khang trên ASPI.
Vị này cũng cho rằng, giới lãnh đạo Trung Quốc nhận thức được những nguy cơ của một cuộc đổ bộ xâm lược Đài Loan, một bán đảo nhỏ hơn nhiều so với Việt Nam về cả mặt dân số và lãnh thổ.
Do đó, việc chính quyền Trung Quốc phải đi đường vòng là “phi lý” khi có thể trực tiếp tấn công Việt Nam từ phía Bắc, như đã làm nhiều lần trong 2.000 năm qua kể từ thời Bắc thuộc.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.07.2022
Biển Đông
Việt Nam yêu cầu Đài Loan bớt gây căng thẳng ở Biển Đông
Ngay cả khi Trung Quốc quyết định ‘dạy cho Việt Nam một bài học’ từ ngoài biển, Việt Nam hoàn toàn có thể chọn chiến lược phòng thủ chống lại từ chính việc tận dụng các dãy núi ở phía tây, chiến lược mà những người lính Bộ đội Cụ Hồ Việt Nam đã sử dụng để đánh đuổi quân xâm lược Pháp và Mỹ ra khỏi đồng bằng các con sông.
Đồng thời, chiến lược này một lần nữa càng nhấn mạnh tầm quan trọng của an ninh đất liền của Việt Nam.
“Để Trung Quốc giành được Lào và Campuchia khỏi tay Việt Nam sẽ làm mất chiều sâu chiến lược của Hà Nội”, - nhà nghiên cứu này nhấn mạnh.
Theo vị chuyên gia, cách tốt nhất để Việt Nam bảo vệ an ninh hàng hải của mình - trước tiên và quan trọng nhất - chính là phải đảm bảo an toàn trên bộ, trên đất liền, bao gồm cả biên giới phía tây và phía bắc đất nước.
“Việc Trung Quốc chiếm đóng các đảo của Việt Nam không làm đất nước kiệt quệ hay suy yếu trầm trọng nhưng sự hiện diện của quân đội Trung Quốc dọc biên giới sẽ là mối đe dọa khôn lường”, - chuyên gia lập luận.
Chiến lược nghiêng về các thách thức trên biển trong thế kỷ 21 của Hà Nội được xây dựng dựa trên chính sách an ninh đất liền thành công từ thế kỷ trước, đồng thời, thường thì người ta có thể rất dễ dàng bỏ qua thành công trên bộ và tập trung vào những thách thức trên biển với nhiều sóng ngầm.
Tiếp đón các nước tham dự nhân dịp kỷ niệm 40 năm phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển UNCLOS tại New York - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.06.2022
Biển Đông
Việt Nam làm rất tốt chiến lược “ngoại giao mềm” xung quanh vấn đề Biển Đông
Tuy nhiên, trong viễn cảnh lý tưởng hơn, Việt Nam không cần phải lựa chọn giữa an ninh trên bộ và trên biển. Dù vậy, như các phân tích của nhóm nhà nghiên cứu Graham và Tran lưu ý, vị trí địa lý của Việt Nam ảnh hưởng đến các lựa chọn chiến lược của Hà Nội.
“Hà Nội nên tiếp tục khẳng định chủ quyền, quyền và lợi ích hàng hải của mình trong phạm vi khả năng, điều kiện của đất nước, tuy vậy, ưu tiên của các nhà lãnh đạo Việt Nam - đã và sẽ luôn là an ninh trên đất liền”, - theo ASPI.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала