https://kevesko.vn/20221101/canh-sat-bien-viet-nam-tuan-tra-vinh-bac-bo-khi-tong-bi-thu-dang-tham-trung-quoc-19008578.html
Cảnh sát biển Việt Nam tuần tra Vịnh Bắc Bộ khi Tổng Bí thư đang thăm Trung Quốc
Cảnh sát biển Việt Nam tuần tra Vịnh Bắc Bộ khi Tổng Bí thư đang thăm Trung Quốc
Sputnik Việt Nam
Biên đội tàu Cảnh sát biển Việt Nam xuất phát lên đường tuần tra liên hợp trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ trong bối cảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang có chuyến... 01.11.2022, Sputnik Việt Nam
2022-11-01T17:48+0700
2022-11-01T17:48+0700
2022-11-01T17:48+0700
việt nam
cảnh sát biển việt nam
trung quốc
quân sự
chính trị
chuyến thăm
công an
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/0b/01/19010554_0:0:1000:563_1920x0_80_0_0_70fa447392882ebc039f860506cc23e3.jpg
Theo Đại tá Lương Cao Khải, Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1, tuần tra liên hợp giữa Cảnh sát biển Việt Nam và Cảnh sát biển Trung Quốc lần này là nhằm duy trì trật tự, an ninh trong khu vực biển Vịnh Bắc Bộ.Cảnh sát biển Việt Nam tuần tra liên hợp ở Vịnh Bắc BộSáng 1/11, đại diện lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam với biên đội 2 tàu rời cảng Hải Phòng lên đường tuần tra liên hợp vùng biển Vịnh Bắc Bộ.Sự kiện tuần tra của Cảnh sát biển Việt Nam diễn ra trong khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam đang thăm Trung Quốc và có nhiều cuộc gặp gỡ, trao đổi quan trọng tại Bắc Kinh.Sáng nay, tại Hải Phòng, biên đội tàu Cảnh sát biển 8004 và 8003 thuộc Hải đoàn 11, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 rời cảng Đình Vũ, xuất phát lên đường thực hiện nhiệm vụ tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ giữa lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam và Cảnh sát biển Trung Quốc lần thứ hai năm 2022.Đại tá Lương Cao Khải, Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 làm trưởng đoàn Việt Nam.Cùng với đó, tham gia đoàn công tác Cảnh sát biển Việt Nam có đại diện lực lượng Bộ đội Biên phòng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 9 tỉnh, thành ven biển phía Bắc, Chi cục Kiểm ngư Vùng 1, Công an thành phố Hải Phòng, Cục Hải quan Hải Phòng.Theo kế hoạch, chuyến tuần tra liên hợp giữa Cảnh sát biển Việt Nam và Cảnh sát biển Trung Quốc lần này kéo dài đến ngày 3/11 đến ngày 6/11.Phạm vi tuần tra liên hợp được công bố trải dài trên 13 điểm với quãng đường 255,5 hải lý, từ Đông Nam đảo Trần 13 hải lý đến Đông Bắc đảo Cồn Cỏ 48 hải lý trên đường phân định Vịnh Bắc Bộ.Những nhiệm vụ tuần tra chínhĐược biết, đây là lần thứ 5 hoạt động tuần tra trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Cảnh sát biển Việt Nam và Cảnh sát biển Trung Quốc được tổ chức sau khi Hiệp định hợp tác nghề cá giữa hai nước hết hiệu lực từ ngày 30/6/2020.Cũng kể từ sau Hiệp định hợp tác nghề cá trong vùng biển Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, để đảm bảo hoạt động khai thác hải sản của ngư dân được diễn ra bình thường trong thời gian hai nước tổ chức đàm phán xác định các nội dung hợp tác tiếp theo, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam và Cảnh sát biển Trung Quốc đã tổ chức nhiều chuyến tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ.Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng Cảnh sát biển hai nước sẽ tiến hành các nội dung như điện đàm trao đổi; kiểm tra, giám sát tàu thuyền của ngư dân khai thác thủy hải sản trong vùng biển lân cận đường phân định.Hai bên cũng nỗ lực tuyên truyền về quy chế hoạt động, ứng xử và tuyên truyền phổ biến pháp luật cho bà con ngư dân, luyện tập phương án tìm kiếm cứu nạn trên biển.Phát biểu tại buổi quán triệt kế hoạch, nội dung tuần tra trước khi lên đường, Đại tá Lương Cao Khải nhấn mạnh, mục đích của chuyến tuần tra liên hợp lần này nhằm duy trì trật tự, an ninh trong khu vực biển Vịnh Bắc Bộ. Qua đó góp phần tăng cường mối quan hệ hợp tác, hiểu biết lẫn nhau giữa lực lượng Cảnh sát biển hai nước Việt Nam và Trung Quốc.Đồng thời, đây cũng là cơ hội để nâng cao trình độ tổ chức chỉ huy, kinh nghiệm cho cán bộ, chiến sĩ trong thực hiện nhiệm vụ theo quy định hàng năm.An ninh chủ quyền khu vực Vịnh Bắc Bộ cơ bản ổn địnhThông tin từ Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 cũng cho biết, trong 9 tháng đầu năm nay, đơn vị đã duy trì nghiêm hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, tuyên truyền, ngăn chặn tàu cá của Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép, góp phần thực hiện mục tiêu của Chính phủ trong việc tháo gỡ “thẻ vàng” cho ngành Thuỷ sản Việt Nam.Theo Đại tá Nguyễn Văn Thiện, Phó Tư lệnh Pháp luật Vùng Cảnh sát biển 1, từ đầu năm đến nay, tình hình an ninh chủ quyền tại khu vực vịnh Bắc Bộ cơ bản ổn định.Tuy nhiên, công tác bảo vệ, quản lý và giám sát hoạt động nghề cá trong vùng biển vịnh Bắc Bộ vẫn còn một số hạn chế như: ý thức chấp hành pháp luật của một số bà con ngư dân còn thấp. Một số tàu cá Việt Nam chưa lắp thiết bị giám sát hành trình (VMS) theo quy định, đặc biệt, có tình trạng tàu cá Việt Nam và Trung Quốc vẫn vi phạm vùng biển của nhau để đánh bắt hải sản.Bên cạnh đó, thời tiết trên biển diễn biến phức tạp, nhiều tàu cá Việt Nam không trang bị hoặc không bật thiết bị giám sát hành trình đã ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của Lực lượng Cảnh sát biển nói chung và nhiệm vụ phòng chống IUU nói riêng.Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 đã chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng tuần tra bảo vệ chủ quyền, hỗ trợ, bảo vệ ngư dân và ngăn chặn, xử lý tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép.Thường xuyên cập nhật, tổng hợp tình hình vi phạm của tàu cá Việt Nam và tàu cá nước ngoài, kết quả thực hiện nhiệm vụ phòng chống IUU của Bộ Tư lệnh Vùng để báo cáo lên các cơ quan cấp trên theo quy định, đồng thời, chủ động đề xuất, kiến nghị các giải pháp thực hiện với Ban Chỉ đạo Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển về phòng chống IUU.Các hoạt động tuần tra liên hợp của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam và Hải cảnh Trung Quốc đóng góp vào việc thực hiện nghiêm túc luật pháp quốc tế, đặc biệt là các quy định trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ, phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước ký ngày 25/12/2000.Hai bên cũng tin tưởng rằng, các hoạt động tuần tra chung sẽ tạo động lực thúc đẩy mối quan hệ hai nước tiếp tục phát triển, đồng thời, đánh dấu giai đoạn phát triển mới ngày càng tốt đẹp mối quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước nói chung, lực lượng Cảnh sát biển hai nước nói riêng.Tại cuộc hội đàm cấp cao ngày 31/10 giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bắc Kinh, như Sputnik đã thông tin, đối với vấn đề trên biển, hai nhà lãnh đạo lưu ý đây là vấn đề tồn tại trong quan hệ hai nước, nhưng nhất trí tin tưởng rằng, việc duy trì hòa bình, ổn định trên biển có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của cả hai Đảng, hai nước.Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã đề nghị hai bên tuân thủ nhận thức chung cấp cao, tôn trọng lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhau, giải quyết tranh chấp, bất đồng bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.Trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, phát huy tốt các cơ chế đàm phán trên biển, thúc đẩy phân định và bàn bạc về hợp tác phát triển.Hai bên cần thực hiện đầy đủ, hiệu quả Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), phấn đấu xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) thực chất, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế.
https://kevesko.vn/20220820/nhat-giup-canh-sat-bien-viet-nam-manh-hon-17240480.html
https://kevesko.vn/20220418/tiep-tuc-khoi-to-bat-giam-hang-loat-tuong-linh-canh-sat-bien-viet-nam-14793363.html
https://kevesko.vn/20220412/ky-thuat-anh-huong-den-kha-nang-chien-dau-cua-canh-sat-bien-viet-nam-14696467.html
https://kevesko.vn/20220309/canh-sat-bien-phat-hien-228-luot-tau-nuoc-ngoai-xam-pham-vung-bien-viet-nam-14129707.html
trung quốc
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/0b/01/19010554_32:0:956:693_1920x0_80_0_0_09994e5f3fe643bea1e89b36306c3dfb.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, cảnh sát biển việt nam, trung quốc, quân sự, chính trị, chuyến thăm, công an
việt nam, cảnh sát biển việt nam, trung quốc, quân sự, chính trị, chuyến thăm, công an
Theo Đại tá Lương Cao Khải, Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1, tuần tra liên hợp giữa
Cảnh sát biển Việt Nam và Cảnh sát biển Trung Quốc lần này là nhằm duy trì trật tự, an ninh trong khu vực biển Vịnh Bắc Bộ.
Cảnh sát biển Việt Nam tuần tra liên hợp ở Vịnh Bắc Bộ
Sáng 1/11, đại diện lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam với biên đội 2 tàu rời cảng Hải Phòng lên đường tuần tra liên hợp vùng biển Vịnh Bắc Bộ.
Sự kiện tuần tra của Cảnh sát biển Việt Nam diễn ra trong khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam đang thăm Trung Quốc và có nhiều cuộc gặp gỡ, trao đổi quan trọng tại Bắc Kinh.
Sáng nay, tại Hải Phòng, biên đội tàu Cảnh sát biển 8004 và 8003 thuộc Hải đoàn 11, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 rời cảng Đình Vũ, xuất phát lên đường thực hiện nhiệm vụ tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ giữa lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam và Cảnh sát biển Trung Quốc lần thứ hai năm 2022.
Đại tá Lương Cao Khải, Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 làm trưởng đoàn Việt Nam.
Cùng với đó, tham gia đoàn công tác Cảnh sát biển Việt Nam có đại diện lực lượng Bộ đội Biên phòng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 9 tỉnh, thành ven biển phía Bắc, Chi cục Kiểm ngư Vùng 1,
Công an thành phố Hải Phòng, Cục Hải quan Hải Phòng.
Theo kế hoạch, chuyến tuần tra liên hợp giữa Cảnh sát biển Việt Nam và Cảnh sát biển Trung Quốc lần này kéo dài đến ngày 3/11 đến ngày 6/11.
Phạm vi tuần tra liên hợp được công bố trải dài trên 13 điểm với quãng đường 255,5 hải lý, từ Đông Nam đảo Trần 13 hải lý đến Đông Bắc đảo Cồn Cỏ 48 hải lý trên đường phân định Vịnh Bắc Bộ.
Những nhiệm vụ tuần tra chính
Được biết, đây là lần thứ 5 hoạt động tuần tra trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Cảnh sát biển Việt Nam và
Cảnh sát biển Trung Quốc được tổ chức sau khi Hiệp định hợp tác nghề cá giữa hai nước hết hiệu lực từ ngày 30/6/2020.
Cũng kể từ sau Hiệp định hợp tác nghề cá trong vùng biển Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, để đảm bảo hoạt động khai thác hải sản của ngư dân được diễn ra bình thường trong thời gian hai nước tổ chức đàm phán xác định các nội dung hợp tác tiếp theo, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam và Cảnh sát biển Trung Quốc đã tổ chức nhiều chuyến tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng Cảnh sát biển hai nước sẽ tiến hành các nội dung như điện đàm trao đổi; kiểm tra, giám sát tàu thuyền của ngư dân khai thác thủy hải sản trong vùng biển lân cận đường phân định.
Hai bên cũng nỗ lực tuyên truyền về quy chế hoạt động, ứng xử và tuyên truyền phổ biến pháp luật cho bà con ngư dân, luyện tập phương án tìm kiếm cứu nạn trên biển.
Phát biểu tại buổi quán triệt kế hoạch, nội dung tuần tra trước khi lên đường, Đại tá Lương Cao Khải nhấn mạnh, mục đích của chuyến tuần tra liên hợp lần này nhằm duy trì trật tự, an ninh trong khu vực biển Vịnh Bắc Bộ. Qua đó góp phần tăng cường mối quan hệ hợp tác, hiểu biết lẫn nhau giữa lực lượng Cảnh sát biển hai nước Việt Nam và Trung Quốc.
Đồng thời, đây cũng là cơ hội để nâng cao trình độ tổ chức chỉ huy, kinh nghiệm cho cán bộ, chiến sĩ trong thực hiện nhiệm vụ theo quy định hàng năm.
An ninh chủ quyền khu vực Vịnh Bắc Bộ cơ bản ổn định
Thông tin từ Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 cũng cho biết, trong 9 tháng đầu năm nay, đơn vị đã duy trì nghiêm hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, tuyên truyền, ngăn chặn tàu cá của Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép, góp phần thực hiện mục tiêu của Chính phủ trong việc tháo gỡ “thẻ vàng” cho
ngành Thuỷ sản Việt Nam.
Theo Đại tá Nguyễn Văn Thiện, Phó Tư lệnh Pháp luật Vùng Cảnh sát biển 1, từ đầu năm đến nay, tình hình an ninh chủ quyền tại khu vực vịnh Bắc Bộ cơ bản ổn định.
Tuy nhiên, công tác bảo vệ, quản lý và giám sát hoạt động nghề cá trong vùng biển vịnh Bắc Bộ vẫn còn một số hạn chế như: ý thức chấp hành pháp luật của một số bà con ngư dân còn thấp. Một số tàu cá Việt Nam chưa lắp thiết bị giám sát hành trình (VMS) theo quy định, đặc biệt, có tình trạng tàu cá Việt Nam và Trung Quốc vẫn vi phạm vùng biển của nhau để đánh bắt hải sản.
Bên cạnh đó, thời tiết trên biển diễn biến phức tạp, nhiều tàu cá Việt Nam không trang bị hoặc không bật thiết bị giám sát hành trình đã ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của Lực lượng Cảnh sát biển nói chung và nhiệm vụ phòng chống IUU nói riêng.
Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 đã chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng tuần tra bảo vệ chủ quyền, hỗ trợ, bảo vệ ngư dân và ngăn chặn, xử lý tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép.
Thường xuyên cập nhật, tổng hợp tình hình vi phạm của tàu cá Việt Nam và tàu cá nước ngoài, kết quả thực hiện nhiệm vụ phòng chống IUU của Bộ Tư lệnh Vùng để báo cáo lên các cơ quan cấp trên theo quy định, đồng thời, chủ động đề xuất, kiến nghị các giải pháp thực hiện với Ban Chỉ đạo Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển về phòng chống IUU.
“9 tháng đầu năm, qua công tác theo dõi, nắm tình hình cho thấy, trong vùng biển vịnh Bắc Bộ không có trường hợp tàu cá Việt Nam nào vi phạm vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép bị lực lượng chức năng nước sở tại bắt giữ, xử lý”, - báo cáo của Bộ Tư lệnh Vùng CSB 1 nêu rõ.
Các hoạt động tuần tra liên hợp của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam và Hải cảnh Trung Quốc đóng góp vào việc thực hiện nghiêm túc luật pháp quốc tế, đặc biệt là các quy định trong
Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ, phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước ký ngày 25/12/2000.
Hai bên cũng tin tưởng rằng, các hoạt động tuần tra chung sẽ tạo động lực thúc đẩy mối quan hệ hai nước tiếp tục phát triển, đồng thời, đánh dấu giai đoạn phát triển mới ngày càng tốt đẹp mối quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước nói chung, lực lượng Cảnh sát biển hai nước nói riêng.
Tại cuộc hội đàm cấp cao ngày 31/10 giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bắc Kinh, như Sputnik đã thông tin, đối với vấn đề trên biển, hai nhà lãnh đạo lưu ý đây là vấn đề tồn tại trong quan hệ hai nước, nhưng nhất trí tin tưởng rằng, việc duy trì hòa bình, ổn định trên biển có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của cả hai Đảng, hai nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã đề nghị hai bên tuân thủ nhận thức chung cấp cao, tôn trọng lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhau, giải quyết tranh chấp, bất đồng bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, phát huy tốt các cơ chế đàm phán trên biển, thúc đẩy phân định và bàn bạc về hợp tác phát triển.
Hai bên cần thực hiện đầy đủ, hiệu quả Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), phấn đấu xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) thực chất, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế.